Tác dụng, cách sử dụng, lưu ý khi sử dụng tinh dầu tỏi

Tỏi ngoài là gia vị của các món ăn thì còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Tinh dầu tỏi là chiết xuất của tỏi có tác dụng làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp. Để biết thêm nhiều tác dụng của tinh dầu tỏi, cách sử dụng và lưu ý khi dùng tinh dầu tỏi ra sao. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Tỏi vừa là gia vị vừa là bài thuốc thiên nhiên nên được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tinh dầu tỏi chính là thành phẩm của tỏi có được bằng phương pháp chưng cất hơi nước

1

Tác dụng của tinh dầu tỏi

Điều trị mụn trứng cá

Tinh dầu tỏi chứa nhiều các vitamin và khoáng chất

Tinh dầu tỏi có nhiều hoạt chất giúp da khỏe mạnh và hết mụn

Tỏi được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên. Trong tỏi có chứa allicin, allicin giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, nó cũng giúp giảm tình trạng sưng và viêm do mụn gây ra. Tỏi còn chứa nhiều các vitamin và các khoáng chất như vitamin C, vitamin B6, selen, đồng và kẽm có tác dụng trong việc chống lại các tác nhân gây mụn trứng cá.

Một trong những nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là do bã nhờn, kẽm có tác dụng kiểm soát bã nhờn tốt. Việc sử dụng tinh dầu tỏi sẽ giúp da sáng hơn, khỏe mạnh và hết mụn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có đặc tính chống viêm. Những đặc tính này được cho là có thể giúp làm giảm tình trạng sưng tấy của mụn trứng cá. [1]

Điều trị viêm họng

Sử dụng tinh dầu tỏi có thể cải thiện tình trạng đau họng

Tinh dầu tỏi là một bài thuốc dân gian trong điều trị viêm họng

Dầu tỏi có chứa allicin, một hợp chất có đặc tính kháng virus và kháng nấm. Sử dụng dầu tỏi có hiệu quả trong việc điều trị viêm họng do virus gây ra. Theo một nghiên cứu cho rằng, tỏi có khả năng kháng khuẩn chống lại nhiều loại vi khuẩn. [2]

Giảm cơn đau răng

Allicin trong tinh dầu tỏi giúp chống sâu răng hiệu quả vì đặc tính chống viêm của nó

Tinh dầu tỏi có chứa những hoạt chất có thể làm dịu cơn đau răng một nhanh chóng

Khi đau răng người bệnh bứt rứt khó chịu vô cùng, kèm theo đó là việc không thể ăn uống bình thường, điều này khiến cho tinh thần mệt mỏi. Tinh dầu tỏi sẽ làm dịu cơn đau răng của bạn. Hợp chất có trong tinh dầu tỏi là allicin sẽ giúp giảm đau răng và tình trạng sưng tấy của răng cũng như kiềm chế hoạt động của vi khuẩn, do đó ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Hạ huyết áp

Các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ là những kẻ giết người thầm lặng. Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các bệnh này. Các nghiên cứu trên người đã phát hiện ra chất tinh dầu tỏi có tác động đáng kể đến việc giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao. [3]Liều dùng phải khá cao để có tác dụng mong muốn. Lượng cần thiết tương đương với khoảng bốn tép tỏi mỗi ngày.[4]

Giảm cholesterol, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch

– Tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và LDL .

– Đối với những người có cholesterol cao, bổ sung tỏi làm giảm cholesterol.[5]

– Mức chất béo trung tính cao là một yếu tố nguy cơ khác được biết đến của bệnh tim, nhưng tỏi dường như không có tác động đáng kể đến mức chất béo trung tính. [6]

Tăng cường miễn hệ miễn dịch bao gồm cả cảm lạnh thông thường

Tinh dầu tỏi có công dụng tăng cường sức đề kháng

Bổ sung chiết xuất của tỏi hàng ngày giúp tăng sức đề kháng

Tinh dầu tỏi được biết là một loại kháng sinh tự nhiên, do vậy nó có thể tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.

Một nghiên cứu lớn kéo dài 12 tuần cho thấy bổ sung tỏi hàng ngày làm giảm 63% số ca cảm lạnh so với giả dược. [7]

Chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.

– Tỏi có chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại sự lão hóa và tổn thương tế bào. [8] Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.

– Liều cao bổ sung tỏi đã được chứng minh là làm tăng các enzym chống oxy hóa ở người, cũng như giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa ở những người bị huyết áp cao. [9]

– Các tác động kết hợp trong việc giảm cholesterol và huyết áp, cũng như các đặc tính chống oxy hóa, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh não phổ biến như bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ. [10]

Ngăn ngừa rụng tóc

Sử dụng tinh dầu tỏi giúp tóc phát triển nhanh hơn và khỏe mạnh hơn

Người ta thường sử dụng tinh dầu tỏi xoa đều vào tóc rồi ủ để qua đêm sau đó gội lại bằng nước sạch

Nhờ có chứa các thành phần như: lưu huỳnh, vitamin E, vitamin C, vitamin B6 và vitamin B1, tinh dầu tỏi không chỉ có công dụng ngăn ngừa rụng tóc và hư tổn mà còn giúp củng cố chân tóc và nang tóc, thúc đẩy tóc mọc nhanh hơn

Giảm nhiễm trùng tai

Tinh dầu tỏi làm giảm cơn đau tai hiệu quả

Cũng nhờ đặc tính chống viêm có trong tinh dầu tỏi mà có tác dụng tốt đối với việc điều trị nhiễm trùng tai

Tinh dầu tỏi có tác dụng chữa nhiễm trùng tai, đây là một phương thuốc truyền thống. Cũng là nhờ đặc tính chống viêm và chống nhiễm khuẩn của hoạt chất allicin có chứa trong tỏi. Giúp làm giảm viêm và giảm cơn đau hiệu quả.

Thuốc chống muỗi tự nhiên

Tinh dầu tỏi có thể xua muỗi

Tỏi có mùi khá mạnh nên đó là ưu điểm giúp chống muỗi hiệu quả

Tinh dầu tỏi còn có tác dụng chống muỗi tốt vì mùi đặc trưng của nó.

2

Cách sử dụng tinh dầu tỏi

Tùy theo từng loại bệnh mà ta có cách sử dụng tinh dầu tỏi khác nhau

Tinh dầu tỏi được biết đến là một trong những loại kháng sinh tự nhiên được sử dụng rộng rãi và có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Tùy theo từng loại bệnh mà chúng ta sử dụng tinh dầu tỏi theo nhiều cách khác nhau, để uống hoặc bôi lên da hoặc xông,… Sử dụng tinh dầu tỏi đúng cách sẽ giúp hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

– Đối với tinh dầu tỏi dạng lỏng, bạn phải pha loãng với nước trước khi uống chứ không được uống trực tiếp tinh dầu ở dạng cô đặc, bởi ở dạng cô đặc, tinh dầu có thể làm bỏng các niêm mạc vùng hầu họng của bạn. Với trẻ nhỏ, nếu trẻ cảm thấy khó chịu khi uống tinh dầu thì bạn có thể hòa loãng với nước, trộn cùng thức ăn để cho trẻ uống. Một lưu ý nhỏ là bạn nên dùng tinh dầu tỏi khi thức ăn đã bằng với nhiệt độ phòng, vì khi tinh dầu ở nhiệt độ cao sẽ dễ bay hơi.

– Đối với dạng viên uống dầu tỏi, bạn nên uống với liều lượng nhất định theo hướng dẫn trên vỏ hộp hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

– Đối với các trường hợp đau răng và đau tai, chúng ta nên sử dụng tăm bông hoặc bông gòn chấm vào vị trí đau, giữ tầm 15-20 phút sẽ cải thiện tình trạng đau và sưng tấy.

– Đối với trường hợp cảm lạnh, ho, đau họng.

Xông hơi: Thêm tối đa 7 giọt tinh dầu vào 2 cốc nước sôi; trùm khăn lên đầu và hít hơi nước qua mũi. Nhắm mắt để tránh kích ứng mắt.

Hít trực tiếp: Nhỏ 2 hoặc 3 giọt tinh dầu vào miếng bông gòn rồi hít vào.

Khuếch tán: Thêm vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán trong phòng. Dầu khuếch tán sẽ giúp khử trùng không khí.

Bôi ngoài da: Thêm tối đa 10 giọt tinh dầu vào 2 muỗng canh dầu nền, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu jojoba; áp dụng nó vào da cổ họng của bạn.

– Đối với trường hợp xua đuổi muỗi, chúng ta có dùng bông thấm lớp nhẹ lên các vùng da tiếp xúc bên ngoài hoặc có dạng xịt, chỉ cần xịt vào xung quanh nơi bạn ở là có thể tránh được muỗi.

– Đối với trị mụn trứng cá chúng ta có thể kết hợp tinh dầu cùng cái loại sản phẩm khác như sữa chua, mật ong hoặc pha loãng cùng với nước, dùng tăm bông chấm vào nhưng nốt mụn, để trong vòng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

3

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tỏi

Tuyệt đối không được bôi tinh dầu tỏi trực tiếp lên bề mặt da

Việc sử dụng tinh dầu tỏi nên tham khảo các ý kiến của những chuyên gia

Tinh dầu tỏi là một phương thuốc chữa bệnh lâu đời, nhưng không phải cứ sử dụng như thế nào cũng được. Có những trường hợp đặc biệt cần lưu ý sau đây:

– Không nên sử dụng tinh dầu tỏi khi đói bụng. tốt nhất là bạn nên dùng nó trong hoặc sau bữa ăn.

– Nếu dùng chung với các loại thuốc khác thì nên dùng cách nhau ít nhất 1-2 tiếng đồng hồ.

– Với trẻ nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

– Các loại tinh dầu được xem xét cẩn thận hơn nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, vì chưa có đủ nghiên cứu để xác định xem chúng có an toàn hay không.

– Tinh dầu cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng. Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn gặp phải bất kỳ trường hợp nào khi sử dụng

– Nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng tinh dầu tỏi.

– Đối với những người đang bị trào ngược dạ dày thực quản, thì việc sử dụng tinh dầu tỏi phải hết sức thận trọng vì nó có thể làm tăng tình trạng ợ hơi và ợ chua.

– Tuyệt đối không được bôi tinh dầu tỏi trực tiếp lên da khi chưa pha loãng.

Tóm lại, tinh dầu tỏi là một sản phẩm tự nhiên tuyệt vời, có nhiều công dụng tốt, có thể chống lại mọi loại bệnh tật. Nhưng chúng ta cũng không nên sử dụng một cách tùy tiện mà hãy lựa chọn cách tham khảo các ý kiến của chuyên gia.

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp cho các bạn đọc biết thêm được vài thông tin về tinh dầu tỏi cũng nhưng các tác dụng mà nó đem lại cho cuộc sống của bạn.

Nguồn: Vinmec, healthline

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Tỏi đen là gì? Tác dụng của tỏi đen đối với sức khoẻ

>>>>> Sử dụng tỏi đen đúng cách để không phản tác dụng

Nguồn tham khảo
  • Short-term heating reduces the anti-inflammatory effects of fresh raw garlic extracts on the LPS-induced production of NO and pro-inflammatory cytokines by downregulating allicin activity in RAW 264.7 macrophages.

    https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0278691513002287

  • Garlic: a review of potential therapeutic effects

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4103721/#__ffn_sectitle

  • Chiết xuất tỏi già làm giảm huyết áp ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp được điều trị nhưng không kiểm soát được: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20594781/

  • Bổ sung tỏi ngăn ngừa tổn thương DNA oxy hóa trong bệnh tăng huyết áp cần thiết

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16335787/

  • Tỏi để điều trị chứng tăng cholesterol trong máu. Phân tích tổng hợp các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10975959/

  • Chiết xuất tỏi già cải thiện mức adiponectin ở những đối tượng mắc hội chứng chuyển hóa: một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng với giả dược, ngẫu nhiên,

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23533302/

  • Ngăn ngừa cảm lạnh thông thường bằng thực phẩm bổ sung tỏi: một cuộc khảo sát mù đôi, có đối chứng với giả dược

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11697022/

  • Lượng tỏi và các thành phần hoạt tính sinh học của nó

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11238796/

  • Ảnh hưởng của việc tiêu thụ tỏi đối với các thông số chống oxy hóa huyết tương và hồng cầu ở người cao tuổi

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18463427/

  • Tỏi làm giảm chứng mất trí nhớ và nguy cơ mắc bệnh tim

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16484570/

4 tháng trước

33
0

Rate this post

Viết một bình luận