sử dụng pipet trong PTN

katetrang:

katetrang:

Chào các bạn,
Chúng ta cùng thảo luận về thao tác sử dụng pipet trong PTN nhé. Đây là 1 vấn đề rất quang trong đối với những người làm việc ở PTN.
Một số vấn đề:(ở đây bàn đến pipet loai chính xác nhé)

  • 1 số ký hiệu trên pipet để phân biệt pipet loại A và loại B, sai số của pipet, ký hiệu của nhà sản xuất, trên mỗi loại pipet đều có 1 vạch màu khác nhau – ý nghĩa các vạch màu là gì
  • Giọt cuối của pipet. Đối với pipet 2 vạch thì ko có gì bàn cãi hết. Vấn đề là đối với pipet 1 vạch, khi nào phải thổi giọt cuối và khi nào ko thổi. Điều này rất quan trong, sẽ gây sai số trong thao tác. Hồi đi học mình được dạy trên pipet có ký hiệu “DC” hay “AC” gì đó mình k nhớ rõ thì thổi giọt cuối,thực tế hiện nay mình chẳng thấy cây pipet nao có ký hiệu chữ đó, trong catologue nà sản xuất cũng k nói gì.
    Mình mong nhận được sự góp ý thảo luận của các bạn.

Hi,

Chủ đề này được mở ra rất sát sườn với thực hành trong phòng thí nghiệm. Nó có thể thấy từ các PTN hóa ở trường phổ thông đến các viện nghiện cứu cấp cao.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết hết các chủng loại pipet. Nó rất đa dạng và mẫu mã thay đổi xoành xoạch. Để các bạn thành viên trong đây có thể đóng góp ý kiến tốt hơn và nhanh hơn trong vấn đề này, mình đề nghị bạn nên chụp hình và cho link vào đây một số hình liên quan làm minh họa cho các chủng loại pipet mà bạn đề cập tới.

Bạn có thể làm được chứ?

Thân,

Teppi

Rate this post

Viết một bình luận