Sống thử là gì?
Sống thử được hiểu là các cặp nam nữ về sống chung với nhau như các cặp vợ chồng. Nhưng họ không tổ chức hôn lễ hay họ không đăng ký kết hôn. Sống thử có khái niệm tương tự là chung sống như vợ chồng phi hôn nhân.
Sống thử luôn là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi nhất. Không chỉ vì chuẩn mực xã hội của Việt Nam mà còn bởi vì những hậu quả của nó gây ra. Có nhiều lý do để có thể lý giải vì sao nhiều trường hợp sống thử thường hay đổ vỡ và không thể đi tới kết hôn.
Sống thử chắc chắn không còn là đề tài mới mẻ để lúc này chúng ta đánh giá về cái được và cái mất. Mỗi người đều có cho mình những suy nghĩ, quan điểm riêng về lối sống này, có người đồng tình, có người phản đối và không có một khuôn mẫu nào làm thước đo cho việc nên hay không nên sống thử. Dưới mỗi góc nhìn, cách sống thử hiện lên đa dạng, phong phú, có tích cực và có cả tiêu cực. Vậy, với người học Luật, sống thử được nhìn nhận, đánh giá như thế nào, có điểm gì khác biệt so với suy nghĩ của phần lớn mọi người trong xã hội.
Nguyên nhân của việc sống thử bắt nguồn từ
Sống thử chắc chắn không còn là đề tài mới mẻ để lúc này chúng ta đánh giá về cái được và cái mất. Mỗi người đều có cho mình những suy nghĩ, quan điểm riêng về lối sống này, có người đồng tình, có người phản đối và không có một khuôn mẫu nào làm thước đo cho việc nên hay không nên sống thử. Dưới mỗi góc nhìn, cách sống thử hiện lên đa dạng, phong phú, có tích cực và có cả tiêu cực. Vậy, với người học Luật, sống thử được nhìn nhận, đánh giá như thế nào, có điểm gì khác biệt so với suy nghĩ của phần lớn mọi người trong xã hội.
Việc hoạt động sống thử đang ngày càng trở nên phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau; bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Nhưng nhìn chung có 3 nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Yếu tố xã hội:
Từ giai đoạn những năm 60, 70 của thế kỉ trước, “cách mạng tình dục” đã ra đời và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thế giới. Sau đó, “cách mạng tình dục” và phong trào hippie lan rộng tại nhiều nước Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam.
Nhiều bạn trẻ đã tiếp thu và cho rằng đây là một lối sống cách tân, hiện đại, văn minh.
- Yếu tố gia đình:
Gia đình là một trong những ảnh hưởng nhất định đối với tâm lý của từng cá nhân. Đa số các bạn trẻ sống thử một phần là do tâm lý sợ hãi kết hôn, không tin tưởng vào mối quan hệ hôn nhân lâu dài; sợ chịu trách nhiệm…
- Yếu tố chủ quan:
Giới trẻ sống thử là do tâm lý tò mò, muốn trải nghiệm cái mới, chạy theo trào lưu một cách mù quáng và nhất là muốn thỏa mãn bản năng tình dục nhưng không muốn chịu trách nhiệm.
Có những rủi ro nào sẽ xảy đến ?
Khi các cặp đôi sống cùng nhau mà không đăng ký kết hôn thì sẽ có nhiều rủi ro xảy ra; chẳng hạn như:
- Rủi ro về mặt cảm xúc:
Sau một thời gian dài chung sống cùng nhau, khi “con ong đã tỏ đường đi lối về” thì cảm xúc sẽ dần phai nhạt. Chất lượng đời sống thể chất và tình cảm cũng thấp dần đi. Và thậm chí đôi bên sẽ không còn có nhu cầu đăng ký kết hôn để hợp thức hóa mối quan hệ.
Vì sống thử không có sự ràng buộc về mặt pháp lý nên tỷ lệ xung đột, chia tay sẽ xảy ra cao hơn khiến cảm xúc bị chai sạn dần.
- Rủi ro về sức khỏe:
Bên cạnh những rủi ro kể trên thì vấn đề về sức khỏe cũng là điều đáng báo động. Bởi hầu hết những đối tượng sống thử thường là các bạn trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống cũng như khả năng tài chính.
Do đó, các bạn dễ gặp phải các vấn đề về bệnh tình dục, mang thai ngoài ý muốn. Đã có nhiều trường hợp nạo phá thai khi sống thử và hậu quả nặng nề nhất là vô sinh hoặc thậm chí tử vong.
Và như đã nói ở trên thì các cặp đôi sống thử không được công nhận là vợ chồng. Vì vậy, việc xuất hiện các mối quan hệ ngoài luồng hoàn toàn không vi phạm về mặt pháp luật.
Nhưng thực trạng bạo hành tinh thần và thể xác do ghen tuông là điều vẫn đang diễn ra hằng ngày với nhiều cặp đôi sống thử. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của mỗi cá nhân.
-
Rủi ro có thai trước hôn nhân
Sống thử rất dễ dàng dẫn tới tình trạng có thai ngoài mong muốn. Trong trường hợp có thai ngoài ý muốn. Thì các cặp đôi thường sẽ có 2 lựa chọn dành cho họ:
Thứ nhất là cặp đôi không thể đồng ý giữ lại đứa con. Bởi vì họ không đủ khả năng nuôi dưỡng hoặc họ không muốn có con ngay lúc này.
Vì vậy giải pháp được chọn lựa sẽ là phá thai. Phá thai sẽ gây đau đớn về cả thể xác và tình thần cho các bạn nữ. Chưa nói đến những tác hại dẫn tới vô sinh, hay ảnh hưởng tới khả năng sinh đẻ sau này.
Thứ hai là cặp đôi sẽ quyết định lựa chọn đi tới hôn nhân. Mặc dù chọ chưa sẵn sàng hoặc chưa hoàn toàn muốn đi tới hôn nhân, gắn bó lâu dài với nhau.
Kết quả một phần lấy nhau bởi trách nhiệm, một phần cũng vì yêu nhau. Nhưng cũng có trường hợp lấy nhau về cãi vã, ngoại tình và dẫn tới tình trạng li hôn này.
Sống thử có vi phạm pháp luật hay không?
Sống thử hoàn toàn không vi phạm pháp luật; trừ những trường hợp sau đây:
– Một trong hai đối tượng sống thử là người chưa đủ 16 tuổi thì người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ vi phạm Điều 115 Bộ Luật hình về tội Giao cấu với trẻ em.
– Ép buộc người khác chung sống.
– Một trong hai bên có hành vi bạo hành sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
– Một trong hai hoặc cả hai đối tượng sống thử là người đã có gia đình thì sẽ xử lý theo quy định tại Điều 182 về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng thuộc Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Sống thử có những mặt tích cực nào?
Mặt khác, việc sống thử thì cũng có những mặt tích cực đáng chú ý như:
– Các cặp đôi sẽ có nhiều thời gian bên nhau hơn.
– Chia sẻ các gánh nặng tài chính.
– Hiểu rõ về lối sống, con người nhau hơn.
– Kiểm tra sự hòa hợp của hai bên.
Những lưu ý khi sống thử là gì?
Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình có quy định về việc sống chung không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, khi sống thử các cặp đôi cần lưu ý những vấn đề sau:
– Có những biện pháp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các trường hợp mang thai ngoài ý muốn.
– Hiểu rõ về quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp.
– Nên tìm đến sự trợ giúp của pháp luật nếu bị bạo hành về tinh thần hoặc thể xác.
Hệ lụy của sống thử
Những cặp sống thử với nhau không thể lường trước được những hệ lụy mà họ vấp phải. Những hậu quả để lại chủ sau khi tan vỡ thường thuộc về các bạn nữ.
Về sức khỏe có nguy cơ mắc phải các căn bệnh lây truyền như AIDS, giang mai…. Các bệnh liên quan đến phá thai nhưng ung thư, vô sinh..
Về tâm lý sau cú sốc sống thử họ sẽ cảm thấy mất niềm tin vào tình yêu, hôn nhân. Một số trường hợp sẽ sống buông thả, họ không còn trinh tiết để gìn giữ. Họ sẵn sang quan hệ tình dục với bất cứ ai nếu họ muốn.
Sống thử không chỉ tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục mà con gây ra sốc tâm lý rất lớn cho người phụ nữ sau này
Theo thống kê đã chỉ ra rằng, có tới 85,7 % các sinh viên khi hỏi đều nhận định rằng sống thử ảnh hưởng tới chuẩn mực đạo đức, văn hóa của người việt. Có tới 96% sẽ gây ra hậu quả về tâm lý, sức khỏe.
Người đăng: chiu
Time: 2021-08-28 14:33:13