Tác dụng chữa bệnh của hoa sứ trắng

Trong y học cổ truyền, các bộ phận của hoa sứ (còn gọi hoa đại) đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng các chế phẩm được tinh chế từ loại cây kiểng quen thuộc này.

Quốc hoa nhiều nước

Cây sứ có tên khoa học là Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae), nguồn gốc từ Trung Mỹ và Caribe, là quốc hoa của Nicaragua và Lào. Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là cây đại, bông sứ, chămpa; ngoài ra còn có tên miễn chi, kê đảm tử. Cây sứ ra hoa có màu từ trắng, vàng tới hồng, đỏ.

Đây là loài cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 8 – 10m, mủ trắng. Hoa thơm, nở vào mùa hè và mùa thu. Hoa chủ yếu toả hương về đêm nhằm lôi kéo các loài bướm nhân sư (họ Sphingidae) thụ phấn cho chúng. Lá mọc so le, bản to, hình bầu dục hay xoan thuôn, có mũi ngắn, không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới. Hoa thường có tâm vàng, cánh hoa dày, nhuỵ nhiều dính trên ống tràng. Quả choãi ra thẳng hàng, dài khoảng 10 – 15cm. Hạt có cánh mỏng.

Cây thường mọc ở các đình chùa, các vườn hoa và được trồng bằng cành. Các loài sứ rất dễ nhân giống bằng cách: lấy các đoạn cắt ra từ phía đầu của các cành không có lá về mùa xuân, để khô phần gốc trước khi cắm vào đất. Cũng có thể giâm cành hay cho hạt nảy mầm. Cây được trồng nhiều vì có hoa đẹp, mùi thơm, nhiều bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc.

Hương gây mùi thuốc

Theo y học cổ truyền, các bộ phận sau của cây sứ có thể dùng làm thuốc: vỏ thân, vỏ rễ, hoa, nụ hoa, lá tươi và nhựa cây, nhưng sử dụng nhiều nhất là hoa. Toàn cây có chứa một loại kháng sinh thực vật là fulvo plumierin, có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát triển của một số vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Từng bộ phận khác nhau của cây có những công dụng khác nhau:

Vỏ thân, vỏ rễ: trong vỏ thân có glucozit là agoniadin và một chất đắng là plumierit. Vỏ thân và rễ hơi có độc, vị đắng, tính mát. Dân gian sử dụng để làm thuốc tẩy xổ, nhuận tràng, chữa táo bón (thay thế cho đại hoàng) và chữa thuỷ thũng.

Nhựa mủ: thành phần chủ yếu là axít plumeric. Cũng có thể dùng nhựa mủ để tẩy xổ, nhưng liều thấp hơn nhiều so với vỏ thân, 0,5 – 0,8g/ngày dưới dạng nhũ dịch. Nhựa còn được bôi ngoài để chữa chai chân và vết loét viêm tấy.

Lá cây: kinh nghiệm dân gian dùng lá cây sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Hoa: chứa tinh dầu, mùi thơm đặc trưng, là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Theo y học cổ truyền, hoa sứ có công dụng tiêu đờm, trừ ho, hạ áp.

Người dân thường sử dụng hoa sứ phơi khô để làm thuốc chữa ho, kiết lỵ và tiêu chảy. Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Nên thu hái hoa khi vừa nở hết, phơi hay sấy khô dùng dần. Hoa sứ còn có tác dụng hạ huyết áp đã được chứng minh qua thực nghiệm. Tác dụng hạ áp, xuất hiện nhanh và tương đối bền vững, không làm giãn mạch, không tác dụng với tuần hoàn ngoại biên.

Ai kỵ hoa sứ?

Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể dùng để làm thuốc. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu so sánh tác dụng sinh học của loài sứ cho hoa trắng với những loại có màu hoa khác. Với trường hợp ho đờm, tăng huyết áp, khó ngủ, dân gian thường dùng loại hoa cánh trắng, tâm điểm vàng, được trồng làm cảnh ở đình chùa, nơi công cộng.

Lưu ý, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng hoa sứ. Người suy nhược, già yếu, phụ nữ có thai, tiêu chảy không nên dùng do các thành phần trong cây có tác dụng tẩy xổ khá mạnh.

BÀI THUỐC TỪ CÂY SỨ

Cây sứ còn gọi là cây đại, bông sứ, miễn chi, kê đảm tử…, có tên khoa học là Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey, thuộc họ trúc đào (Apocynaceae) là loài cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 8 – 10m.

Lá mọc so le, bản to, hình bầu dục hay xoan thuôn, có mũi ngắn, không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới. Tùy theo loài, hoa sứ có màu từ trắng, vàng tới hồng, đỏ và nở vào xuân, mùa hè rất thơm. Tuy nhiên, dùng loại hoa cánh trắng, tâm điểm vàng để làm thuốc mới có tác dụng.

Theo các thầy thuốc, các bộ phận của hoa sứ đều có thể dùng làm thuốc như vỏ thân, vỏ rễ, hoa, nụ hoa, lá tươi và nhựa cây, nhưng sử dụng nhiều nhất là hoa. Toàn cây có chứa một loại kháng sinh thực vật là fulvo plumierin, có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát triển của một số vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Từng bộ phận khác nhau của cây có những công dụng khác nhau:

– Vỏ thân, vỏ rễ: Trong vỏ thân có glucozit là agoniadin và một chất đắng là plumierit. Vỏ thân và rễ hơi có độc, vị đắng, tính mát. Dân gian sử dụng để làm thuốc tẩy xổ (dùng 8 – 15 g), nhuận tràng (dùng 3 – 5 g), chữa táo bón (thay thế cho đại hoàng) và chữa thuỷ thũng. Người suy nhược, già yếu, phụ nữ có thai, tiêu chảy không nên dùng do các thành phần trong cây có tác dụng tẩy xổ khá mạnh và hơi có độc. Cần tham vấn thầy thuốc trước khi sử dụng.

– Lá sứ: Kinh nghiệm dân gian dùng lá cây sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt.

– Nhựa mủ: Thành phần chủ yếu là axít plumeric. Cũng có thể dùng nhựa mủ để tẩy xổ, nhưng liều thấp hơn nhiều so với vỏ thân, 0,5 – 0,7g/ngày dưới dạng nhũ dịch.

– Hoa: Hoa sứ có công dụng tiêu đờm, trừ ho, hạ áp. Trong dân gian thường sử dụng hoa sứ phơi khô để làm thuốc chữa ho, kiết lỵ… Hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Nên thu hái hoa khi vừa nở hết, phơi hay sấy khô dùng dần.

Một số bài thuốc hay có dùng cây sứ

– Chữa cao huyết áp, bằng cách dùng như sau: Hằng ngày sử dụng 12 – 20g hoa sứ (loại khô), đem sắc (nấu) lấy nước, uống thay trà trong ngày.

– Bong gân: Dùng một lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ sưng. Lại dùng một ít lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo và đắp phía ngoài rồi cố định bằng băng hoặc vải sạch. Ngày đắp 1 – 3 lần liên tục như vậy 1 – 2 ngày.

– Đau nhức hay mụn nhọt: Cũng dùng lá tươi giã nhuyễn đắp vào.

– Chân răng sưng đau: Vỏ rễ ngâm rượu, dùng ngậm rất hiệu quả (chú ý không được nuốt).

– Ho: Sử dụng 4 – 12g hoa sứ khô, sắc lấy nước, uống thay trà trong ngày (dùng loại hoa cánh trắng, tâm điểm vàng).


MỘT SỐ CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH CỦA HOA SỨ

Nhiều tên gọi khác nhau

Lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y VN) cho biết, cây hoa sứ còn gọi là hoa đại, ở bên nước Lào gọi là chămpa, còn thầy thuốc Đông y ở Trung Quốc gọi là miến chi tử, lôi chùa hoa, đại quỳ hoa… Loài cây này thuộc họ trúc đào.

Thời xa xưa, dân gian thường dùng hoa đại phơi khô để làm thuốc chữa chứng ho, kiết lỵ và tiêu chảy. Khoảng vài chục năm trở lại đây, loài hoa này được phát hiện có thêm tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp. Vào những năm 1960, trong nước cũng từng có công trình nghiên cứu chỉ ra hoa sứ có tác dụng hạ huyết áp, hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi. Hoa sứ giúp hạ huyết áp nhưng không làm giãn mạch, không tác dụng lên hoàn ngoại biên, mà tác dụng vào trung tâm và cũng không tác dụng trên hệ phó giao cảm. Tác dụng hạ huyết áp xuất hiện nhanh và tương đối bền vững. So với rễ cây ba gạc, thì hoa sứ có tác dụng nhanh hơn, độ độc cũng thấp hơn.

Ngoài cây hoa sứ như ta thường gặp còn có loại sứ Thái Lan gọi là sứ sa mạc, cũng thuộc họ trúc đào, có nguồn gốc ở các nước châu Phi, được nhập và trồng làm cây cảnh ở nước ta. Loại này ra hoa quanh năm ở các tỉnh phía Nam nước ta, còn ở phía Bắc thì ra hoa vào mùa hè, người ta đã lai tạo ra nhiều màu hoa đỏ, trắng, hồng… Theo lương y Quốc Trung, loại hoa sứ Thái Lan này chủ yếu để làm kiểng chứ không dùng để chữa bệnh.

Bài thuốc từ cây sứ

Lương y Quốc Trung cho biết: gần đây, hoa sứ được nhiều người sử dụng chữa cao huyết áp, bằng cách dùng như sau: Hằng ngày sử dụng 12 – 20g hoa sứ (loại khô), đem sắc (nấu) lấy nước, uống thay trà trong ngày.

Ngoài dùng hoa, dân gian còn dùng vỏ thân hay vỏ rễ của cây hoa sứ để làm thuốc tẩy (thay cho vị thuốc đại hoàng) và chữa thũng nước, bằng cách: dùng 5 – 10g vỏ thân (hay vỏ rễ) đem sắc lấy nước đặc, chia ra 3 lần uống trong ngày. Cũng có thể chế vỏ cây thành cao đặc, sử dụng với liều 0,2 – 0,5g/ngày, có thể tăng dần lên tới 1 – 2g/ngày.

Có thể dùng nhựa mủ của thân cây để làm thuốc tẩy với liều 0,5 – 0,8g/ngày dưới dạng nhũ dịch. Nhựa còn có thể sử dụng chữa tình trạng chai ở chân và vết loét. Dân gian còn dùng lá cây hoa sứ chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt. Để chữa bong gân, dùng một lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn đắp lên chỗ sưng, và dùng một lá tươi khác, hơ lên lửa cho héo để nguội rồi đắp lên phía ngoài, sau đó cố định lại bằng băng hoặc bằng miếng vải sạch. Ngày đắp 1 – 3 lần, làm liên tiếp như vậy 1 – 2 ngày tùy theo từng trường hợp nặng hay nhẹ. Để chữa đau nhức hay mụn nhọt cũng dùng lá tươi giã nhuyễn, đắp vào những nơi bị đau…

Cây hoa sứ được trồng nhiều trong nước. Loài hoa này ngoài làm kiểng còn có công dụng chữa bệnh nhưng ít người biết. Theo y học cổ truyền, hoa sứ còn gọi là hoa đại, ở bên nước Lào gọi là Chămpa, còn thầy thuốc Đông y ở Trung Quốc gọi là miến chi tử, lôi chùa hoa, đại quỳ hoa…

Loài cây này thuộc họ trúc đào. Thời xa xưa, dân gian thường dùng hoa đại phơi khô để làm thuốc chữa chứng kiết lỵ và tiêu chảy. Khoảng vài chục năm trở lại đây, loài hoa này được phát hiện có thêm tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp. Vào những năm 1960, trong nước cũng từng có công trình nghiên cứu chỉ ra hoa sứ có tác dụng hạ huyết áp, hoa khô có tác dụng mạnh hơn hoa tươi.

Hoa sứ được nhiều người sử dụng chữa cao huyết áp, bằng cách dùng như sau: hằng ngày sử dụng 10-20g hoa sứ khô, đem nấu lấy nước uống thay trà. Riêng sứ Thái Lan chủ yếu để làm kiểng chứ không dùng để chữa bệnh.


Tác dụng chữa bệnh của gà ác
Tác dụng chữa bệnh của bí đao
Tác dụng chữa bệnh của giun đất
Tác dụng chữa bệnh của âm nhạc
Tác dụng chữa bệnh của thạch anh tím
Tác dụng chữa bệnh của bột sắn dây

(st)

Rate this post

Viết một bình luận