Sự thật về truyền thuyết Medusa và nỗi oan của Poseidon trong thần thoại Hy Lạp

Thần thoại Hy Lạp luôn thu hút người đọc vì những câu chuyện gay cấn xung quanh các vị thần của đỉnh Olympus cũng như chiến công của các người hùng. Một trong số những câu chuyện hấp dẫn nhất chính là câu chuyện về nữ quái Medusa với mái tóc rắn và khả năng hóa đá bất kỳ ai dám nhìn vào ả. Tuy nhiên, dù dữ dằn như vậy, song Medusa lại nhận được sự thương cảm của nhiều người vì truyền thuyết cho rằng ả hóa yêu quái sau khi bị Poseidon hãm hại trong đền thờ nữ thần Athena. Thế nhưng, sự thật có đúng như vậy? Hay Poseidon chỉ là nạn nhân bất đắc dĩ trong câu chuyện về Medusa?

Truyền thuyết Medusa và đền thờ nữ thần Athena

Câu chuyện này kể rằng thuở xưa Medusa là một thiếu nữ có nhan sắc diễm lệ. Nàng rất mực tôn kính nữ thần Athena. Sắc đẹp của Medusa lọt vào mắt thần biển Poseidon. Dù nàng đã từ chối nhưng vị thần vẫn quyết theo đuổi và điều này khiến nàng chạy vào đền thờ của nữ thần Athena với hi vọng được che chở. Nhưng đáng buồn là nữ thần làm ngơ, để mặc cho Medusa bị Poseidon cưỡng bức (có dị bản lại kể nàng đáp lại Poseidon và hai người đã ân ái trong đền thờ nữ thần Athena).

Sự thật về truyền thuyết Medusa và nỗi oan của Poseidon trong thần thoại Hy Lạp - Ảnh 1.

Vì tức giận trước hành vi làm vấy bẩn đền thờ của mình, nữ thần Athena đã trừng phạt Medusa thay vì Poseidon. Thần biến Medusa thành hình dạng gớm ghiếc với mái tóc rắn, tay làm bằng đồng với móng sắc hơn dao. Kể từ đó Medusa trở thành nữ quỷ khủng khiếp, chuyên đi làm hại người, nhưng tuyệt nhiên không đe dọa đến những người phụ nữ.

Sự thật về truyền thuyết Medusa và nỗi oan của Poseidon trong thần thoại Hy Lạp - Ảnh 2.

Câu chuyện thương tâm về hồng nhan bạc phận Medusa này đã khiến không ít người cảm thông cho nữ quái, đồng thời ác cảm và lên án cả Athena lẫn Poseidon vì những hành vi không đúng mực của các vị thần. Thế nhưng sự thật là cả Athena và Poseidon đã bị ‘ghét oan’ bởi câu chuyện phóng tác mà người La Mã nghĩ ra.

Medusa trong ghi chép của người Hy Lạp

Đối với thần thoại Hy Lạp, hai nguồn văn bản cổ xưa nhất thường được sử dụng làm nguồn kể chuyện là Theogony của Hesiod (khoảng 750 – 650 TCN) và hai bộ sử thi Iliad và Odyssey của nhà thơ Homer. Trong đó, gốc gác của Medusa được đề cập lần đầu ở Theogony với miêu tả như sau từ dòng 270 đến dòng 280 như sau:

Sự thật về truyền thuyết Medusa và nỗi oan của Poseidon trong thần thoại Hy Lạp - Ảnh 3.

Phù điêu cổ tạc hình Medusa

Nhưng đến Phorkys kế bên nàng Keto má hồng sinh ra Graiai, xám từ lúc chào đời, những kẻ là các vị thần bất tử cũng giống như con người bước đi trên mặt đất gọi là Graiai; tên gọi, Pemphredo ăn mặc đẹp đẽ, và Enyo khảm ngoài nghệ tây, và các Gorgon, những kẻ vượt xa cả danh tiếng của Okeanos, ở nơi bóng đêm xa xôi nhất, nơi mà Hesperides, Stheno, Euryale và Medusa rõ ràng chịu đựng một cách buồn bã. Kẻ cuối cùng có thể chết đi, nhưng chúng, hai kẻ khác lại bất tử và bất lão, và cùng với kẻ kia [Medusa] vị thần có mái tóc màu xanh lam nằm trên đám cỏ mềm, và giữa những bông hoa mùa xuân.

Sự thật về truyền thuyết Medusa và nỗi oan của Poseidon trong thần thoại Hy Lạp - Ảnh 4.

Medusa bẩm sinh đã là Gorgon, thế nhưng lại không bất tử như hai người chị của mình.

Câu chuyện về Medusa của Hesiod được lưu truyền khắp Hy Lạp. Vài trăm năm sau đó, nó được một nhà thơ người La Mã tên là Ovid ghi nhận và phóng tác thành câu chuyện gần như khác hoàn toàn với bản gốc. Theo đó, Medusa xinh đẹp trở thành Gorgon sau khi bị Poseidon cưỡng bức và Athena ghen tức vô lý.

Sự thật về truyền thuyết Medusa và nỗi oan của Poseidon trong thần thoại Hy Lạp - Ảnh 5.

Nếu so với câu chuyện mà Hesiod kể, bản chuyện của nhà thơ La Mã Ovid rõ ràng gay cấn hơn. Thế nên, bản chuyện này được nhiều người ưa thích, lưu truyền rộng rãi trên nhiều kênh thông tin và gây ra một hiểu lầm nghiêm trọng rằng đây chính là câu chuyện của Medusa. Tuy nhiên, trên thực tế, đây chỉ là một bản phóng tác mà thôi.

Rate this post

Viết một bình luận