So sánh bia lon – bia chai – bia hơi – bia bom – bia sệt và thời gian bảo quản bia
THÔNG TIN LIÊN HỆ – TƯ VẤN:
Showroom 1: 89 Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0947.091.028 - 0965.274165
Showroom 2: 2/278 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa, Hà NộiHotline: 09668.35757
89 Khâm Thiên cùng khách hàng tạo dựng niềm tin với đối tác.
Trên thế giới có bao nhiêu loại bia? Câu hỏi mà không ít người đã hỏi và có không ít câu trả lời. Mỗi câu trả lời theo một khía cạnh phân biệt riêng. Nó quả thực quá rộng lớn và nhiều dữ liệu.
Nếu xét về mặt tính chất bia và quy cách đóng gói, đặc tính bia để đi đến sự lựa chọn loại bia và cách bảo quản chúng, hãy cùng 89 Khâm thiên tìm hiểu về: Phân loại bia lon – bia chai – bia hơi – bia bom – bia sệt
SO SÁNH BIA : BIA TƯƠI – BIA SỆT – BIA CÔNG NGHIỆP
BIA HƠI VÀ BIA TƯƠI – BOM BIA
Khái niệm Bia Hơi, bia nhà làm, bia cỏ
Bia Hơi có khác với Bia Tươi? Câu trả lời là thật khó xác định. Bởi lẽ, Bia hơi là một khái niệm của riêng người dân Việt Nam. Có thể thực chất là một loại bia tươi, loại bình dân. Bia “hơi” có lẽ do nó dễ bốc hơi hoặc do có nhiều khí gas “tạo hơi” mạnh.
Hiện nay, bia hơi ở Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu đơn giản, vị và màu sắc thường nhạt, chu trình ngắn. Thời gian lên men bia hơi thường rất ngắn.
Bia hơi sản xuất ở Việt Nam thường do các cớ sở sản xuất nhỏ lẻ hoặc tự phát, còn gọi là bia nhà làm, bia cỏ. Dù uống cũng khá ngon, nhưng thường gây nhức đầu bởi men không được lọc hoặc kiểm soát. Như vậy, có thể coi, bia hơi là một loại bia tươi của người Việt.
Bia tươi là gì?
Bia tươi là bia sản xuất theo cách truyền thống. Còn nguyên chất chưa được thanh trùng (pasteurized). Phần lớn bia tươi cũng không lọc. Bia tươi là khởi đầu mọi loại bia.
Trong bia tươi có thể vẫn còn men bia (yeast). Các men vẫn có thể hoạt động nhưng thường là ở trạng thái ngủ đông do bia được phục vụ lạnh. Hoặc men tiếp tục lên men trong chai sau khi đóng. Bia tươi hầu hết là các loại bia thủ công. Là loại ALE lên men nổi.
Ngày nay, nhiều loại bia tươi của các nhà máy bia cao cấp, họ đã lọc bia. Việc lọc này loại bỏ con men trong đó (để làm bia ổn định, không tiếp tục thay đổi). Với công nghệ hiện đại, điều này không hề làm giảm vị tươi mà còn làm cho bia ngon hơn do lọc bớt các chất không cần thiết. Nhưng nó vẫn là bia nguyên chất không thanh trùng.
Có phải bia tươi là loại bia bom và bom bia chỉ đóng bia tươi?
Không hẳn vậy. Bia tươi được đóng nhiều kiểu. Chai, lon, keg (bom) hay thùng gỗ. Phổ biến nhất trên thị trường là chai và keg. Hầu hết các keg (bom).
Bom bia, còn được gọi là téc hay keg. Là thùng inox, dựng đứng lên, chứa bia. Trong keg có ống hút bia xuống tận đáy, cho nên cần dùng gas để bơm bia lên vòi. Đây là loại bia phổ biến nhất ở các quán bia tươi (beer pub).
Trong các keg bia cao cấp hiện nay, bia tươi thường đã qua lọc men. Có nhiều loai bia chai là bia tươi rất tuyệt vời. Chúng có thể là các bia thầy tu Bỉ, Hà Lan…
Bia tươi để được bao lâu? Cách bảo quản bia tươi
Bia tươi không bảo quản được lâu so với loại đã qua tiệt trùng, chế biến. Thông thường chỉ lưu trữ bia (điều kiện kín trong chai hoặc bom) chỉ vài tháng. Đặc biệt là không để được lâu sau khi bắt đầu dùng. Đối với bom, nên dùng trong 48 tiếng từ khi mở. Với chai cũng vậy. Tuy nhiên cũng có thể chiết bia sang đóng chai và lưu trữ lạnh trong tủ lạnh thêm được khoảng gian ngắn tầm 7 ngày.
Bia tươi không có chất bảo quản. Nên bia phải luôn giữ ở nhiệt độ -10 độ C xuyên suốt trong quá trình vận chuyển. Mặc dù bia bom có thời hạn sử dụng không dài. Để đảm bảo độ lạnh tuyệt đối, bia được đóng bom có độ dày, kích thước lớn. “Bia Bom” hay bom bia: nhìn nó như quả bom đang chờ tháo chốt!
Phục vụ bia tươi
Bia tươi được làm và phục vụ chuẩn thì uống rất ngon. Khác biệt hẳn với các loại bia đã qua thanh trùng. Bia thường có vị đắng hoặc lớp cặn men hoặc các vởn “đám mây”. Bia thường được rót ra từ vòi bia (từ thùng chứa lớn).
Bia bom là sản phẩm được đóng gói một cách chỉn chu, thể hiện đẳng cấp và sự sang trọng. Đây là một món quà hoàn toàn phù hợp trong những dịp đặc biệt như chúc tết, quà sinh nhật,…
BIA SỆT
Bia sệt hay còn gọi là bia tuyết. Là loại bia được làm lạnh bằng phương pháp ướp lạnh phun sương đặc biệt. Ướp lạnh tạo lớp tuyết bao phủ bên ngoài chai bia. Còn chất bia được ướp đông lạnh đạt ngưỡng trung gian giữa chất lỏng và đông cứng. Nó thành một thứ hơi sệt sệt, không đông cũng không lỏng. Sau khi khui chai, chỉ cần 1 tác động nhẹ, bia xuất hiện các tinh thể tuyết từ miệng chai tới đáy. Vì thế mà gọi là bia sệt.
Loại bia này là các bia chai, bia lon được để lạnh trong tủ đặc biệt. Bia này uống rất lạnh, tạo cảm giác lạnh cho người uống.
BIA LON VÀ BIA CHAI
Bia chai và lon đa số là bia đã qua thanh trùng hoặc tiệt trùng. Bia chai hay lon vốn dĩ cũng là bia tươi sau khi chế biến ra được thành phẩm. Khâu xử lý thường bằng công nghiệp. Bởi vậy bia lon và chai được cho là tên gọi chung của bia công nghiệp. Chúng vô cùng phổ biến. Bia đóng chai và lon lưu trữ được rất lâu dài khi còn niêm phong. Dung tích lon và chai thường là 330 ml, 500ml, 750ml.
So sánh bia: Bia Chai
Có thể thấy, từ lâu các nhà sản xuất đã sử dụng chai để bảo quản và bán lẻ bia. Khi xuất xưởng, bia chai còn được bơm một lớp cặn nấm mem mỏng. Qúa trình này nhằm để bia bắt đầu quá trình lên men phụ trong chai. Đồng thời, đảm bảo hương vị tốt nhất khi thưởng thức. Đặc biệt là dòng bia Hoegaarden sẽ thấy rõ nhất. Cặn bia thường rất dàng nhận thấy bằng mắt thường. Đây là điểm đặc trưng giúp dòng bia này có thể lưu trữ hương vị một cách lâu dài nhất.
Hầu hết các chai bia đều làm bằng thủy tinh màu nâu, xanh lá cây hoặc trong suốt. Tất cả với mục đích ngăn tia cực tím từ ánh sáng mặt trời chiếu vào một cách trực tiếp. Sử dụng bia chai sẽ có lợi hơn tại các quán nhậu, nhà hàng. Giá thành của bia chai rẻ hơn nhiều so với bia lon.
Đánh giá về ưu điểm của bia chai
“Ở Châu Á, chai thường được khách hàng cho rằng có chất lượng cao hơn so với lon,” anh Pemberton. Loc Truong đến từ East West Brewing: “Chai làm cho bia khi đổ ra giữ được vị lạnh lâu hơn.”
Với Tê Tê Craft Beer, việc đóng chai là ‘lớp áo’ của thương hiệu. “Đóng chai giúp nâng tầm trải nghiệm sản phẩm hơn,” Tobias giải thích. Mischa Smith cũng bổ sung thêm, “Chai bia sẽ thu hút khách hàng nếu tận dụng tốt việc thiết kế.”
Đánh giá về hạn chế của bia chai
Khi được hỏi về hạn chế của bia chai. Hầu hết những câu trả lời chúng tôi nhận đều xoay quanh việc ánh sáng và oxy hóa. “Chai thủy tinh luôn dễ bị ảnh hưởng dưới ánh sáng mặt trời hơn so với lon thiếc. Thậm chí còn chưa kể đến thủy tinh là nguyên liệu kém thân thiện với môi trường,” Mischa nhận định.
Platinum Beer bổ sung: “Chai thủy tinh thường rất nặng và dễ vỡ. Nếu chúng không được đóng chai hay niêm phong đúng cách, khí oxy từ bên ngoài sẽ làm hỏng bia.” Đóng chai thường tốn nhiều chi phí và khó kiểm soát vị bia hơn.
“Tuy nhiên những hạn chế này đều có thể tránh được nếu như có thể đóng chai đúng cách. Thậm chí bạn có thể bảo quản chúng đến 6 tháng. Thật may vì chúng tôi đã học được bí quyết này từ một vài tháng trước và rất hài lòng.” – ông chủ Heart Of Darkness tự hào.
So sánh bia: Bia Lon
Cũng giống như bia chai, tuy nhiên là đựng trong lon bằng kim loại. Trước đây thì bia lon thường được coi là không ngon bằng bia chai. Do kim loại đựng bia không tốt bằng thủy tinh.
Tuy nhiên giờ công nghệ bia lon khá cao và lon có thể giữ hương vị bia rất tốt. Lon bia có lợi thế là sau khi uống thì rất nhẹ, dễ dập bẹp để tái chế. Đồng thời không sợ vỡ chai như thủy tinh.
Sẽ có một số định kiến tiêu cực về bia lon. Vì người ta nghĩ rằng bia lon có chứa vị kim loại làm ảnh hưởng đến việc thưởng thức bia. Ngay từ đầu, bia được đựng trong các thùng đựng chuyên dụng hoặc chai chứ không phải lon (kim loại). Kể từ khi có các dòng bia lon xuất hiện thì có nhiều định kiến như thế này xuất hiện.
Lon nhôm không ảnh hưởng đến vị bia
Thực tế, không có bất kỳ vị kim loại nào ở đây cả. Việc chúng ta uống trực tiếp từ lon, khứu giác sẽ tiếp xúc trực tiếp với mùi kim loại. Nên chúng ta thường có cảm nhận đó khi uống. Cảm giác như đang vừa uống bia, vừa để cục kim loại sát bên. Bia lon rất tiện lợi. Chúng ta có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng nên phù hợp cho việc tiếp khách tại nhà.
Vậy tóm lại, việc sử dụng bia chai hoặc lon không tác động quá nhiều vào chất lượng bia. Bia chai, bia lon có hạn dùng dài thường từ 6 tháng đến cả năm.
Đánh giá về ưu điểm của bia lon
Giám đốc Michael Sakkers giải thích rằng lon thiếc giữ cho bia được tươi mát lâu hơn.
“Chúng tôi muốn bắt đầu sử dụng lon thiếc vì chúng sạch, rẻ và thân thiện với môi trường. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường ảnh hưởng xấu tới vị bia. Với lon thiếc, chúng tôi sẽ ít phải đau đầu vì vấn đề này hơn.” Đồng thời lon bia dẫn nhiệt nhanh nên ướp lạnh nhanh hơn. Thuận tiện hơn cho tiệc. Việc vận chuyển cũng dễ dàng, không sợ bể vỡ. Sự nhỏ gọn tiện lợi.
Ưu điểm tiếp theo rõ ràng đến từ sự tiện lợi của bia lon do kích thước nhỏ. Nó không yêu cầu bất kỳ công cụ bổ sung nào khi vận chuyển. “Bạn có thể xếp chúng vào tủ lạnh, vào ba lô hoặc thậm chí là thùng đá. Một điểm cộng là chúng rất dễ làm lạnh nữa”– anh Mark từ Platinum Beers.
Lon nhôm bảo quản bia được lâu hơn, dễ ướp lạnh hơn
“Lon thiếc thực sự giúp bảo quản bia khá lâu. Chiếc lon đóng vai trò như là một cái khiên bảo vệ quan trọng. Vì ánh sáng mặt trời có thể phá hủy cấu trúc trong hoa bia. Quá trình đóng lon cũng hoạt động tốt hơn về mặt lấy oxy. Tuy nhiên đây cũng không phải là mối lo khá lớn. Nếu một xưởng bia có quy trình đóng chai tốt” – anh John nhấn mạnh.
Phân loại bia: Hạn chế của bia lon
Nhiều nhà máy bia ở Việt Nam thường đánh giá cao sự tiện lợi của bia lon. Sau khi tìm hiểu, các ‘ông lớn’ của các hãng bia khá lo ngại. Vì khách địa phương hay cho rằng bia lon chất lượng kém hơn bia chai.
Một số quan điểm còn cho rằng bia lon có vị kim loại. Trong quá trình làm lon, sẽ luôn có một lớp polyme mỏng được phủ bên trong mặt lon. Cách đóng lon vẫn hạn chế các mùi vị thật của bia khi thưởng thức.
Hơn nữa, một điểm hạn chế của bia lon chính là khâu đóng lon ban đầu. Việc in ấn thường mang rủi ro nhất định do vấn đề về chất lượng in. Rooster Beer cho rằng: “Quá trình đầu tư ban đầu cho khâu đóng lon rất lớn. Vì bạn phải in hàng loạt. Đây sẽ là một tổn thất khá lớn nếu có bất kỳ vấn đề nào trong việc in ấn.”
SO SÁNH BIA: BIA TƯƠI VÀ BIA CÔNG NGHIỆP
So Sánh Về Nguyên Liệu Làm Bia
So sánh bia – Nguyên liệu cơ bản làm bia tươi và mọi loại bia nói chung. Hầu hết tất cả các loại bia công nghiệp, bia tươi hay bia thủ công đều có nguyên liệu nấu bia chung là ngũ cốc, hoa bia, nước và men bia.
Tùy vào loại bia mà các nguyên liệu này khác nhau. Việc so sánh bia theo Nguyên liệu làm bia sẽ không nói lên được rốt cục đó là bia tươi hay bia được lọc. Chỉ có thể khẳng định đó là Ale hay lager mà thôi.
Ngũ cốc làm bia
Ngũ cốc làm bia chủ yếu được chọn là lúa mạch (Malt). Một số chọn lúa mì (Bia lúa mì). Hoặc gạo thơm (Bia Lào). sau khi được thu hoạch về sẽ được kích thích cho hạt ngũ cốc nảy mầm. Ban đầu hạt thường có độ ẩm 10-12% sau khi ngâm trong nước độ ẩm tăng lên khoảng 45%, khiến chúng nảy mầm, mọc rễ và phát triển.
Quá trình nảy mầm được dừng lại, các hạt được sấy khô trong các lò nung hoặc nướng. Đây là thành phần chính cung cấp dịch đường, chất albumin và một số chất khác. Phụ thuộc vào mức độ quá trình sấy mà lúa mạch (malt) sẽ có các màu sắc khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến màu sắc cũng như hương vị khi nấu bia.
Hoa bia
Hoa bia (tiếng Pháp gọi là Houblon. Tviếng Anh gọi là Hops) là nguyên liệu cơ bản sau malt. Hoa bia cho bia có hương thơm cùng vị đắng dịu đặc trưng, làm tăng khả năng tạo, giữ bọt làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm.
Có hàng chục chủng hoa Hops khác nhau. Mỗi một chủng lại có hương vị độc đáo riêng nhưng tất cả đều có điểm chung là có vị đắng. Một số chủng hoa có vị đắng rất mạnh, nhưng một số khác thì đắng dịu hơn và chủ yếu là hương thơm đặc biệt. Ngoài vị đắng đặc trưng, hoa houblon còn có hàm lượng tinh dầu lớn, có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt.
Men bia
Men bia là một nguyên liệu quan trọng không thể thiếu khi nấu bia craft có tác dụng lên men đường tạo cồn etylic (C2H5OH) và oxit cacbon (CO2). Tùy vào giống men bia có thể sản xuất ra các loại bia khác nhau. Có hai giống chính là men làm ale: Saccharomyces cerevisiae. Và men lager: Saccharomyces carlsbergensis. Cũng có nhiều giống men địa phương khác tùy theo loại bia và truyền thống nhà sản xuất.
Nguồn nước làm bia
Thành phần chính của bia là nước (chiếm từ 80 – 90%) nên nguồn nước và các tính chất của nó có ảnh hưởng rất quan trọng tới các đặc trưng của bia. Bia chịu ảnh hưởng hoặc thậm chí được xác định theo đặc trưng của nguồn nước trong khu vực sản xuất.
Không phải nước ở đâu cũng làm được bia . Tùy vào độ nước cứng hay mềm, tinh khiết hay không. Sự ảnh hưởng của các loại khoáng chất hòa tan trong nước làm thay đổi tính chất cũng như hương vị bia, nhưng theo quy tắc chung thì nước cứng phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia sẫm màu như bia đen, trong khi nước mềm phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia có màu sáng.
So Sánh Về quy trình làm bia
Quy trình sản xuất tương đối giống nhau. Chỉ khác thời gian lên men và đến bước gần cuối, trước khi đóng chai. Với bia công nghiệp có thêm bước lọc thanh trùng. Bia tươi thì không thanh trùng, vẫn còn con men trong bia tươi.
Sự khác biệt rõ ràng bởi công nghệ cũng như quy trình, công đoạn sản xuất ra mỗi loại sẽ cho ra các dòng bia khác nhau.
Thông qua việc các nhà máy nuôi cấy men tinh khiết, đảm bảo men vẫn nguyên chất và không thay đổi để có một hương vị bia đặc biệt của từng loại.
Trong quá trình lên men kéo dài khoảng 7 đến 10 ngày sẽ có hiện tượng nổi bọt xuất hiện trên đỉnh của bia.
So sánh bia: Công đoạn làm bia khác nhau:
Bia tươi:
Khi quá trình lên men kết thúc, men được loại bỏ bằng gạn lắng cặn hoặc được lọc vi sinh hoặc không lọc. Chúng được đóng vào các vật chứa lớn, tạo thành bia phục vụ người tiêu dùng. Trong quá trình lên men và ủ bia không có bất kỳ chất bảo quản nào.
Với bia chai và lon công nghiệp:
Quá trình lên men của bia chai, bia lon lâu hơn bia hơi và bia tươi. Trong quá trình sản xuất bia lon và bia chai thông qua việc lên men đúng tiêu chuẩn nhất định thì từ một đến ba tuần. Thời gian dài hơn lên men bia tươi.
Bia được bảo quản lạnh và sau đó được lọc một hoặc hai lần trước khi nó sẵn sàng để đóng chai hoặc đóng lon. Trước khi bia được đóng gói sẽ được tiệt trùng bằng nhiệt hoặc được lọc vi sinh.
So Sánh Về Thời Gian Bảo Quản Bia
Bia lon có thời gian bảo quản lâu nhất. Thường 1 năm. Nếu bảo quản lạnh có thể đến hai năm.
Bia chai thường 9 tháng đến 1 năm
Bia Sệt: nếu để trong tủ đông thì không phải vấn đề về thời gian. Khi đã đưa ra khỏi tủ: chỉ vài giờ sau nó không còn là bia sệt nữa.
Bia tươi:
– Loại bia tươi cao cấp đóng thùng/bom/keg thường 4 – 6 tháng khi chưa khui. Sau khi đã khui thùng thì trong vòng 3 ngày.
– Với loại bia tươi (bia hơi) thủ công đóng chai thủ công nhỏ lẻ thì nên dùng trong vòng 24 giờ. Bảo quản lạnh sẽ được khoảng 36 giờ.
So sánh Lợi ích của các loại bia
Các loại bia lon, bia chai, bia tươi và bia sệt đều có những lợi ích nhất định cho sức khỏe.
Bia tươi luôn là thứ cho các quán bia đông người hay hội tiệc có lượng tiêu thụ bia lớn trong ngày.
Bia lon và bia chai đều có thành phần và thời hạn sử dụng như nhau. Vì vậy, chất lượng sản phẩm cũng như nhau. Tuy nhiên, sử dụng bia chai sẽ có lợi hơn tại các quán, nhà hàng vì giá thành rẻ hơn nhiều so với bia lon. (Do chai có thể tái sử dụng dẫn đến giá rẻ hơn).
Còn đối với bia lon. Nó luôn là ưu tiên số 1 cho tính tiện lợi trong sử dụng và dễ dàng mua tại các cửa hàng. Phù hợp cho việc tiếp khách tại nhà, mang theo, ngoài trời.
THÔNG TIN LIÊN HỆ – TƯ VẤN
Sản phẩm được nhập khẩu nguyên thùng. Tại Việt Nam, có tại: 89 Khâm Thiên
RƯỢU BIA NHẬP KHẨU 89 KHÂM THIÊN
Showroom 1: 89 Khâm Thiên, Quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0947.091.028 - 0965.274165
Showroom 2: 2/278 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa, Hà NộiHotline: 09668.35757
89 Khâm Thiên cùng khách hàng tạo dựng niềm tin với đối tác.