Phù nề dạ dày là bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị phù hợp có thể gây biến chứng như thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Hãy tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù nề dạ dày bạn nhé!
I – Bệnh viêm phù nề dạ dày là gì?
Sưng phù nề dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, dẫn đến mạch máu bị giãn nở do ứ máu quá nhiều. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi giới tính và độ tuổi.
Mặc dù khi mới phát triển, phù nề dạ dày không nguy hiểm nhưng nó có thể gây nhiều biến chứng nếu không được điều trị phù hợp.
Phù nề dạ dày là bệnh gì?
II – Nguyên nhân bị phù nề dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây viêm phù nề dạ dày, cụ thể là:
– Vi khuẩn Hp được cho là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày cũng như viêm phù nề dạ dày.
– Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phù nề dạ dày:
+ Ăn uống thiếu điều độ, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, lúc thì đói, lúc thì ăn quá no…
+ Vừa ăn vừa làm việc khiến máu được điều chuyển lên não để suy nghĩ, dẫn đến thiếu máu ở dạ dày.
+ Nhai quá nhanh trước khi nuốt.
+ Ăn nhiều thực phẩm, gia vị gây kích thích dạ dày như thực phẩm muối chua, ớt, tiêu, chanh,…
+ Uống nước chứa gas, cà phê, rượu bia…
Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây phù nề dạ dày.
– Thường xuyên lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau.
– Thường xuyên căng thẳng, áp lực từ công việc…
( → Xem thêm: Túi thừa thực quản và những biến chứng khôn lường)
III – Triệu chứng phù nề dạ dày
Triệu chứng của phù nề dạ dày khá giống với viêm loét dạ dày, chẳng hạn như:
– Đau bụng là triệu chứng điển hình nhất của phù nề dạ dày. Đau bụng có thể xuất hiện trước, trong và sau khi ăn. Ban đầu, cơn đau xuất hiện âm ỉ. Sau dần, khi bệnh phát triển, các cơn đau quặn thắt cũng xuất hiện nhiều hơn.
– Ợ hơi, ợ chua, ợ rát
– Buồn nôn, có thể nôn ra thức ăn và dịch tiêu hóa.
– Đầy bụng, chướng hơi, chán ăn.
– Có thể hình thành cục máu đông ở niêm mạc dẫn đến xuất huyết dạ dày.
IV – Phù nề dạ dày có nguy hiểm không?
Phù nề dạ dày khi mới phát triển không nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Nhưng nếu để bệnh tiến triển, không điều trị phù hợp, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm hơn như thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng nào của phù nề dạ dày, bạn cần tới cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.
V – Cách chữa bệnh phù nề dạ dày
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa phù nề dạ dày một cách phù hợp. Một số loại thuốc trị phù nề dạ dày có thể được kê đơn là:
– Thuốc giảm tiết axit dạ dày: Mục đích chính là hạn chế axit trong dịch vị dạ dày nhằm ngăn chặn các tổn thương phát sinh.
– Thuốc trung hòa axit dịch vị: Nhiệm vụ chính là trung hòa axit, tạo điều kiện cho lớp niêm mạc bị tổn thương bình phục lại.
– Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp phù nề dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.
– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày trước những tác nhân gây tổn thương.
Trong trường hợp các triệu chứng khó chịu của viêm phù nề dạ dày làm phiền, bạn có thể dùng thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Với 2 tác dụng chính là trung hòa axit dịch vị và tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, Yumangel sẽ giảm nhanh cơn đau dạ dày.
Yumangel giúp giảm triệu chứng khó chịu của phù nề dạ dày.
VI – Bị phù nề dạ dày nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm tốt cho người bị phù nề dạ dày có thể kể đến là:
– Rau xanh: Một số loại rau người bị phù nề dạ dày có thể sử dụng là bắp cải, măng tây, cải xanh, rau mùi…
– Thực phẩm giàu protein nhưng ít béo: Vì thực phẩm giàu protein sẽ giúp phần niêm mạc dạ dày bị tổn thương phục hồi nhanh hơn. Người bị phù nề dạ dày có thể tham khảo các thực phẩm sau: thịt nạc, gia cầm, cá, sữa ít béo, đậu…
– Thực phẩm giàu flavonoid: Những thực phẩm giàu flavonoid có thể ngăn ngừa các vết loét và chữa lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Một số thực phẩm giàu flavonoid là việt quất, nam việt quất, ớt chuông, anh đào, cần tây, trà xanh…
Qua đây, chúng ta đã hiểu hơn về bệnh phù nề dạ dày rồi. Nếu bạn cần được tư vấn thêm các bệnh lý liên quan đến dạ dày, đừng quên gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới để dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giải đáp nhé.
5/5 – (1 bình chọn)