Sự khác nhau giữa hai khái niệm Truyện cổ dân gian và Truyện cổ tích

Sự khác nhau giữa hai khái niệm Truyện cổ dân gian và Truyện cổ tích

2.Từ truyệntrong các cụm từ truyện dân gian, truyện cổ dân gian,truyện cổ tíchvới từ truyệntrong những danh từ được dùng để chỉ một số thể loại của văn chương viết như: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài v.v..có chung nguồn gốc. Từ điển Hán – Việtcủa Thiều Chửu cho biết: trong tiếng Hán, chữ truyềncó ba cách đọc và ý nghĩa khác nhau như sau: 1) đọc truyềncó nghĩa đem của người này mà trao cho kẻ kianhư truyền vị – truyền ngôi, truyền đạo. Truyềncòn có nghĩa sai người bảonhư truyền kiến – truyền cho vào yết kiến;2) đọc truyệnvừa có nghĩa dạy bảonhư Xuân thu Tả thị truyện– họ Tả giải nghĩa kinh Xuân thu để dạy bảo người, vừa có nghĩa là truyện kínhư Liệt nữ truyện –truyện các gái hiền; 3) đọc truyếncó nghĩa nhà trạm,nhà để đưa kẻ đi, đón kẻ lại cũng gọi là truyến[4, tr.30]. Từ truyệntrong tiếng Pháp là conte,tiếng Anh là tale, story.

Theo Từ điển tiếng Việtdo Hoàng Phê chủ biên, truyệnlà danh từ có hai nét nghĩa: 1) tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể chuyện cuả nhà văn; 2) (thường dùng đi đôi với kinh), sách giải thích kinh nghĩa do các nhà triết học của Trung Quốc thời cổ viết[8, tr.1018]. Từ điển tiếng Việtcủa Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm cũng cho rằng từ truyện có 2 nét nghĩa và giải thích: 1) việc có lớp lang, sự tích hoặc tưởng tượng được kể lại: truyện cổ tích; 2) sách về Nho giáo: Tứ truyện[9, tr.1414]. Từ điển Việt – Háncủa Lâm Hoà Chiếm, Lý Thị Xuân Các và Xuân Huy viết truyện là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện, sự việc[3, tr.973].

Trong Từ điển văn học,Nguyễn Xuân Nam viết: Truyện thuộc loại tự sự – có hai phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật chính là kể. Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng. Tuỳ theo nội dung phản ánh, dung lượng, chủ thể sáng tác cụ thể mà truyện được chia thành nhiều loại: truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (cũng gọi là tiểu thuyết), truyện nôm, truyện nôm khuyết danh[7, tr.450].

Như vậy, cách giải thích ý nghĩa từ truyệncủa các cuốn từ điển là tương đối thống nhất. Nếu có điểm khác nhau thì hoàn toàn không phải là nhằm loại trừ nhau mà đó là sự bổ sung lẫn nhau để giải thích một cách đầy đủ ý nghĩa của từ truyện.Cần thấy rằng, khi truyệntrở thành một thuật ngữ văn học thì nó được sử dụng với ý nghĩa khá phong phú, đa dạng và phức tạp. Riêng lĩnh vực văn chương viết, theo Lại Nguyên Ân, truyện là tác phẩm tự sự. Hàm nghĩa của thuật ngữ này khác nhau trong văn học trung đại và hiện đại.

 

Ở văn học trung đại Việt Nam ,truyệnlà một thuật ngữ mà văn học mượn từ sử học (truyệnlà thể loại trước thuật của sử gia, chép tiểu sử, hành trạng, công tích của các nhân vật lịch sử). Tác phẩm thể truyện có thể được viết bằng thơ (ví dụ truyện thơ nôm) hoặc văn xuôi (ví dụ loại truyện truyền kì, truyện chương hồi viết bằng chữ Hán).

Ở văn học hiện đại,truyệnlà khái niệm không thật xác định. Một mặt nó vẫn được dùng để chỉ mọi loại tác phẩm tự sự có cốt truyện nói chung (bao gồm cả truyện kí, tiểu thuyết), mặt khác lại có lối dùng nó như thuật ngữ chỉ dung lượng tác phẩm tự sự (truyện dài,truyện vừa,truyện ngắn).

Khái niệmtruyệnthường lẫn lộn phức tạp với khái niệmtiểu thuyết. Trong thực chất thể loại, có tác phẩmtruyệnlà tiểu thuyết và ngược lại. Tuy vậy, ở văn học hiện đại, các nguyên lí của tiểu thuyết chi phối hầu hết các thể loại nên sự phân biệt bản chất thể loại ở tác phẩm cụ thể là không dễ. Có thể nói phạm vitruyệnrộng hơn phạm vitiểu thuyết. Ở truyện còn giữ lại nhiều hình thức thể loại khác nhau, đặc biệt là giữ lại những nét thuộc sử thitiền tiểu thuyết. Ví dụ loại truyện mang tính tiểu sử về nhân vật có thực, dù đượctiểu thuyết hoáở mức nhất định; vì nó thiên hẳn về việc kể lại một cuộc đời theo các mốc niên biểu. Loại truyện kể lại các sự kiện (chiến đấu, sản xuất…) cũng vậy. Sự phát triển và thể hiện hàm nghĩa nghệ thuật của tác phẩm không thực hiện ở vận động cốt truyện. ở truyện, bản thân việc mở rộng cái thế giới mà nhân vật đi vào, theo dòng chảy của một cuộc đời, hoặc sự thay đổi các ấn tượng về những cảnh và người mà nhân vật xúc tiếpđã là mục đích của trần thuật, của sự thể hiện nghệ thuật. ở truyện,chất giọngcủa tác giả (hoặc nhân vật kể chuyện) có vai trò lớn[1, tr.349 -350].

Ở nước ta, từ xưa, trong dân gian chưa có các từ và cụm từ: truyện, truyện cổ dân giantruyện cổ tích.Người bình dân không quen nói truyệnmà thường nói chuyện (chuyện Tấm Cám,chuyện Thạch Sanh,Lý Thông,chuyện Nàng út v.v.);không quen nói truyện cổ tíchmà thường nói chuyện đời xưa;không nói truyện cổ dân gianmà chỉ nói chuyện đời xưa. Khi bàn về sự xuất hiện hai thuật ngữ ca daodân ca,Nguyễn Xuân Kính cho rằng: Hiện nay, đối với giới nghiên cứu,ca dao dân ca là những thuật ngữ quen thuộc. Trước kia, trong dân gian, những từ đó chưa có. Để chỉ các hoạt động văn nghệ dân gian, người bình dân sử dụng những từ khác. Đó là các độngtừ ca, hò, ví, hát, lí, ngâm, kể . Căn cứ vào những tài liệu hiện có, chúng ta biết rằng từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện các công trình sưu tầm, biên soạn ca dao của nhà Nho, hai tên gọiphong dao, ca dao cũng chính thức ra đời. So với thuật ngữca dao , thuật ngữdân ca xuất hiện muộn hơn. Phải đến những năm 50 của thế kỉ XX, thuật ngữ này mới chính thức được sử dụng với sự xuất hiện của cuốn sáchTục ngữ và dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan) [6, tr.72 – 78]. Quá trình xuất hiện các thuật ngữ truyện, truyện cổ dân gian, truyện cổ tíchgiống với quá trình xuất hiện hai thuật ngữ ca daodân ca.

So với ca daodân ca,từ truyệnxuất hiện trong sách vở của nhà Nho từ khá sớm. Theo tư liệu văn học thời phong kiến còn được lưu giữ tới ngày nay, Báo cực truyện(chưa rõ tác giả) có những truyền thuyết liên quan đến thần Tô Lịch, Trương Hống, Trương Hát, Lý Phục Man,… ra đời khoảng từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII, là cuốn sách sớm nhất có sử dụng từ truyện.Trong nhiều cuốn sách được tầng lớp nhà Nho biên soạn vào những thế kỉ sau đó như Việt điện u linhcủa Lý Tế Xuyên (đầu thế kỉ XIV), Lĩnh Nam chích quáicủa Vũ Quỳnh, Kiều Phú (cuối thế kỉ XV), Đại Việt sử kí toàn thưcủa Ngô Sĩ Liên (nửa cuối thế kỉ XV) , Truyền kì mạn lụccủa Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI), Thiên Nam ngữ lục(vô danh), Truyền kì tân phảcủa Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), Kiến văn tiểu lụccủa Lê Quý Đôn (1726 – 1783), Công dư tiệp kícủa Vũ Phương Đề (thế kỉ XVIII), Lan trì kiến văn lụccủa Vũ Trinh (? – 1828), Tang thương ngẫu lụccủa Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), Vũ trung tuỳ bútcủa Phạm Đình Hổ, Thoái thực kí văncủa Trương Quốc Dụng (1797 – 1864), Trấn Tây kỉ lượccủa Doãn Uẩn (nửa đầu thế kỉ XIX), Gia Định thành thông chícủa Trịnh Hoài Đức (nửa đầu thế kỉ XIX) v.v., chữ truyệndần dần được sử dụng với ý nghĩa của một thuật ngữ văn học.

Một trong những đặc điểm lớn nhất trong trước tác của nhà Nho thời phong kiến là hiện tượng văn sử bất phân.Trong sách vở của họ, tính chất sử học và tính chất văn học nhiều khi không được phân biệt một cách rạch ròi. Cho dù vậy, khi phân loại trước tác của nhà Nho, một tác phẩm cụ thể bao giờ cũng thuộc về một loại nhất định. Giả sử, ở một khía cạnh nào đó, các cuốn sách: Báo cực truyện, Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quáicó tính chất lịch sử, nhưng không vì thế mà xếp chúng vào phạm vi công trình lịch sử. Các cuốn sách ấy thuộc và chỉ thuộc về lĩnh vực sách văn học. Tương tự như vậy, cho dù Đại Việt sử kí toàn thư,Khâm định Việt sử thông giám cương mụctính chất văn học biểu hiện khá rõ, nhưng chưa thấy ai gọi đây là hai tác phẩm văn học hay hai công trình nghiên cứu văn học bao giờ! Từ trước đến nay, người ta chỉ xếp chúng vào lĩnh vực công trình lịch sử. Từ đó, ta có thể nói rằng, từ truyệnvới tính chất là một thuật ngữ văn học đã được sử dụng trong sách vở của nhà Nho khoảng từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII mà Báo cực truyện– một cuốn sách thuộc lĩnh vực văn học là minh chứng cụ thể. Và từ truyệntrong sách vở của nhà Nho tương đương với chữ chuyệntrong dân gian.

3.Tiếp sau quá trình từ truyệntrở thành một thuật ngữ văn học là sự ra đời thuật ngữ truyện cổ dân gian.Quá trình ra đời của thuật ngữ này gồm hai bước: bước thứ nhất là sự xuất hiện các danh từ truyện cổ tíchtruyện cổ.Theo Chu Xuân Diên, một cuốn sách chữ Nôm in tại Hà Nội năm 1871 có tên là Ngọc Hoa cổ tích truyện. Như vậy, danh từ truyện cổ tíchđược dùng ở Việt Nam có lẽ muộn nhất cũng là từ thế kỉ XIX [5, tr.231]. Ngoài ra, các danh từ truyện cổ, truyện cổ tíchcòn được nhận diện tương đối rõ nét khi các công trình sưu tầm chuyện đời xưa,chủ yếu là của tầng lớp trí thức Tây học và các học giả phương Tây xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như Chuyện giải buồn(1885) của Huỳnh Tịnh Của, Chuyện đời xưa(1886) của Trương Vĩnh Ký ; Contes et legendesannamites(1886) của Landes , Bàn về truyện cổ An Nam ta(1921) của Đỗ Hào Đình; Truyện cổ tích,I (1928) của Lưu Văn Thuận; Đông Tây ngụ ngôn(1927), Truyện cổ nước Nam(1932 -1934) của Nguyễn Văn Ngọc; Chuyện đời xưa(1930) của Phạm Văn Thỉnh v.v; bước thứ hai, trên cơ sở mở rộng ý nghĩa của khái niệm truyện cổ tíchhay làm rõ nghĩa hơn nữa khái niệm truyện cổ,thuật ngữ truyện cổ dân gianra đời. Bước thứ hai của quá trình ra đời thuật ngữ truyện cổ dân giannếu được hoàn thiện, có sớm, thì cũng phải từ những năm 50 của thế kỉ XX trở về sau, khi khái niệm văn học dân gianxuất hiện. Và khái niệm truyện cổ dângiantrong sách vở của giới nghiên cứu văn học dân gian tương đương với cụm từ chuyện đời xưatrong dân gian, tương đương với các danh từ conte populaire(tiếng Pháp), folktale(tiếng Anh).

Trong các công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta, nhiều khi các khái niệm truyện cổ, truyện dân gian,truyện cổ dân giantruyện cổ tíchđược hiểu và sử dụng hoàn toàn như nhau. Thực ra, bốn khái niệm này không hoàn toàn giống nhau.

Theo nghĩa thông thường, truyện cổlà nói tắt của cách nói đầy đủ truyện cổ dân gian. Truyện cổ dân gianlà một khái niệm có ý nghĩa khái quát, nó bao gồm hết thảy các loại truyện do quần chúng vô danhsáng tác và lưu truyền qua các thời đại[2, tr.39]. Truyện dân giantruyện cổ dân giangiống nhau nhưng không đồng nhất, giữa chúng vẫn có nét khác nhau và chính nét khác nhau ấy đã xác định ý nghĩa rộng, hẹp của hai khái niệm. Nếu nói một cách đầy đủ thì khái niệm truyện dân giantruyện kể dân gian,nó bao quát tất cả truyện dân gian của đời xưavà mới sáng tác ở đời nay, trong khi đó, khái niệm truyện cổ dân gianchỉ bao quát ở giới hạn những truyện dân gian đã được sáng tác từ đời xưa.

Trong giới nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã từng có ý kiến đồng nhất hai khái niệm truyện cổ tíchtruyện cổ dân gian.Từ điển tiếng Việtdo Hoàng Phê chủ biên và Từ điển tiếng Việtdo Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm biên soạn đều giải thích truyện cổ tíchtruyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân, về hình thức thường mang nhiều yếu tố thần kì, tượng trưng và ước lệ[8, tr.1080], [9, tr. 1414]. Nguyên nhân của sự đồng nhất này, nếu xét một cách sâu xa là do khái niệm truyện cổ dân gianchưa được coi là một thuật ngữ khoa học của khoa nghiên cứu văn học dân gian. Cái lí của quan niệm đồng nhất hai khái niệm, chủ yếu xuất phát từ ý nghĩa của từ cổ tíchtrong khái niệm truyện cổ tích. Trong Văn hóa dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại,Chu Xuân Diên viết: “ Cổ tíchlà một từ Hán Việt.Cổcó nghĩa là xưa, cũ. Ta có khái niệmtruyện cổ(hoặctruyện cổ dân gian),truyện đời xưadùng để chỉ nhiều loại truyện dân gian khác nhau trong đó có truyện cổ tích. Tương đương với khái niệm này trong tiếng Hán làcố sự(sự tích đời xưa) hoặcdân gian cố sự. Còntíchcó nghĩa là gì?Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn giới thiệu 29 nghĩa của từtíchtrong đó có hai nghĩa liên quan đến khái niệmtruyện cổ tích: 1) tích: dấu chân, dấu vết; 2) tích: dấu vết cũ, dấu chân. Những nghĩa này còn giữ được gần như nguyên vẹn những nghĩa gốc tương đương của từtíchtrong tiếng Hán: vết chân, dấu vết; những gì người xưa còn để lại (theoKhang Hi từ điển ). Những sắc thái nghĩa trên của từtíchthấy có trong các nghĩa của từsự tích(Hán Việt): 1) Đầu đuôi gốc tích của một việc; 2) Sự việc có thật; 3) Dấu tích của việc (theoHán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn). Nghĩa của từtíchtrong các thành ngữtruyện xưa tích cũ,có tích mới dịch nên tuồng, rõ ràng có liên quan với khái niệmsự tích. Như vậy, trong các nghĩa của từtích(Hán Việt) có bao hàm hai yếu tố: 1) sự việc, câu chuyện (… sự tích); 2) dấu vết (… di tích). Hai yếu tố này có lẽ đã khiến cho từ cổ tích (Hán Việt) mang hai nghĩa nói về hai hiện tượng khác nhau: 1) di tích xưa; 2) truyện đời xưa (theoHán Việt từ điển ). Nghĩa thứ nhất tương đương với từcổ tíchtrong tiếng Hán:Cổ tích = cổ nhân chi trần tích = dấu vết người xưa(theoTừ điển Từ nguyên ). Còn nghĩa thứ hai thì chỉ có trong từcổ tíchHán Việt. Khái niệmtruyện cổ tíchcủa ta được tiếng Hán biểu thị bằng từcố sự(truyện cổ) hoặcdân gian cố sự(truyện cổ dân gian).Từ đó tác giả có nhận xét: Ngoài các khái niệmtruyện cổ,truyện đời xưadùng để chỉ nhiều loại truyện dân gian khác nhau trong đó có cả truyện cổ tích (do đó cũng thường dùng để chỉ riêng truyện cổ tích), ta còn có khái niệmtruyện cổ tíchcó thể dùng để đặc biệt chỉ riêng loại truyện này[5, tr.229 – 230].

4. Như vậy, chỗ khác nhau giữa hai khái niệm truyện cổ tíchtruyện cổ dân gianđã rõ. Truyện cổ dân gianlà khái niệm được dùng để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, bộ phận này gồm nhiều thể loại, trong đó có thể loại truyện cổ tích. Truyện cổ tíchlà khái niệm được dùng với hai ý nghĩa chủ yếu: 1) (cũng) để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, trong trường hợp này, khái niệm truyện cổ tíchtương đương với khái niệm truyện cổ dângian;2) để chỉ truyện cổ tích – một thể loại của bộ phận truyện cổ dân gian trong văn học dân gian. Để tránh lẫn lộn như đã từng xảy ra, ta chỉ nên sử dụng khái niệm truyện cổ tíchtrong trường hợp để chỉ riêng thể loại truyện cổ tích mà thôi.

Tài liệu tham khảo

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học,Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ,Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

3. Lâm Hoà Chiêm – Lý Thị Xuân Các – Xuân Huy (1997), Từ điển ViệtHán,Nxb. Trẻ TP. Hồ Chí Minh.

4. Thiều Chửu (2005), Hán – Việt từ điển,Nxb. Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.

5. Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại,Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Xuân Kính (2004), Thi pháp ca dao,Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học,tập II, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

8.Hoàng Phê chủ biên (1994), Từ điển tiếng Việt,Trung tâm từ điển học – Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

9. Minh Tân – Thanh Nghi – Xuân Lãm (1999), Từ điển tiếng Việt,Nxb. Thanh Hoá.

Đặc sắc truyện…

Nguồn: hoidantochoc.org.vn, 12/12/2006

Rate this post

Viết một bình luận