A. Kiến thức trọng tâm
I. Phó từ là gì?
Ví dụ:
a) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Phó từ:
- “Đã” bổ sung cho “đi”
- “Cùng” bổ sung cho “ra”
- “Vẫn chưa” bổ sung cho “thấy”
- “Thật” bổ sung cho “lỗi lạc”.
b) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.
Phó từ:
- “Được” bổ sung cho “soi”
- “Rất” bổ sung cho “ ưa nhìn”
- “Ra” bổ sung cho “to”
- “Rất” bổ sung cho “bướng”.
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
II. Các loại phó từ.
a) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
- Phó từ: “lắm” bổ sung cho “ chóng lớn”.
b) Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào…Anh phải sợ…
- Phó từ: “đừng, vào” bổ sung cho “Trêu”
c) Không trông thấy tôi, những chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.
- Phó từ: “không, đã, đang” bổ sung cho “ trông thấy”, “trông thấy”. “loay hoay”.
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
Đã, đang
Chỉ mức độ
Thật, rất
Lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Cũng, vẫn
Chỉ sự phủ định
Không, chưa
Chỉ sự cầu khiến
Đừng
Chỉ kết quả và hướng
Vào, ra
Chỉ khả năng
Được
- Phó từ gồm có hai loại lớn
- Phó từ đứng trước động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, nêu ở động từ hoặc tính từ như: Quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ: thường bổ sung một số ý nghĩa như: Mức độ, khả năng, kết quả và hướng.