Tà kiến là gì? Nhà Phật nói như thế nào về ngu si?

Có một định nghĩa “tà kiến” là: Khi bạn rơi vào vòng tự so sánh mình với người khác, chấp ngã có lúc khiến bạn nghĩ mình không bằng người khác, có lúc làm bạn cho rằng mình ưu việt hơn, từ đó tạo ra tâm lý tự quan trọng bản thân.

Theo Phật, “tà kiến” là ngu si. Ngu si biểu hiện ra bên ngoài chính là tà tri tà kiến. Tà tri tà kiến là cách nghĩ sai lầm, cách nhìn sai lầm.

Cách nghĩ, cách nhìn của bạn hoàn toàn trái ngược với tự tánh, đây gọi là si. Cho nên, si chính là tà kiến. Có thể xa lìa ngu si, đây là việc khó khăn nhất, khó hơn nhiều so với hai điều phía trước. Trong thập thiện, bảy điều phía trước đều dễ dàng đoạn, chỉ có một điều sau cùng này là khó đoạn.

Trong kinh điển Phật có một ví dụ, đoạn si hoặc giống như ngó sen đứt còn vương tơ, rất khó đoạn sạch sẽ. Đoạn phiền não, trì giới, tu định thì được. Trong mười điều này thì chín điều phía trước có thể trì giới. Thân và khẩu có thể không phạm, có thể tu định. Định có thể đoạn tham, sân, nhưng mà si thì vô phương. Muốn đoạn si thì nhất định phải khai trí tuệ. Sau khi trí tuệ mở rồi thì si mới có thể đoạn sạch. Không khai trí tuệ thì không có biện pháp nào cả. Chúng ta phải biết rằng, ngu si là gốc rễ của mọi phiền não. Tại sao lại có tham, tại sao lại có sân? Là vì ngu si. Tại sao thân tạo ra sát-đạo-dâm; khẩu tạo ra vọng ngữ, lưỡng thiệt? Đều là do ngu si. Từ đó cho thấy, khai trí tuệ là quan trọng. Mục tiêu cuối cùng của tu học Phật pháp là ở khai trí tuệ. Khai trí tuệ mới đoạn được gốc rễ ngu si phiền não. Cách khai trí tuệ như thế nào vậy? Nhất định phải nương giới để được định, do định khai tuệ. Phật đã nói với chúng ta cái thứ lớp này. Đây là quá trình mà tất cả chư Phật mười phương ba đời phải tu học, chúng ta muốn tu cũng không ngoại lệ.

Tà kiến là gì? Nhà Phật nói như thế nào về ngu si?

Biết bao nhiêu người muốn tu, mà tu cả đời cũng không thể khai trí tuệ. Nguyên nhân do đâu vậy? Giới không thanh tịnh thì định cũng không đạt được, vậy làm sao có trí tuệ? Cái trí tuệ không có giới định, trong Phật pháp gọi là “thế trí biện thông”, nhà Nho gọi là “cái học nhồi nhét”, không phải trí tuệ. Bạn nghe nhiều, thấy nhiều, nhớ rất nhiều, đây không phải từ trong tự tánh mà toàn là đến từ bên ngoài, đây là “cái học nhồi nhét”. Nhà Nho đối với sự việc này nói rất hay: “Cái học nhồi nhét không đủ để làm thầy người khác vậy”. Qua đó có thể thấy, thời xưa lựa chọn thầy sẽ không chọn người học nhồi nhét, mà chọn thầy thật sự có tu, có chứng. Gọi là “có tu” chính là phải đem những thứ đã học được hoàn toàn thực hiện. Nếu không thể thực hiện thì đó là giả, chứ không phải thật. Người chân tu nhất định thực hiện, điểm này vô cùng quan trọng. Thực hiện chính là ở trong Phật pháp gọi là “trì giới”. Trì giới mới có thể được định. Thiền định sâu mới khai trí tuệ, định cạn vẫn không có trí tuệ. Nhà Phật nói “Tứ thiền bát định” đều không có trí tuệ, cho nên không ra khỏi tam giới. Vì vậy, cái định công này phải sâu thì mới khai trí tuệ.

PS TỊNH KHÔNG

Rate this post

Viết một bình luận