“1 lớp lót 2 lớp phủ” là kỹ thuật thi công sơn nước được khuyến nghị hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên nhiều người lại không nắm rõ cũng như không biết hết thông tin về “1 lớp lót” kia. Đây không chỉ là lớp sơn lót trắng thông thường mà chính là lớp sơn lót chống kiềm có tác dụng đặc biệt trong hệ thống sơn nhà.
I. Vậy sơn lót chống kiềm là gì?
Trước hết sơn lót chống kiềm là loại sơn có màu trắng được dùng để phủ bề mặt tường làm lớp nền trước khi thi công lớp sơn màu trang trí. Sơn lót chống kiếm đúng như tên gọi của nó, có tác dụng chính là chống kiềm, chống nấm mốc cho tường nhà.
Tại sao sơn lót chống kiềm lại có khả năng chống kiềm? Điều này chắc chắn phải nhắc đến các thành phần cấu tạo của sơn lót chống kiềm rồi.
Nhưng trước hết ta nên tìm hiểu đôi chút về “kiềm”.
Kiềm còn có tên gọi khác là Bazơ. Nó được tìm thấy trong những nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là ở những ngôi nhà cao ốc mới xây. Có một điều bạn cần biết đó là độ ẩm tăng sẽ khiến “kiềm” cũng tăng theo, chúng có tỉ lệ thuận với nhau.
“Độ kiềm” được tính theo thang đo pH, nếu như pH= 7 trung tính, khi pH < 7 tính axit, còn trong trường hợp pH >7 đã có tính bazơ và pH nằm trong khoảng từ 7-14. Đây chính là cách xác định “tính kiềm”.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. “Tính kiềm” làm cho bề mặt sơn phủ trang trí bị loang màu, ố vàng, rêu mốc, hư hỏng, bị phấn hóa và nặng hơn là khiến lớp sơn phủ bị bong tróc. Chính vì vậy, các thương hiệu sơn đã sản xuất nên “sơn lót chống kiềm” để khắc chế tính bazơ từ đó có thể kháng kiềm hiệu quả.
II. Thành phần chinh có trong một thùng sơn lót chống kiềm
1. Tinh màu
Thành phần trước tiên mà chúng ta nhắc đến trong sơn chống kiềm đó chính là tinh màu:
- Tinh màu gốc: Bao gồm những Tinh màu có tác dụng làm sơn trắng như màu của sơn lót chống kiềm và tạo độ phủ (Titanium Dioxide rất đắt). Đúng như tên gọi của thành phần này, tác dụng của nó chính là tạo nên màu sắc, đồng thời giúp độ phủ của sơn qua sự hấp thụ ánh sáng.
- Tinh màu phụ: Một thành phần sơn chống kiềm nữa cũng được gọi là tinh màu đó là loại phụ. Đây là một số chất giúp giảm dơ bẩn có thể gọi với cái tên là Aluminum Silicates, chất diatomaceous khống chế độ bóng trong sơn và verni, chất chống rêu mốc Zinc Oxide chống rêu mốc, chất tạo cho sơn cứng Silaca and silicates, ngăn bào mòn và hoen ố.
2. Chất liên kết
Nguồn gốc chủ yếu của chất liên kết là nhựa cây. Đây là thành phần của sơn chống kiềm giúp liên kết các tinh màu gốc có trong sơn và tinh màu phụ. Ngoài ra công dụng của nó cũng giúp dàn trải tạo thành màng sơn cứng.
3. Dung môi
Là thành phần hòa quyện các thành phần với nhau để dễ thi công hơn. Dung môi thường là nước (sơn gốc nước), sơn gốc dầu, dầu – xăng thơm…
4. Phụ gia
Thành phần cuối cùng của sơn chống kiềm chính là phụ gia. Nó gồm các chất có tác dụng như: chất nhờn làm giảm độ lắng của các phân tử màu, chống văng sơn, chất kháng vi khuẩn giúp sơn giữ được lâu, chất chống bọt hình thành khi pha chế sơn, quậy sơn, chống rêu mốc sinh sản trên bề mặt.
III. Tác dụng của sơn lót chống kiềm
Sơn lót chống kiềm là loại sơn rất quan trong trong quy trình sơn nhà. Đây là lớp sơn không thể thiếu nếu bạn muốn bảo vệ tường nhà một cách tốt nhất, đặc biệt là đối với các công trình sơn cao cấp.
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của sơn lót chống kiềm, chúng ta cùng điểm qua những ưu điểm vượt trội mà sơn lót chống kiềm mang lại như sau:
- Sơn lót chống kiềm được ví như lớp băng keo hai mặt giúp tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ màu trang trí.
- Tạo bề mặt đồng nhất, tránh lệch màu khi thi công sơn phủ hoàn thiện.
- Góp phần tiết kiệm lượng sơn phủ màu vì tường đã sơn lót không bị lớp bột trét hoặc lớp xi măng khô hút sơn phủ.
- Kháng kiềm, chống phấn hóa, chống nấm mốc giúp tăng cao tuổi thọ cho lớp sơn phủ.
- Tăng cường khả năng chống thấm cho công trình.
Từ những ưu điểm trên chắc hẳn mọi người đã biết tác dụng của sơn lót chống kiềm là gì rồi đúng không. Chính vì vậy, đừng xem nhẹ lớp sơn lót này nhé. Nó là lớp sơn rất cần thiết nếu bạn muốn bảo vệ ngôi nhà của mình một cách toàn diện nhất.
IV. Những câu hỏi liên quan đến sơn lót chống kiềm
Trong quá trình thi công sơn nhà, tongkhoson.com đã gặp rất nhiều những câu hỏi liên quan đến việc nên hay không nên sử dụng sơn lót chống kiềm. Một lần nữa để mọi người hiểu hơn về tác dụng và tầm quan trọng của sơn lót chống kiềm chúng ta cùng xem qua vài câu hỏi thực tế từ chính những gia chủ đã từng thắc mắc nhé.
1. Có cần thiết phải sơn lót chống kiềm không?
Đây là bước thi công mà nhiều gia chủ vì không nắm bắt được các quy trình thi công sơn nhà đạt chuẩn nên đã sơ ý bỏ qua. Nhiều gia chủ cho rằng đây là lớp sơn không cần thiết hoặc bị thầu thợ thi công sơn tư vấn sai lệch nhằm trục lợi hay chăng nhà sản xuất sơn nước đã không tính toán hoặc tính toán thừa về sản phẩm sơn lót chống kiềm này. Chắc chắn là không rồi, với những tác dụng của sơn lót chống kiềm bên trên, đây là loại sơn thực sự hữu ích cho ngôi nhà của bạn đúng không nào? Hãy chú ý, việc sử dụng sơn lót chống kiềm cho tường nhà là rất cần thiết và quan trọng.
2. Nếu không dùng sơn lót chống kiềm thì tác hại như thế nào?
Câu hỏi này rất đơn giản để trả lời. Như các bạn đã thấy ở trên chúng tôi đã nhắc đến tác dụng của sơn lót chống kiềm, vì vậy tác hại của việc không sử dụng sơn lót chống kiếm chính là những điều ngược lại củ thể như sau:
- Tốn nhiều sơn phủ hơn
- Các lớp phủ mau có thể không đồng đều
- Công trình dễ bị các loại vi khuẩn và nấm mốc tấn công
- Kết cấu bên trong của bức tường sẽ nhanh chóng bị phá vỡ
- Tuổi thọ công trình sẽ giảm đi rất nhiều
- Tốn nhiều chi phí để tu sửa, gia cố lại
3. Cần thi công mấy lớp sơn lót chống kiềm?
Câu trả lời là tối thiểu 1 lớp. Thực tế bạn có thể thi công 2 lớp sơn lót chống kiềm để nâng cao hiệu quả chống kiềm, chống nấm mốc của sơn.
Lưu ý mỗi lớp cách nhau 2-4 giờ.
4. Sơn lót chống kiềm nào tốt nhất thị trường hiện nay?
Trên thị trường sơn nước hiện nay phải kể đến các hãng sơn nổi tiếng được nhiều người tin dùng và bình chọn như Dulux Kova, Jotun, Mykolor….Mỗi hãng sơn đều có đầy đủ hệ thống từ bột trét tường, sơn chống thấm đến sơn lót chống kiềm và sơn phủ màu trang chí. Điều tongkhoson.com muốn khuyên các bạn là hãy sử dụng chung 1 hệ thống sơn để đảm bảo sự dồng nhất trong quá trình thi công sơn nước.
Ví dụ như: Nếu bạn sử dụng sơn lót chống kiềm của hãng Dulux thì bạn nên sử dụng chung hệ thống sơn phủ màu của hãng Dulux.
5. Sơn lại nhà có cần sơn lót không?
Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng sơn lót khi sơn lại nhà để tránh trường hợp lên màu không chuẩn, đồng thời sơn lót sẽ giúp tăng độ bám dính tốt nhất cho lớp sơn phủ màu nhà bạn. Để tìm hiểu kỹ hơn hãy đọc bài viết sau: Sơn lại nhà có cần sơn lót không?
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến sơn lót chống kiềm hãy để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp với tongkhoson.com để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay nhé! Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn nắm bắt được những thông tin hữu ích cũng như hiểu được tác dụng của sơn lót chống kiềm.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tongkhoson.com!