So sánh luật quốc tế và luật quốc gia? Luật quốc gia và luật quốc tế đều là hệ thống những nguyên tắc quy phạm pháp luật được nhiều quốc gia và nhiều chủ thể tham gia quy phạm pháp luật xây dựng. Mặc dù vậy chúng vẫn có những điểm đặc thù khác nhau. Trong bài viết này, Luật Hùng Sơn sẽ giúp các bạn so sánh pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, cùng theo dõi nhé!
Quảng cáo
Luật quốc tế là gì?
Luật quốc tế có thể hiểu là tổng thể những nguyên tắc, những quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh, thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau trong những trường hợp cần thiết cần thiết luật quốc tế được bảo đảm thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể luật quốc tế thi hành hoặc bằng sức đấu tranh của nhân dân cùng dư luận tiến bộ Thế giới.
Luật quốc gia là gì?
Luật quốc gia được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau và được phân định thành những chế định pháp luật, các ngành luật. Chúng được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo các trình tự thủ tục và hình thức nhất định. Theo đó, luật quốc gia được xây dựng dựa trên cơ sở ý chí của nhà nước sở tại và không có sự tự nguyện.
Điểm giống nhau giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Như đã đề cập ở trên, luật quốc tế và luật quốc gia đều là hệ thống những nguyên tắc quy phạm pháp luật đã được các quốc gia và chủ thể tham gia quy phạm pháp luật xây dựng.
Điểm khác nhau luật quốc tế và luật quốc gia
Dưới đây là những tiêu chí cơ bản để các bạn thấy rõ sự khác nhau giữa luật quốc tế và luật quốc gia:
Về mục đích
Luật quốc tế được sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Còn luật quốc gia được sử dụng với mục đích điều chỉnh các quan hệ trong phạm vi quốc gia.
Về đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh pháp luật quốc tế điều chỉnh những mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, đồng thời điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống sinh hoạt quốc tế giữa nhiều chủ thể với nhau. Còn Luật quốc gia điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ phạm vi lãnh thổ.
Về chủ thể
Chủ thể của luật quốc tế là những quốc gia có chủ quyền, những dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, nhiều tổ chức liên chính phủ và các chủ thể khác. Còn đối với chủ thể luật quốc gia là thể nhân, pháp nhân và nhà nước tham gia với tư cách là chủ thể nhất là khi nhà nước là 1 bên trong quan hệ.
Về trình tự xây dựng pháp luật
Trình tự xây dựng pháp luật luật quốc tế bởi không có cơ quan lập pháp nên khi xây dựng những quy phạm thành văn hoặc bất thành văn chủ yếu là do sự thỏa thuận giữa những chủ thể có chủ quyền quốc gia. Còn đối với trình tự xây dựng pháp luật luật quốc gia bởi cơ quan lập pháp của quốc gia đó xây dựng.
Về biện pháp bảo đảm thi hành
Đối với luật quốc tế thì không tồn tại cơ quan chuyên biệt để có thể đảm bảo thi hành và không có bộ máy cưỡng chế tập trung thường trực mà chỉ có một số biện pháp cưỡng chế mang tính tự cưỡng chế nhất định dưới hình thức riêng rẽ hoặc tập thể. Còn đối với biện pháp bảo đảm thi hành của Luật quốc gia là những cơ quan chuyên biệt như là: quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù…
Về phương pháp điều chỉnh
Những ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế thì chỉ có 1 phương pháp điều chỉnh đó là sự thỏa thuận. Đối với luật quốc gia thì những ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia lại có phương pháp điều chỉnh khác nhau.
Quảng cáo
Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia
Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia mặc dù là vấn đề lý luận truyền thống của luật quốc tế tuy nhiên vẫn đồng thời mang tính thời sự sâu sắc đối với từng quốc gia trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cũng như phát triển pháp luật. Đối với khoa học pháp lý truyền thống đã có 1số học thuyết tiêu biểu xem xét về mối quan hệ này.
-
Thuyết nhất nguyên luận có xuất phát điểm từ nguyên lý của trường phái “Pháp luật tự nhiên” về việc quan niệm pháp luật là hệ thống thống nhất, bao gồm trong đó hai bô phận là luật quốc tế và luật quốc gia. Những quy phạm của hai bộ phận này được xếp theo thứ bậc trên, dưới. Học thuyết này chia thành hai trường phái là trường phái ưu tiên luật quốc tế và ưu tiên luật quốc giã.
Thuyết nhị nguyên luận, quan niệm luật quốc gia và luật quốc tế là 2 hệ thống luật khác nhau, tồn tại độc lập và tồn tại giữa chúng không có mối quan hệ qua lại.
Đó là những học thuyết thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá rõ ràng về mối quan hệ giữa 2 hệ thống luật còn phiến diện. Do sự tiếp cận khoa học và hiện đại về mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế phải bằng việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận, song song với đó chỉ ra được tính chất của sự tác động qua lại giữa 2 hệ thống luật với nhau.
Cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế được hình thành từ sự thống nhất 2 chức năng đối ngoại và đối nội trong hoạt động của nhà nước; từ 1 số chức năng chung của 2 hệ thống luật trong quá trình điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật mà quốc gia là chủ thể; từ đó việc tham gia vào các quan hệ pháp luật sẽ có tính chất khác nhau của nhà nước để phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc, song song với đó vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, không thể có sự tách biệt giữa 2 hệ thống luật mà ngược lại, trên thực tế đã tất yếu hình thành mối quan hệ biện chứng giữa chúng, trong đó:
Luật quốc gia có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của luật quốc tế
Bản chất quá trình xây dựng những quy phạm luật quốc tế mà nhiều quốc gia tiến hành bằng phương thức thoả thuận là quá trình đưa ý chí quốc gia vào trong nội dung của luật quốc tế. Chính ý chí này phản ánh tương quan lực lượng và tương quan lợi ích của nhiều quốc gia, bởi vậy, lợi ích quốc gia đã trở thành điều kiện cơ bản cho nhu cầu hợp tác và phát triển luật quốc tế. Bên cạnh đó, trong lịch sử hình thành và phát triển luật quốc tế, rất nhiều quy phạm của Luật nhân đạo quốc tế, Luật ngoại giao, lãnh sự hay nhiều nguyên tắc của luật quốc tế có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm và quan niệm của luật quốc gia.
Luật quốc tế có tác động tích cực để phát triển và hoàn thiện luật quốc gia
Tính chất tác động của luật quốc tế với luật quốc gia được đánh giá thông qua thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế, các tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở các hoạt động cụ thể, chẳng hạn nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định của luật quốc gia thích hợp với những cam kết quốc tế của chính quốc gia đó. Ngoài ra, luật quốc tế còn tác động tới luật quốc gia qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý ở mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa 2 hệ thống khi điều chỉnh các vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia.
Hiện nay, việc vận dụng lý luận khoa học pháp lý hiện đại về các mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế vào thực tiễn pháp lý của từng quốc gia không có sự đồng nhất về cách tiếp cận.
Tại Việt Nam, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc gia và pháp luật quốc tế bằng việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế hiện đang có hiệu lực đối với Việt Nam và pháp luật Việt Nam hiện cũng đang là vấn đề thời sự. Trong bối cảnh của công cuộc cải cách, việc mở cửa tại Việt Nam, điều ước quốc tế trở thành công cụ pháp lý chủ yếu, việc điều chỉnh hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tế toàn diện của Việt Nam với nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Từ năm 1990 quay trở lại đây, số lượng những điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập mỗi lúc một nhiều, làm tăng lên đáng kể những cam kết quốc tế và những nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế đối với Việt Nam. Việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế đã ghi nhận trong điều ước quốc tế hiện nay đòi hỏi phải có sự hiện diện 1 khung pháp luật quốc gia về điều ước quốc tế phù hợp, để có thể tạo cơ sở cũng như những đảm bảo thực tế cho quá trình thực thi các thoả thuận quốc tế tại Việt Nam.
Trong những văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam đều thể hiện quan điểm của nhà nước Việt Nam khi tuân thủ nghiêm chỉnh tuân thủ và tôn trọng các nghĩa vụ và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã chính thức ràng buộc, dựa trên cơ sở của nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại, hợp tác cùng phát triển.
Cho dù hiện tại, pháp luật Việt Nam về điều ước quốc tế vẫn chưa xác định rõ ràng vị trí của điều ước quốc tế bên trong hệ thống pháp luật quốc gia, tuy nhiên trong những văn bản pháp luật, hiệu lực thi hành của điều ước quốc tế khi Việt Nam hiện là thành viên vẫn được đảm bảo bởi việc thừa nhận ưu thế của điều ước quốc tế trong tương quan đối với pháp luật Việt Nam.
Trong nhiều quan hệ điều ước quốc tế thuộc các lĩnh vực hợp tác chuyên môn, như là lĩnh vực về quyền con người, hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, môi trường, … việc xử lý để hài hoà hoá các quy phạm của điều ước đối với quy phạm của luật Việt Nam được tiến hành thông qua hoạt động lập pháp của Quốc hội và những cơ quan có thẩm quyền.
Bài viết trên đây là những so sánh pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Chắc hẳn các bạn đã biết rõ về pháp luật quốc gia và quốc tế. Đừng quên truy cập vào website https://luathungson.vn/ để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn về vấn đề này nhé!
Vui lòng đánh giá!