Sữa chua và sức khỏe – Vẻ đẹp của phụ nữ

Sữa chua và sức khoẻ

 

Sữa chua hay yaourt thực chất là sữa bò tươi được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus) . Chúng chuyển dưỡng sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn.

 

Nói chung các loại sữa chua đều được sản xuất từ sữa đã thanh trùng, do đó mọi quá trình vi sinh vật xảy ra trong sữa chua là do hệ vi sinh vật từ giống chuẩn gây ra. Quá trình chủ yếu xảy ra trong lên men sữa chua là đường lactoza chuyển thành đường glucoza, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit piruvic, rồi chuyển thành axit lactic, v.v…

 

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A.

 

 

Cái quí của sữa chua là ngoài giá trị dinh dưỡng, còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh đường ruột. Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi, ( Lactobacillus Acidophilus và Bifido bacterium), giúp bảo vệ hệ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng.

Qua nghiên cứu người ta thấy các vi khuẩn sữa chua có khả năng sống trong ruột người và có lợi cho cơ thể. Cần chú ý trong ruột già người thường có những loại vi khuẩn gây thối rữa, sống nhờ những thức ăn chưa tiêu hoá hết và tạo ra những chất độc. Chính những chất độc này thấm qua thành ruột vào máu, tác động lên hệ thần kinh gây hiện tượng già trước tuổi.Khi ăn sữa chua ta đưa vào cơ thể một số lượng vi khuẩn lactic. Những vi khuẩn này phân giải lactoza thành axit lactic, làm thay đổi pH của môi trường ruột già, từ kiềm thích hợp với vi khuẩn gây thối rữa chuyển sang axit kìm hãm sự phát triển của chúng.Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.

 

 

Một “mỹ phẩm” kỳ diệu bảo vệ làn davà kéo dài tuổi thanh xuân

 

Bước sang tuổi 25 – 30, dưới tác dụng của tuổi tác, ánh nắng, môi trường, chế độ dinh dưỡng… cơ thể người phụ nữ đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hoá, da khô, rám, kém mịn màng và những nếp nhăn. Vóc dáng cũng đã mất đi một phần vẻ gọn gàng, dẻo dai của tuổi trẻ. Trong những trường hợp này sữa chua có thể giúp chị em chống lại sự lão hoá một cách tự nhiên nhất. Với hàng loạt các loại vitamin, khoáng chất, những vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ hệ tiêu hoá và một hàm lượng protein vừa phải, sữa chua chứa đựng gần như đầy đủ mọi dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa sựlão hoávà bảo vệ cơ thể.

 

Riêng đối với làn da, sữa chua là một “mỹ phẩm” kỳ diệu bảo vệ da từ bên trong. Trong sữa chua có axit lactic có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại, bảo vệ da. Các vi khuẩn lên men chua có trong sữa chua còn có thể tiết ra chất kháng sinh kích thích quá trình làm lành các thương tổn của da như những sẹo do mụn nhọt, thương tích, tái tạo da mới, giữ gìn cho làn da tươi tắn, hạn chế hiện tượng lão hoá. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho biết ăn sữa chua hằng ngày sẽ mang đến chochị em làn da tươi sáng, mịn màng và có độ đàn hồi cao. Người ta đã tìm thấy gần như đầy đủtrong sữa chua các dưỡng chất cần thiết cho da. Các vitamin A, B, D… và chất khoáng trong sữa chua giữ vai trò quan trọng đối với làn da đẹp. Các chất canxi và sắt có nhiều trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giúp da hồng hào, trẻ đẹp.

 

Không chỉ là “mỹ phẩm”, ăn sữa chua đều còn có nhiều ảnh hưởng tốt đến vóc dáng và sức khoẻ con người. Do được làm từ sữa tươi nên chỉ cần ăn 226g sữa chua, chị em đã được cung cấp hơn 20% protein, 30 – 40% canxi cơ thể cần hằng ngày. Dùng đều đặn, ít nhất mỗi ngày một hộp sữa chua 100g sẽ giúp cơ thể tăng cường vitamin B, duy trì cảm giác ngon miệng. Với hàm lượng carbohydrate và protein ở mức vừa phải, sữa chua vừa giúp cơ thể giảm đói, vừa duy trì lượng đường huyết ổn định, rất tốt để giữ gìn vóc dáng khoẻ mạnh, cân đối. Cũng vì vậy các nhà khoa học đã khuyên chúng ta nên ăn đều sữa chua hằng ngày. Đây cũng là bí quyết làm đẹp từbên trong của phái đẹp.

 

 

BSKIMMINH

 

(Theo Đặc san Dinh dưỡng Sức khỏe và Đời sống Số 2 năm 2010)

Rate this post

Viết một bình luận