SỬ DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là một hình thức nuôi nhốt 

gia súc

gia cầm

 trên một nền đệm lót được làm bằng nguyên liệu có độ trơ cao (không bị nước làm nhũn nát như: trấu, mùn cưa, phoi bào, rơm, rạ….) trộn với một hệ 

vi sinh vật

 (men vi sinh) để phân hủy phân, nước tiểu giảm khí độc và mùi hôi chuồng nuôi tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm. Phương thức chăn nuôi này hiện đang được khuyến khích phát triển, được coi là hướng đi bền vững của ngành 

chăn nuôi ở Việt Nam

.


Đệm lót sinh học

 là lớp đệm lót chuồng bằng các nguyên liệu như: Trấu, mùn cưa, xơ dừa, lõi ngô, thân cây ngô khô, rơm, rạ được cấy nhóm vi khuẩn (vi sinh vật). Nhóm vi khuẩn có hoạt tính cao, phân giải mạnh các chất thải động vật (phân và nước tiểu) để chuyển hóa thành các chất vô hại (không có mùi). Đồng thời nhóm vi khuẩn lại sử dụng các chất khí thải độc hại như NH3, H2S để sinh trưởng phát triển và ức chế được vi khuẩn có hại (như nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột E.coli. Salmonella), tạo môi trường trong sạch không ô nhiễm, giảm vi sinh vật gây hại, do đó con vật sống thoải mái, giảm căng thẳng và có sức đề kháng cao. Việc nuôi gà bằng đệm lót sinh học tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, hạn chế được ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và gà nhanh lớn hơn. Nếu nuôi thường, gà từ lúc nhỏ đến xuất chuồng phải thay trấu 3-4 lần, nếu không 

xử lý mùi hôi trại gà

 sẽ dẫn đến ô nhiễm chuồng trại. Còn dùng đệm lót sinh học, gà từ lúc thả nuôi đến khoảng 1 tháng, dùng men vi sinh Balasa trộn với trấu 2 đêm rồi rải đều xuống mặt chuồng. Men này sẽ diệt vi khuẩn, xử lý mùi phân gà và chất thải, đồng thời sau khi bán gà, hỗn hợp trấu phân gà có thể bán cho bà con nông dân làm phân bón cây trồng rất hiệu quả. Sử dụng đệm lót sinh học giảm được 60% công sức lao động và chi phí điện nước rửa chuồng trại, giảm triệt để mùi hôi của phân gà, không gây ô nhiễm môi trường.

Tại Nghệ An, kể từ khi Dự án “Thử nghiệm ứng dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 xây dựng mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi (lợn, gà) nhằm góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN – Sở KH&CN Nghệ An triển khai trên địa bàn đến nay phong trào chăn nuôi trên đệm sinh học đã được triển khai đến hâu hết các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Đến thăm các gia đình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học để thấy nhiều gia đình đã thu nhập cao hơn nhờ áp dụng biện pháp này. Gia đình bà Cao Thị Ân, xóm 8, xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu có 3000 con gà thịt và gà đẻ, 8 con lợn. Đất đai bạc màu nên chăn nuôi tạo ra nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Tuy nhiên, do đất đai chật chội nên gia đình bà phải làm chuồng trại cho gà và lợn ngay trong khu dân cư. Xử lý chất thải cũng như mùi ô nhiễm từ các chuồng trại là vấn đề khó khăn nhất mà gia đình ông bà thường xuyên gặp phải.

Cùng với gia đình bà Ân, đã có hơn 30/168 hộ chăn nuôi ở xã Diễn Trung được thử nghiệm sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà. Tất cả các chuồng nuôi đã giảm thiểu được mùi hôi, chất thải của gà được phân hủy trực tiếp trên đệm lót.

Đệm lót sinh học có cơ chế hoạt động dựa trên quá trình hoạt động của các vi sinh vật. Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN đã đưa về Nghệ An chế phẩm sinh học Balasa N01, với các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải chất thải của vật nuôi và ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật có hại hoặc lên men gây thối rữa; khi phối trộn với các nguyên liệu có độ xơ cao như mùn cưa, trấu, lõi ngô nghiền sẽ tạo nên hỗn hợp làm đệm lót chăn nuôi. Nhờ hoạt động của các vi sinh vật trong nền đệm lót mà phân của động vật được xử lý, không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi muỗi. Quá trình nuôi không cần dọn phân, không cần tắm và rửa chuồng cho vật nuôi nên giảm công lao động, nước, điện, giảm tỷ lệ bệnh cho vật nuôi. Khi vật nuôi ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, làm tăng khả năng hấp thu axit amin, qua đó tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt vật nuôi. Đồng thời, giá thành để đầu tư làm đệm lót cho 1m2 nền chuồng chỉ khoảng 235.000đ, 1 lần đầu tư có thể sử dụng trong 4-6 năm, là giá mà các hộ chăn nuôi đều có thể chấp nhận được.

Quy trình làm đệm lót sinh học cũng không quá phức tạp.

Đối với chăn nuôi gà, sử dụng cho 35-50m2 nền chuồng cần các nguyên liệu sau:  kg chế phẩm Balasa No; 1 kg bột ngô hoặc cám gạo; Trấu hoặc mùn cưa.

Cần làm sạch nền chuồng trước khi làm đệm lót. Rải đều trấu lên toàn bộ nền chuồng, với gà thịt rải dày 10cm, với gà đẻ rải dày 15cm. Sau khi rải xong thì thả gà vào nuôi. Sau khi thả gà vào chuồng 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 3-4  ngày đối với gà lớn thì xử lý bằng men.

Chuẩn bị bột men: Trộn đều 1kg chế phẩm với 1kg bột ngô hoặc cám gạo. Có thể cho thêm một ít nước và ủ kín trong vòng 1-2 ngày để tăng lượng vi sinh vật trong bột men. Rắc đều hỗn hợp bột men lên toàn bộ bề mặt trấu. Đảo đều.

Trong quá trình nuôi cứ 2-3 ngày lại đảo nhẹ đệm lót một lần. Hàng tháng chú ý bổ sung chế phẩm Balasa. Lưu ý không được làm ướt đệm lót. Khi phân gà thải ra nhiều có thể hớt bỏ lớp trên của đệm lót.

Đối với chăn nuôi lợn quy trình cũng được hiện thiện tương tự: Nguyên liệu cho 20m2 nền chuồng:1kg chế phẩm Balasa No1, 20kg bột ngô hoặc cám gạo, 200 lít nước sạch,Trấu hoặc mùn cưa

Mặt bằng: Láng xi măng 1/3 nền chuồng; 2/3 diện tích còn lại  đào sâu 70cm làm nền đất

– Chuẩn bị dịch men: Trộn đều 15 kg bột ngô hoặc cám gạo với chế phẩm Balasa; tưới đều 200 l nước, sau đó bịt kín lại, ủ trong 1-2 ngày

Lấy 5 l nước tiết từ dịch men trộn với 5kg bột ngô còn lại, ủ từ 7-10 tiếng. Đối với đệm lót: Rải lớp trấu dày 30cm ra nền chuồng. Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô lấy từ dịch men để rải lên trên mặt lớp trấu. Rải hỗn hợp mùn cưa với trấu, vừa rải vừa phun nước sạch và vừa dùng cào đảo để cho mùn cưa và trấu trộn đều vào nhau, đạt độ ẩm trên dưới 30%. Rải đều 5kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa. Rắc đều hết phần bã ngô lấy từ dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đó tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa. Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon. Để lên men 3-5 ngày. Bới sâu xuống 30cm thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu là đạt yêu cầu. Sau khi lên men kết thúc thì bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, và đưa đệm lót vào sử dụng.

Nghệ An là tỉnh có số hộ chăn nuôi lớn, một trong những vấn đề khó khăn đó là tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi.  Mặc dù giải pháp xây hầm ủ biogas có góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng chi phí đầu tư khá cao. Đệm lót sinh học với ưu điểm chi phí thấp, kỹ thuật không quá phức tạp và người nông dân có thể tự làm có thể là một phương án thay thế tốt cho những nơi không xây hầm biogas. Đây là công nghệ tiên tiến cần được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi để người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An được hưởng lợi./.

 

Rate this post

Viết một bình luận