Sưu tầm và tổng hợp về ‘ nghệ thuật tứ bình’ nguyễn ngọc lan chi 12cv | Xemtailieu

Sưu tầm và tổng hợp về ‘ nghệ thuật tứ bình’ nguyễn ngọc lan chi 12cv

  • docx

  • 6

    trang

Nguyễn Ngọc Lan Chi – 12CV – 03

SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP VỀ ‘NGHỆ

THUẬT TỨ BÌNH’

I. TRANH TỨ BÌNH LÀ GÌ?

– Theo định nghĩa của Wikipedia: “Là bộ tranh bốn bức, cùng treo với nhau, thường vẽ các cảnh

câu cá, đốn củi, cày ruộng, đọc sách hoặc xuân, ha, thu, đông”

– Tứ bình là loại tranh trục, chơi theo bộ gồm 4 tranh.

– Ngày xưa, những nơi sang trọng như cung vua, phủ vua, chúa, quan lại giàu có ngày xưa

thường treo bộ tranh tứ quý. Đối với tầng lớp thường dân bộ tranh tứ quý thường được vẽ trên

giấy dó được gọi là tranh tứ bình.

– Tứ quý” có nghĩa là “bốn mùa” : Ở phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam, một

năm có bốn mùa, mỗi mùa 3 tháng tương ứng với một quý

=> Nếu hiểu “quý” theo ý chỉ “quý tộc” thì “bình” sẽ mang nghĩa “bình dân”.

Ngày nay, tranh tứ quý có thể hiểu là tranh gồm 4 loài cây, hoa mọc trên đất cùng với 4

loài chim tương ứng. >< Tranh tứ bình là 4 loài cây, hoa được đặt trong bình, không có

sự phân chia sang hèn giữa 2 dòng tranh nữa.

Tranh tứ bình phải có cây cối và chim muông đất đá thể hiện khí tượng bốn mùa, bao

hàm được âm dương ngũ hành trong tranh là đủ.

II. PHÂN LOẠI TRANH TỨ BÌNH

1. Bộ tranh Tứ quý

– Nói đến tranh tứ quý người ta nghĩ ngay tới bốn mùa xuân hạ thu đông, bởi lẽ tranh tứ quý lấy

bốn loài cây đặc trưng đại diện cho bốn mùa và mang những ý nghĩa khác nhau

2. Bộ tranh Tố nữ

– Là một loại tranh dân gian thuộc dòng tranh Hàng Trống của Việt Nam.

– Thuộc thể loại tranh Tứ Bình (bao gồm 4 bức tranh), thể hiện 4 thiếu nữ Việt Nam có trang

phục xưa, vấn tóc, mặc áo dài và đều đang đứng với 4 cử chỉ khác nhau: cô thổi sáo, cô cầm sênh

tiền, cô cầm quạt và cô gảy đàn nguyệt.

=> Mỗi người một vẻ đẹp và mang nét mặt thể hiện tâm hồn thiếu nữ Việt Nam xưa.

– Đi kèm theo mỗi bức tranh là có một bài thơ tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán.

– Mang đậm nét văn hoá dân tộc.

3. Tranh tứ bình kể chuyện

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH TỨ BÌNH

1. Tranh tứ quý

– Mỗi một mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng cho mùa đó. Mỗi loài hoa, loài cây lại tương

ứng với một loài chim. Khi thêu loài hoa ấy phải đi cùng với loài chim ấy mới là hợp quy tắc,

mới đúng luật.

+ Mùa Xuân: hoa Mai, Đào, Lan – Chim Điểu

+ Mùa Hạ: hoa Sen, Hồng – Chim Công .

+ Mùa Thu: hoa Cúc, Phù Dung – Chim Kê

+ Mùa Đông: Cây Trúc, Cây Thông (Tùng) – Hạc

– Mỗi một bộ tranh tứ quý đều gắn liền với một giai đoạn, mà mỗi một giai đoạn đó lại thịnh

hành bộ tranh tứ quý.

– Cho đến nay đã có rất rất nhiều những tranh tứ quý khác nhau, tuy cùng chung một ý nghĩa

mang trong nó là sự hoan hỉ cầu sức khỏe, man mắn, tài lộc, nhưng lại được thể hiện bằng vô số

những hình ảnh khác nhau.

– Cùng là một bộ tranh tứ quý tùng cúc trúc mai nhưng có đến hàng tá phong cách, kiểu dáng, bố

cục khác nhau.

2. Tranh tứ bình

– Đòi hỏi kỹ thuật điêu khắc tạo hình rất cao, đặc biệt là màu sắc, màu thuỷ tinh.

– Khi vẽ tranh hai mặt phải rất khéo léo về sự cảm nhận các gam màu, đậm nhạt do vị trí đặt

tranh quyết định

– Vì các gam màu phụ thuộc vào cường độ ánh sáng nơi đặt Tranh .

– Mang nặng phong cách của người Việt, là linh hồn của dòng Tranh Đông Hồ.

– Đường nét các hoạ tiết Tranh Tứ Bình của chúng ta khác nhiều so với dòng tranh của các nước

lân cận:

+ Sự cách điệu về các đường nét hoạ tiết cao hơn, cơ bản hơn, không nặng tính tả thực.

+ Tứ Bình mùa Thu không dùng hoa lan mà thể hiện bằng cây Hồng thế xen với khóm

Trúc quân tử làm ý nghĩa chủ đạo, lấy chim công thể hiện sự sang trọng và phong phú

thay cho các loài chim hoét đá, chèo bẻo.

IV. Ý NGHĨA CỦA TRANH TỨ BÌNH

1. Tranh tứ quý

– Bộ tranh truyền thống Tứ Quý thuộc bộ tranh truyền thống tứ bình (gồm có bốn bức) thể hiện

cảnh sắc bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

– Người ta treo tranh truyền thống Tứ Quý không chỉ để trang trí mà còn mang nhiều ý nghĩa để

cầu may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy trong đó.

– Hiểu tranh Tứ Quý phải hiểu được 4 loại cây, 4 mùa:

a) 4 LOẠI MÙA

+ Mùa xuân:

Là khoảng thời gian trăm hoa đua nở, không khí đất trời tươi vui, con người thì nhộn

nhịp

Là dịp để gia đình đoàn viên sau những tháng ngày xa cách

Là dịp để bạn bè họp mặt gặp gỡ chia sẻ công việc với nhau.

Là dịp tuyệt vời nhất để gửi đến cho nhau những lời chúc mừng mọi sự yên vui tốt đẹp

Mùa Xuân thương ưu tiên cho GIA ĐÌNH

+ Mùa hạ:

Hình ảnh cánh diều bay cáo vút trên trời cao của những tụi nhỏ chăn trâu thể hiện rõ

nét nhất không khí tươi vui của mùa Hạ,

Là khi kết thúc khoảng thời gian đoàn viên, mọi người lại lên đường bắt đầu vào công

việc làm ăn, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống của mình.

Mùa Hạ cũng có thể tượng trưng cho CÔNG VIỆC.

+ Mùa thu:

Thể hiện qua hình ảnh những tán cây khô trụi lá, không khí trời Thu thường rất lãng

mạn để cảm xúc yêu thương được thăng hoa.

Đối với những người đang yêu thì mùa Thu là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để thể

hiện tình cảm của mình.

Với những người đã nên vợ nên chồng: mùa Thu cũng là dịp để họ chăm sóc cho mối

quan hệ của mình càng tốt hơn.

Mùa thu đại diện cho tình YÊU THƯƠNG

+ Mùa đông:

Là khoảng thời gian cuối năm để mọi người cùng chiêm nghiệm lại cuộc sống của

mình trong thời gian qua

Thời tiết thì yên ắng, tĩnh mịch.

Không gian nhẹ nhàng sâu lắng.

Mùa Đông dường như rất thích hợp để nói lên những ĐỨC TÍNH của con người.

b) 4 LOẠI CÂY

+ Hoa cúc:

Biểu tượng của sự trường thọ.

Thường dùng để chúc thọ, chúc người già => có loài cúc mang tên Cúc Vạn thọ.

+ Hoa mai:

Mai là 1 cây hoa quý đối với người Trung Quốc, có thể coi là Quốc hoa.

Có màu trắng hoặc hồng, không phải là giống hoa mai vàng của miền Nam

ð

Vì trắng nên tượng trưng cho sự thanh khiết.

Chịu qua gió tuyết mùa đông nên thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt.

Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về.

+ Cây tùng:

– Là loại cây hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết

mà không chết không đổ.

– Cây tùng hiện thân cho đấng trượng phu, đấng anh hào…

+ Cây trúc:

Tre trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm

mại, đổ mà không gẫy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền

vị, vật chất.

Tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác

ð

Là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.

– Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của bộ Tứ Quý, một yếu

tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của

người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán

sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất.

+ Biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh

tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.

+ Biểu tượng tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh – những kinh sách quan trọng của người Trung

Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa.

+ Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn –

nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa

sơn.

+ Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…

– Trong quan niệm của người phương Đông, bộ tứ quý là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc,

vĩnh cửu, hạnh phúc… như tứ phương, tứ trụ, tứ đức…

+ Ở Việt Nam, bộ tứ quý còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm

bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao

gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc, tứ nghề Ngư, tiều, canh, mục. (người đánh cá, người

đốn củi, người cày thuê, người chăn nuôi)

+ Về quyền lực: Công, hầu, khanh, tướng (quận công, hầu tước, quan văn, quan võ) là

bốn tầng lớp sang trọng nhất trong xã hội xưa.

+ Tiếp theo là tứ dân: Sĩ, nông, công, thương. (tầng lớp trí thức là những người được học

chữ nhiều, người làm ruộng, người làm thợ các ngành nghề thủ công, người đi buôn)

– Là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở

các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt

Nam.

– Biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ.

=> Được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.

2. Tranh tứ bình

– Thông qua sự sắp đặt cây cối với chim muông đất đá thành từng đôi có sự xen kẽ thể hiện quy

luật thiên nhiên => Thể hiện sự khát vọng con người trong cuộc sống, một môi trường cỏ cây

hoa lá xanh tươi, từng đôi uyên ương xoắn xuýt, an lành bình yên vui vẻ.

– Đồng thời thể hiện Tình Yêu – sự gắn bó chung thuỷ rất mật thiết:

+ Ý nghĩa Trúc quân tử thể hiện tính cách cho các bậc quân tử, cây thông già đứng giữa

trời thách thức với thiên nhiên trở che cho đôi hạc khỏi cái lạnh giá mùa Đông..

V. TRANH TỨ BÌNH TRONG ĐỜI SỐNG

– Tứ Bình là tượng của bốn mùa, nhà nào cũng có thể dùng để trang trí.

– Tranh Tứ Bình có tính bình hoà âm dương ngũ hành, giảm sự thái quá cho gia chủ. Điều

đó cũng có nghĩa làm tăng Ngũ Phúc: Phúc – Thọ – Lộc – Khang – Ninh cho gia đình.

– Giá thành một bộ tranh rất cao vì được làm rất công phu, từ 1 triệu 6 trở lên cho một

bức.

* Tranh tứ bình khắc trên kính

– Được thể hiện trên rất nhiêu chất liệu như: giấy, vải, gỗ, đá… nhưng tranh tứ bình khắc

trên kính mang sắc thái riêng biệt độc đáo nhờ sự khúc xạ ánh sáng màu thuỷ tinh được tôn vẻ

đẹp đến đỉnh điểm với nhiều màu sẵc phong phú của tác phẩm,với độ tán xạ ở nhiều mức độ

khác nhau mà không thể loại tranh nào sánh được.

– Mặt khác tranh còn nhìn được cả hai phía như nhau ,có thể làm được bình phong, vách

chắn, tranh treo tường, cửa bốn cánh..

-Không chỉ trang trí nội thất mà còn thể hiện trang trí ngoại thất.

– Có độ bền cao vĩnh cửu là nhờ chất liệu nền thuỷ tinh và màu vô cơ có độ bám chắc cao

như tranh sứ.

* Tranh tứ quý bằng đồng

– Được sản xuất thủ công bằng phương pháp gò chạm trên chất liệu đồng tấm (đồng đỏ

hoặc đồng vàng).

+ Với bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân, kinh nghiệm truyền thống của làng nghề,

những bức tranh tứ quý hiện ra rất đặc sắc, độc đáo và sang trọng

ð

Góp phần trang trí không gian nội thất và mang lại những điều tốt đẹp cho gia

chủ.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://dodongdep.com/blog-do-dong/tan-man-ve-tranh-tu-binh.html

http://dodongdep.com/blog-do-dong/y-nghia-tranh-tu-quy.html

http://hiephoitranhviet.com/4266/tranh-tu-quy.aspx

http://kienthuccovat.com/tranh-tu-quy-va-tranh-tu-binh/

http://muabantranhtheu.com/content/y-nghia-cua-bo-tu-quy-tung-cuc-truc-mai.html

http://tranhtheuchuthap.vn/tin-tuc-y-nghia-bo-tu-quy-tung-truc-cuc-mai-565-148.aspx

http://sentichmich89.blogspot.com/2014/01/nam-moi-xem-tranh-tu-binh.html

http://tranhtheutayhue.com/hoat-dong/tranh-theu-tay-bo-tu-quy-qua-tang-y-nghia-cho-nguoithan.html

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh_t%E1%BB%91_n%E1%BB%AF

http://tranhdongcaocap.com.vn/su-thi-vi-trong-tranh-tu-quy-ns114

Rate this post

Viết một bình luận