Sivananda Là Gì? Lợi Ích Khi Tập Sivananda – LXFitness

Sivananda yoga là một trong những trường phái yoga lớn trên thế giới. Vậy Sivananda yoga là gì? Trường phái này có những đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé. Bài viết này sẽ tiếp tục mang đến cho bạn những thông tin thú vị về một trường phái yoga mang nhiều ý nghĩa đối với người tập.

1. Định nghĩa về Sivananda Yoga

Theo giáo viên yoga Nguyễn Hiếu thì Sivananda là bộ môn dạy phương pháp yoga cổ điển trong 4 con đường của yoga. Để cá nhân có thể trải nghiệm được trạng thái bình anh và hài hòa trong cơ thể, trong tâm trí, trong tâm hồn.

Các phương pháp yoga hiện đại giúp chúng ta nhấn mạnh vào việc tập trung thực hiện các tư thế về thể chất. Còn Sivananda Yoga cổ điển bao gồm cả hoàn thiện thể chất và tinh thần của chúng ta. Vì yoga có nghĩa là hòa hợp. Khi tâm trí, tâm hồn của chúng ta hòa hợp thì chúng ta sẽ vượt qua được cái tôi, để phát huy tiềm năng của bản thân mình. Và giáo viên yoga Nguyễn Hiếu cũng đưa ra một vài định nghĩa về Sivananda như sau:

    • Yoga là sự chăm sóc cơ thể, chăm sóc cho tâm trí, chăm sóc cho tinh thần. Chứ không phải chỉ để có được một vóc dáng đẹp, một sức khỏe tốt.

    • Yoga giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân của sự đau khổ và tìm ra cách để chữa trị, thoát khỏi nó.

    • Yoga là một hệ thống giáo dục cho cơ thể, trí tuệ, tâm hồn bên trong cơ thể chúng ta.

    • Yoga là một lối sống, một phong cách sống.

    • Yoga là một phổ quát, không phải là một giáo phái và dành riêng cho một nhóm đối tượng nào cả. Mà yoga dành cho tất cả mọi người, bất kỳ ai cũng có thể theo đuổi bộ môn này.

    • Yoga giúp chúng ta đi đến gốc rễ của sự đau khổ, của sự thiếu hiểu biết và kết nối được với tâm hồn của chúng ta. Để chúng ta tìm được sứ mệnh thực sự của chúng ta là ai.

    • Yoga mang tới sự yên bình cho mỗi cá nhân.

    • Yoga là độc nhất.

    • Yoga là sự kỷ luật của bản thân.

    • Yoga là sự sống.
    • Yoga là cuộc sống đơn giản.

    • Yoga là sự điều độ và yoga giúp bạn đối mặt, vượt qua được những căng thẳng hiện đại.

    • Yoga giúp làm lắng dịu cảm xúc.

    • Yoga giúp cân bằng tâm trí, làm mạnh mẽ, làm vững vàng cho tâm trí của chúng ta.

Sivananda Yoga

Sivananda là một bộ môn Yoga cổ điển

2. Sivananda Yoga có nguồn gốc từ đâu?

Sivananda Yoga được người thầy đầu tiên là Swami Sivananda sáng lập ra. Thầy là một vị hiền triết sinh ra ở Ấn Độ. Và cũng là một người thầy thuốc danh giá tại Ấn Độ. 

Sau một thời gian dài chữa bệnh, thầy nhận ra chỉ chữa bệnh về thân thể thì không mang lại sự bình yên cũng như không chữa trị được tận gốc của tâm bệnh. Chính vì vậy, thầy đã sáng lập ra Sivananda Yoga và phát triển nó.

Sau đó, thầy truyền thừa lại cho người thầy thứ hai. Đó là Swami Vishnu Devananda. Và thầy chính là người đã mang Sivananda Yoga tới phương Tây.

Giáo viên Nguyễn Hiếu được học và được truyền thừa lại từ người thầy thứ ba. Đó là thầy Sita Swami. Cho tới nay thì cô vẫn đang đi khắp thế giới để truyền thừa lại về bộ môn yoga cho nhiều người biết tới hơn.

Xem thêm: Tư Thế Thăng Bằng Tay Trong Yoga Như Thế Nào Là Đúng?

Sivananda Yoga

Hai người thầy đầu tiên truyền dạy Sivananda 

3. Sivananda Yoga có đặc điểm gì?

Khi chúng ta luyện tập yoga thì chắc chắn chúng ta sẽ trở nên khỏe hơn, trẻ hơn, đẹp hơn. Và hơn thế nữa, yoga còn mang tới sức khỏe tổng thể từ cơ thể cho tới tâm hồn, trí tuệ. Thêm vào đó, bộ môn còn đưa đến hiểu biết sâu sắc về triết lý sống, định hướng cuộc đời của chúng ta. Để chúng ta tự khám phá được trong quá trình rèn luyện bộ môn Sivananda này.

Sivananda Yoga là trường phái yoga rất phát triển ở phương Tây. Đây là một trong những trường phái luyện tập nhẹ nhàng, dễ dàng duy trì trong cuộc sống của chúng ta. Chủ yếu hướng bạn chú ý tới hơi thở, sự thiền định, định tâm trong tâm hồn và sự an trú trong tâm linh của chúng ta. Để chúng ta tìm được cốt lõi thực sự của sự hạnh phúc, bình an, yêu thương và thanh lọc tâm hồn của chúng ta. Có 6 đặc điểm nổi bật làm nên loại hình Sivananda.

    • Đầu tiên chính là thực hành các tư thế, bao gồm các tư thế nhẹ nhàng, uyển chuyển và linh hoạt. Những tư thế này còn liên kết với tâm trí, hơi thở trong suốt quá trình luyện tập. 

    • Sự thực hành hơi thở. Nếu như các tư thế của bạn đúng nhưng hơi thở thiếu đi sự hài hòa, nhịp nhàng thì bạn chưa thể nhận được tối đa lợi ích. Và nếu bạn có thể kết hợp được các tư thế và hơi thế thì tác dụng mang tới cho ta rất lớn. Hơi thở chiếm tới hơn 90% độ quan trọng. Bạn chỉ cần tĩnh tâm và hòa mình vào hơi thở. 

    • Sự thư giãn, nghỉ ngơi là điều bạn nên ưu tiên mỗi ngày, để giúp bạn nạp năng lượng, giúp cơ thể có khả năng phục hồi về cơ thể và tinh thần. Cuối mỗi buổi tập bạn nên thư giãn 5 – 10 phút.

    • Ăn uống đúng cách. Chế độ dinh dưỡng trong yoga là một yếu tố bạn cần quan tâm. Không quan trọng là bạn ăn bao nhiêu mà là thực đơn bạn ăn gì mỗi ngày. Nếu các thực phẩm bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày thiên về những đồ ăn mang tính chất tự nhiên, ưu tiên thực vật sẽ giúp cho cơ thể chúng ta dễ dàng tiêu hóa. Và truyền tải được năng lượng, duy trì được nguồn năng lượng sống mạnh mẽ hơn là thực phẩm chế biến sẵn.

    • Tư duy tích cực. Nếu một ngày, trong đầu bạn tràn ngập suy nghĩ tiêu cực thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt. Và dẫn tới trầm cảm, tự ti. Do đó, để duy trì nguồn năng lượng tích cực, bạn nên siêng năng tập Sivananda Yoga mỗi ngày. Và cơ thể sẽ tự tiết ra nguồn năng lượng tích cực để hấp dẫn những điều tốt đẹp đến với cuộc đời của bạn

    • Thiền định. Sẽ không có gì khó khăn nếu trong bạn luôn có một cái tâm bình thản. Khi đó, bạn sẽ có một cuộc sống tích cực, lạc quan. Và để đạt được điều này thì cách tốt nhất đó là thiền định.

Và như đã đề cập, Sivananda Yoga tập trung sự hợp nhất của cơ thể – tâm trí – tinh thần cũng như là sự hợp nhất giữa bản ngã cá nhân và vũ trụ, trong đó có bốn con đường mà chúng ta sẽ phải trải qua trong quá trình tập luyện và việc của chúng ta là hợp nhất mọi thứ lại với nhau để tạo ra sức khoẻ, hạnh phúc sự bình yên và tâm trí: Karma Yoga, Bhakti Yoga, Raja Yoga (Hatha Yoga) và Jnana Yoga. Mội con đường sẽ là một quá trình khác nhau và tính chất khác nhau nhưng đều đưa chúng ta về một mục tiêu duy nhất…
1. Karma Yoga, Con Đường của Hành Động
Khi nghe đến hành động chúng ta thường nghĩ đến ngay đến làm việc, tập thể dục, kỹ luật bản thân… đoại loại là vậy, nhưng trong Sivananda Yoga thì hành động không có nghĩa là cá nhân nữa mà hướng đến cộng đồng và lợi ích của mọi người, không nghĩ đến sự tưởng thưởng, lợi lộc mà chúng ta phải tách khỏi những thứ vật chất vô thường mà thay vào đó dâng những thành quả cho Đấng Tối Cao, Karma Yoga giúp bạn thanh lọc trái tim và kiểm soát bản ngã của cá nhân chúng ta.
2. Bhakti Yoga, Con Đường của Tình Yêu Thương
Trong Bhakti Yoga bạn sẽ phải trãi qua một quá trình của sự tập trung lòng thành kính cầu nguyện, thờ phụng và các nghi lễ, phải luông trong tâm thế của sự tự dâng hiến mình cho Đấng Tối Cao, và mục đích cuối cùng của Bhakti Yoga là mở tâm và chuyển hoá những cảm xúc yêu thương thành tình yêu thương tất cả mọi người và mọi thứ trên thế gian này vô điều kiện. Chánh niệm hay đọc mantras tiếng Phạn là một trong những hình thức tập luyện Bhakti Yoga.
3. Raja Yoga và Hatha Yoga – Con đường kiểm soát thân và tâm trí
Khi nghe nói đến Hatha Yoga chắc hẵn có rất nhiều Yogi quá quen thuộc với loại hình này, việc tập luyện Hatha Yoga sẽ mang tính cân bằng giữa ý chí và trí tuệ, và khi chúng ta kiểm soát tuyệt đối chúng thì ý thức của một người sẽ được đánh thức. Kết quả là chúng ta sẽ khám phá ra sự bình an, mãn nguyện sự minh mẫn sáng suốt về trí óc, mục đích sống trở nên rõ ràng hơn. Khi đó bạn sẽ tồn tại trong thế giới của sự duy linh, tôn thần và sự thông suốt. Đây chính là ý nghĩa về mặt tinh thần của Loại hình Hatha Yoga.
4. Jnana Yoga, Yoga của Kiến Thức
Jnana Yoga tập trung chủ yếu sức mạnh của ý chí và trí tuệ, đòi hỏi bạn phải dùng trí tuệ để đặt câu hỏi về mặt bản chất thật của sự vật sự việc đó là gì và bản chất thực tại là gì. Nhưng để đạt được điều này thì các Yogi cần phải có sự tập luyện và thấu đáo các con đường phía trên và kết hợp tất cả lại với nhau thì bạn mới có thể cảm nhận được Jnana Yoga, bởi nếu không có sức mạnh của cơ thể, ý chí, tinh thần, một trái tim rộng mở không vì bản thân và một tình yêu đủ lớn thì chỉ là những suy đoán vu vơ thôi.
Xem thêm: 10 Bài Tập Yoga Giúp Tăng Cường Trí Nhớ Đáng Kinh Ngạc
Sivananda Yoga

Các tư thế trong Sivananda đều nhẹ nhàng, chậm rãi

4. Ai nên tập Sivananda Yoga ?

Sivananda Yoga là sự kết hợp của cơ thể và tâm trí. Và tiếp đến là sự hài hòa giữa tâm hồn của chúng ta. Vậy Sivananda Yoga phù hợp với những ai. Theo Nguyễn Hiếu yoga thì bộ môn này phù hợp với những bạn đến với yoga cùng mong muốn trả lời câu hỏi: tôi là ai, tập yoga để khám phá bản thân mình.

Và Sivananda cũng hoàn toàn phù hợp cho những ai đang muốn thực sự tìm kiếm sự bình yên, sự thanh thản trước những khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống. Nếu bạn nằm trong số này thì Sivananda chính là loại hình yoga dành cho bạn. 

Sivananda Yoga

Sivananda dành cho những ai muốn tìm kiếm sự an bình trong tâm trí

Như vậy, trên đây là định nghĩa, lợi ích nhưng cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong hệ thống Sivananda Yoga. Và từ đây, bạn có thể thấy rằng loại hình này vô cùng màu nhiệm. Và đừng bỏ qua loại hình này khi muốn cải thiện toàn diện từ cơ thể, tâm trí tới tâm hồn.

Hi vọng qua bạn viết bạn sẽ có thêm kiến thức về Yoga, nếu bạn đang tìm kiếm một loại hình mới mẻ, hoặc những người mới tập thì có thể thử Sivananda Yoga nhé. Chúc bạn có những giờ phút vui vẻ từ Yoga.
Xem thêm: Trước Khi Tập Yoga Dance Cần Khởi Động Như Thế Nào?

Rate this post

Viết một bình luận