Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn bài: Tức cảnh Pác Bó. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt rất nổi tiếng của Bác Hồ được sáng tác trong thời gian Bác hoạt động cách mạng ở Pác Bó – Cao Bằng. Các em hãy tham khảo những hướng dẫn dưới đây để chuẩn bị văn bản thật tốt trước khi lên lớp nhé!
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Vào tháng 2 – 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ đã trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó, một hang núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung (thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng); thường phải ăn cháo ngô, măng rừng thay cơm; bàn làm việc là một phiến đá bên bờ suối cạnh hang (được Người đặt tên là suối Lê – nin). Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ được Bác sáng tác trong thời gian này.
* Thể thơ: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Thể thơ này chỉ có một khổ thơ, gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ rất nổi tiếng ở Trung Quốc.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
* Một số bài thơ thuộc thể loại này đã được học là: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng,…
Câu 2:
* Giọng điệu chung của bài thơ là giọng dí dỏm, vui tươi pha chút hài hước.
* Mặc dù cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng Người vẫn cho đó là “sang”. Bởi vì với Bác, niềm vui lớn nhất là được làm cách mạng, được cống hiến cho dân, cho nước.
=> Qua đó, chúng ta có thể thấy cuộc sống của Người thật thư thái, ung dung, say mê công việc nhưng vẫn không quên những giây phút hòa hợp với thiên nhiên. Bài thơ cho thấy nhân cách cao đẹp và sự hi sinh thầm lặng của Người cho nước nhà.
Câu 3:
Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Sự khác nhau của hai “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Bác Hồ:
- “Thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ đang bất lực trước thực tế xã hội, muốn “lánh đục về trong”, muốn tìm đến một cuộc sống “an bần lạc đạo”.
- “Thú lâm tuyền” ở Hồ Chí Minh vẫn gắn với con người hành động và con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ, nhưng trên thực tế, đó là một người chiến sĩ, một nhà hoạt động cách mạng đang tận tâm, tận lực vì độc lập tự do của dân tộc.
3.5/5 – (2 bình chọn)