Tác dụng của quả sầu riêng là gì?

Sầu riêng có tác dụng gì? Bệnh tiểu đường có ăn được sầu riêng không? Có nên ăn sầu riêng buổi tối không?… và tất tật những điều bạn nên biết sẽ có qua bài viết sau đây, đừng bỏ qua nó nhé!

Quả sầu riêngQuả sầu riêngQuả sầu riêng

1. Đặc điểm và tác dụng của sầu riêng

Một vài nét về sầu riêng.

1.1. Sầu riêng là quả gì?

Sầu riêng là loại quả được trồng và sử dụng rộng rãi ở các nước Đông Nam Á đặc biệt là Thái Lan và Malaysia. Có tên khoa học là: Durio zibethinus và có tên tiếng anh là: Durian.

Cây có thể cao tới 40m, lá luôn xanh, mọc đối xứng hình elip, hoa mọc thành từng chùm lớn trên cành hoặc thân. Quả có mùi độc đáo, vỏ có nhiều gai nhọn, cứng. 

Một trái sầu riêng có từ 4 – 6 múi, mỗi múi có 1 – 3 hạt. Phần ăn được gọi là phần thịt (cơm) bao quanh hạt cứng. hạt có kích cỡ như hạt mít.

Hạt sầu riêng có ăn được không? Hạt có thể ăn được nếu được nướng, luộc hay chiên lên.

1.2. Sầu riêng gồm những loại nào?

Một số loại phổ biến ở Việt Nam.

  • Sầu riêng Ri 6: Là giống sầu của Việt Nam, quả có dạng bầu dục, phần đáy hẹp, vỏ quả mỏng có màu xanh lá, khi chín cho màu vàng, mùi thơm đặc trưng, cơm dày, hạt lép, vị ngọt.
  • Sầu riêng chuồng bò: Có quả nhỏ hơn loại Ri 6, hơi bầu, vỏ quả mỏng màu xanh, gai to. Cơm có màu vàng nhạt, mềm và béo ngậy.
  • Sầu riêng khổ qua: Gồm hai giống là khổ qua vàng và khổ qua xanh. Giống khổ qua xanh cho năng suất cao và chất lượng hơn nên được ưa chuộng hơn. Sầu riêng khổ qua xanh có dạng bầu dài như quả trám, màu vỏ xanh giống màu trái khổ qua, gai nhọn và khá dày. 
  • Sầu riêng Monthong Thái Lan: Quả có màu xanh hoặc ghi, hình trứng hoặc hình chữ nhật, gai dày. Cơm có mùi thơm nhẹ, màu vàng nhạt, dày và khô ráo có thể bảo quản lâu.
  • Sầu riêng Cái Mơn: Có xuất xứ từ Campuchia, quả bé, vỏ mỏng màu xanh ngắt, gai thưa. Cơm có màu vàng nhạt như mỡ gà, hạt lép, vị béo đậm đà.

Hoa sầu riêngHoa sầu riêng

1.3. Thành phần chất dinh dưỡng 

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam:

  • Ascorbic Acid: 23,9 – 25,0mg
  • Khoáng chất: Canxi: 7,6 – 9,0mg; Phốt pho: 37,8 – 44,0mg; Kali: 436mg; Sắt: 0,73 – 1,0mg
  • Vitamin A: 20 – 30IU; Vitamin B: 0,24 – 0,352mg; Vitamin B2: 0,20mg; Vitamin B3: 83 – 0,70mg
  • Đường: 12,0g
  • Protein: 2,5 – 2,8g
  • Chất béo: 5.33g
  • Chất xơ: 3,8g
  • Carbohydrates: 30,4 – 34,1g

>>> Xem thêm: Hồng xiêm – Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng

2. 8 lợi ích của sầu riêng

Một số công dụng của loại quả này đối với cơ thể mà không phải ai cũng biết. 

2.1. Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư

Sầu riêng được cho là có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Là loại trái cây có chứa polyphenol có tác dụng ức chế sự phát triển và thậm chí tiêu diệt tế bào ung thư. Trong một nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng polyphenol có tác dụng bảo vệ và chống lại các dòng tế bào ung thư vú.

2.2. Chữa bệnh thiếu máu

Là một loại quả chứa rất nhiều sắt và folate có tác dụng kích thích sự sản sinh tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó các khoáng chất khác có trong quả cũng kích hoạt quá trình này giúp bổ sung tế bào hồng cầu cho những người thiếu máu.

2.3. Giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ

Sầu riêng chứa tryptophan – một hoạt chất thúc đẩy quá trình sản xuất serotonin có tác dụng tạo cảm giác thư giãn và cải thiện tâm trạng. Bên cạnh đó tryptophan cũng được chuyển hóa thành melatonin trong quá trình tiêu hóa giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ giúp bạn đi vào giấc ngủ hơn.

Cải thiện giấc ngủCải thiện giấc ngủ

2.4. Tăng cường khả năng miễn dịch

Là loại trái cây chứa vitamin C – một chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do có hại và hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng và sự tấn công của các virus.

2.5. Kiểm soát huyết áp

Sầu riêng rất giàu kali một hoạt chất rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng muối và chất lỏng giúp cơ thể điều chỉnh huyết áp.

2.6. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Lưu huỳnh organosulfur trong quả sầu có thể điều chỉnh các enzyme gây viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.  Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các chất xơ hòa tan có thể làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

2.7. Tăng cường xương khớp

Sầu riêng rất giàu canxi, kali và magie – những khoáng chất góp phần vào sức khỏe xương khớp bằng cách tăng mật độ xương, cải thiện tính linh hoạt của khớp và củng cố độ bền của khớp.

Tăng cường sức khỏe xương khớpTăng cường sức khỏe xương khớp

2.8. Điều trị sắc tố da

Sầu riêng rất có lợi trong việc mang lại vẻ sáng tự nhiên và giúp chữa nám da. Các chất chống oxy hóa như vitamin C, A và các chất dinh dưỡng thực vật, polyphenol và flavonoid giúp giải độc các tế bào da. 

Bên cạnh đó, lượng khoáng chất dồi dào trong quả có chức năng tổng hợp, làm sáng các vết thâm và sẹo, điều chỉnh các vùng da không đều màu, loại bỏ vết sạm nắng và giảm các dấu hiệu lão hóa sớm.

3. Một số chú ý mà bạn nên biết

Những lưu ý cho người có tiền sử bệnh khi sử dụng.

3.1. Ai không nên ăn sầu riêng?

Một số nhóm người nên lưu ý và cân nhắc trước khi sử dụng vì nó có thể làm tình trạng bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn như:

  • Người bệnh tiểu đường: Sầu riêng có chỉ số đường huyết cao nên ăn quá nhiều sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu và dễ gây đầy hơi, khó tiêu cho người bệnh. Ngoài ra còn gây ra các triệu chứng như mờ mắt và buồn nôn.
  • Người bệnh thận: Là loại quả có hàm lượng kali cao trong thành phần dinh dưỡng nên những người có bệnh về thận nên lưu ý khi sử dụng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Mặc dù chưa có khuyến cáo nào cụ thể nhưng do có hàm lượng đường cao nên các chuyên gia vẫn khuyên phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng.
  • Người thường bị các vấn đề về tiêu hóa: Do hàm lượng chất xơ và đường cao làm cho nó trở thành một tác nhân có hại đối với những người có hệ tiêu hóa kém, vì vậy những người có hay có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế hoặc không ăn.
  • Những người bị mụn nhọt, nóng trong: Bản chất là một loại thực phẩm nóng do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn, nhiệt miệng thì nên tránh xa món ăn này.
  • Người béo phì: Là loại quả có hàm lượng đường, chất dinh dưỡng và calo cao so với các loại hoa quả khác, do đó nếu bạn tiêu thụ hết một quả sầu riêng cho mỗi lần ăn thì rất dễ khiến tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

3.2. Thực phẩm kỵ sầu riêng bạn nên tránh

Một số loại thực phẩm được khuyến cáo là không được sử dụng cùng loại trái cây này như:

  • Không ăn sầu riêng và rượu cùng lúc với nhau vì có thể dẫn đến tình trạng buồn nôn, nôn do do sự tương tác giữa các hợp chất giống lưu huỳnh có trong quả và rượu với nhau thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Không ăn sầu cùng với một số loại thực phẩm khác như: măng cụt, vải thiều, sữa, thịt cừu, thịt bò hoặc cua vì đều có thể gây hại cho cơ thể bạn.

Không uống rượu bia khi ăn sầu riêngKhông uống rượu bia khi ăn sầu riêng

4. Cách chế biến món ngon từ sầu riêng

Một số cách chế biến mà bạn nên bỏ túi ngay.

4.1. Xôi sầu riêng

Nguyên liệu: 450 gam gạo nếp, 200 gam sầu riêng, 60 gam đường, ½ muỗng cafe muối.

Thực hiện:

Dầm sầu riêng với đường, tán đều cho đường hòa tan hết. Ngâm nếp qua đêm rồi đổ ra cho ráo nước, trộn đều nếp cùng ½ thìa muối rồi cho vào nồi hông chín rồi cho hỗn hợp sầu riêng ở trên vào rồi dùng đũa trộn đều nhẹ tay. Đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp là đã có món xôi sầu ngon miệng.

4.2. Chè sầu riêng đậu xanh

Nguyên liệu: 

Nguyên liệu

Hàm lượng

Nguyên liệu

Hàm lượng 

Sầu riêng

500 gam

Đường

100 gam

Đậu xanh bóc vỏ

200 gam

Bột năng 

2 muỗng

Nước cốt dừa 

250mL

Sữa tươi

400mL

Nước lọc 

500mL

1 ít là dứa, muối và lạc

 

Thực hiện: 

Đậu xanh cho ngâm trong nước qua đêm, sau đó đổ ra để ráo rồi cho vào nồi đun cùng với một chút muối và 500mL nước cho tới khi đậu chín mềm và nước đã rút bớt là được. Sầu riêng tách vỏ, bỏ hạt thì cho vào máy xay sinh tố cùng với đậu xanh, đường, bột năng, sữa tươi, 80mL nước cốt dừa rồi xay nhuyễn. 

Đổ hỗn hợp ra nồi, đun nhỏ lửa cho tới khi sôi thì tắt bếp. Chia đều hỗn hợp ra cốc cho nguội rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.

Nấu nước cốt dừa lá dứa: Cho lượng nước cốt dừa còn lại cùng bột năng, muối, 50mL nước, 50 gam đường và lá dứa vào nồi khuấy đều rồi đun sôi. Vớt lá dứa và để nguội hỗn hợp vừa đun sau đó lấy chè đậu xanh sầu riêng ra thêm nước cốt, đá bào và lạc rang (nếu thích) trộn đều lên và thưởng thức.

Hình ảnh chè sầu riêngHình ảnh chè sầu riêng

4.3. Kem sầu riêng

Nguyên liệu: 300 gam sầu riêng, 300mL sữa tươi, 250mL kem tươi, 200 gam đường.

Thực hiện: 

Sầu riêng sau khi bỏ hạt thì cho vào máy xay sinh tố cùng 100 gam đường, sữa tươi rồi xay nhuyễn. Lấy kem tươi trong tủ lạnh ra cho lượng đường còn lại vào rồi dùng máy đánh trứng đánh cho kem bông lên.

Sau khi kem bông lên thì cho hỗn hợp sầu riêng ở trên vào rồi đánh lên cho đều thì dừng lại. Đổ hỗn hợp vào khuôn rồi đặt lên ngăn đá tủ lạnh đến khi kem đông lại là có thể sử dụng.

4.4. Một số cách chế biến khác

  • Sầu riêng nướng
  • Bánh pía sầu riêng
  • Bơ dầm sầu riêng
  • Mứt dừa sầu riêng

Lưu ý: Cách tốt nhất để vừa thưởng thức vừa đảm bảo sức khỏe là nên ăn tối đa 2 múi/ngày và ăn kèm nhiều loại trái cây thanh mát như thanh long,…

Bạn vừa cùng Viên thìa canh tìm hiểu về các đặc điểm, tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng sấu riêng. Bạn hài lòng với bài viết này chứ. Hãy like và chia sẻ nó cho mọi người cùng đọc nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành.

Nếu còn vấn đề gì liên quan đến bệnh tiểu đường mà bạn vẫn chưa tìm được câu trả lời thì hãy gọi tới hotline 0859 696 636 để được Viên thìa canh giải đáp. 

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

dây thìa canhdây thìa canhDây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

banner dây thìa canhbanner dây thìa canh

CÔNG DỤNG                  

  • Hỗ trợ giảm đường huyết
  • Hỗ trợ hạn chế nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG

  • Người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.

>> Đặt Hàng <<

Số ĐKSP: 3836/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2004/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Rate this post

Viết một bình luận