Thơm là loại trái cây chứa lượng lớn chất xơ, vitamin C, mangan enzyme bromelain. Tác dụng của thơm không chỉ giúp cơ thể sản sinh nhiều năng lượng, bảo vệ các chất chống oxy hóa, giảm cân, phòng bệnh mà còn nhiều công dụng khác.
Trong quả thơm chứa rất ít cholesterol và natri. Trung bình 1 chén thơm có khoảng 82 calo và gần như không có chất béo. Quả thơm tạo cảm giác no lâu, hạn chế lượng thức ăn nạo vào cơ thể hỗ trợ giảm cân, thêm vào đó loại trái cây này còn tăng độ tươi trẻ cho da, làm đẹp da. Mặt khác, thơm còn là bài thuốc hiệu quả trong việc chăm sóc cũng như chữa trị những bệnh về nướu răng, nhất là bệnh nha chu – loại bệnh có liên quan đến tim mạch, đột quỵ, và tiểu đường. Với các tác dụng của thơm, các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung chúng vào chế độ ăn uống mỗi ngày.
Tìm hiểu những tác dụng thần kỳ của quả thơm
1. Tác dụng của trái thơm
Cung cấp khoáng chất và vitamin: Trong thơm có chứa dồi dào kali, canxi, phốt pho, vitamin A và C, đồng thời cung cấp năng lượng cà chất xơ cho cơ thể.
Tăng cường xương chắc khỏe: Chất mangan trong dứa là loại khoáng chất có tác dụng tốt cho xương cũng như sự liên kết của những mô trong cơ thể. Với 1 ly nước khóm, cơ thể đã được cung cấp 73% lượng mangan cần thiết.
Cải thiện tiêu hóa: Hệ tiêu hóa và tuyến tụy được hỗ trợ tốt bởi các chất chiết xuất được tìm thấy trong thơm, giúp khả năng tiêu hóa của cơ thể được tăng cường nhờ vào việc hấp thụ protein cao.
Nướu răng khỏe mạnh: Đây là tác dụng của thơm mà ít người biết. Khi bạn đánh răng mỗi ngày chỉ có tác dụng cho việc bảo vệ răng khỏi những tác nhân gây hại và ít mang đến tác dụng trong việc bảo vệ cũng như trị những bệnh về nướu răng. Chính vì vậy, bạn nên dùng thêm thơm để lượng vitamin C trong nó bảo vệ, tăng cường sự miễn dịch cho nướu răng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm cùng những bệnh như viêm nướu, nha chu…
Răng chắc khỏe, phòng bệnh nhờ vào quả thơm
Giảm viêm khớp: Chất chống viêm trong thơm mang đế tác dụng làm giảm những cơn đau khớp cùng các bệnh khác như hội chứng đau ống cổ tay, gout. Thêm vào đó, tác dụng của thơm còn là hỗ trợ và tăng cường sự phát triển của xương.
Phòng ngừa cao huyết áp: Thường xuyên dùng thơm thì chỉ số sodium thấp và lượng kali cao trong thơm sẽ hỗ trợ cơ thể duy trì mức huyết áp bình thường.
Phòng chống bệnh ung thư: Quả thơm không đóng vai trò như phương thuốc để chữa bệnh ung thư, mà giữ nhiệm vụ tạo điều kiện để ngăn ngừa những bệnh ung thư nhờ vào việc chứa các chất chống oxy hóa, từ đó chống lại những chất có nguồn gốc tự do có thể tiếp xúc cũng như làm hại các tế bào của cơ thể hoặc có thể ảnh hưởng đến DNA của con người.
Ngăn ngừa cảm lạnh và ho: Những vitamin trong thơm sẽ tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của con người để chống lại những căn bệnh như cảm lạnh, ho, thậm chí điều trị khỏi bệnh khi được sử dụng liên tục và đều đặn mỗi ngày
Làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng của mắt: Thoái hóa điểm vàng chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới võng mạc cũng như làm mất thị lực ở người cao tuổi. Bệnh này khiến người bệnh trở nên khó khăn hơn trong việc đọc sách, nhận diện khuôn mặt hay nhìn thấy những hình ảnh tự nhiên. Theo nghiên cứu, thường xuyên dùng quả thơm sẽ giảm tới 36% nguy cơ thoái hóa điểm vàn và mang đến tác dụng tốt cho mắt cùng võng mạc.
Giảm cân: Lượng chất xơ phong phú trong quả thơm, ít calo, hàm lượng thấp chất cholesterol, chất béo bão hòa, natri… nên loại quả này hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân và tập luyện, mang đến cảm giác no lâu hơn, giúp người dùng hạn chế được lượng thức ăn nạp vào cơ thể để giảm cân. Bên cạnh đó, quả thơm còn giúp tăng độ tươi trẻ cho da và làm đẹp da.
Giảm cảm giác buồn nôn: Khi uống lượng nước ép thơm vừa đủ, bạn sẽ chống được cảm giác buồn nôn hay ốm nghén. Phương pháp này rất tốt, hữu hiệu, an toàn cho phụ nữ đang mang thai và người bị say tàu xe.
2. Tác dụng của dứa và mật ong
Thơm có nhiều cách sử dụng, bạn có thể ăn trực tiếp, chế biến thành các món ăn thơm ngon hấp dẫn hoặc làm thành thức uống. Nước ép dứa và mật ong là loại đồ uống rất được mọi người ưa chuộng, đặc biệt là trong những ngày nóng bức. Tác dụng của dứa và mật ong không chỉ dừng lại ở việc giải nhiệt, mang đến thức uống giải khát hấp dẫn mà còn có những lợi ích sau đây đối với sức khỏe: Thanh lọc, giải độc cho cơ thể, giảm cân và giữ dáng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, chống viêm hiệu quả, tốt cho xương, bảo vệ răng và nướu, cải thiện thị lực.
3. Tác dụng của vỏ dứa
Chúng ta thường bỏ đi vỏ dứa, nhưng lại không biết rằng lớp vỏ này cũng mang đến nhiều lợi ích không thể ngờ đến như chống viêm, tăng khả năng sinh sản, bảo vệ tim mạch, kháng viêm xương khớp, ngăn ngừa hen suyễn, phòng chống ung thư, ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
Vỏ thơm có nhiều công dụng, bạn hãy tận dụng nó nhé!
Vậy là bài viết đã giúp bạn hiểu rõ tác dụng của thơm, hãy thêm loại quả nào vào thực đơn dinh dưỡng thường xuyên đển mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe. Ngoài ra đừng quên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Ghế massage, máy chạy bộ, xe đạp tập… là các thiết bị có tác dụng rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe tại gian, bạn có thể tham khảo sản phẩm tại website thương hiệu Elipsport.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Đau răng sau khi ăn thơm là vì sao?
Trong quả thơm có tính axit cao vì vậy nếu người có chân răng yếu ăn nhiều loại quả này thì có thể làm tác động đến men răng, gây sâu răng nhanh chóng, cảm thấy ê răng, đau răng rau khi ăn.
Quả thơm có gây dị ứng không?
Với một số người, thơm có thể gây dị ứng. Biểu hiện dị ứng khi ăn thơm thường gặp là sưng má, môi lưỡi, thậm chí nổi mề đay, phát ban, khó thở. Nguyên nhân là do men phân giải protein tăng khả năng thẩm thấu niêm mạch dạ dày làm sản sinh ra protein dị tính,thấm vào dịch máu.
Đang mai thai ăn thơm được không?
Thai phụ trong thời kỳ mang thai cần hạn chế ăn dứa vì liều lượng bromelanin trong loại quả này có thể khiến kích thích co thắt tử cung, làm thai phụ giai đoạn đầu có nguy cơ sảy thai.
Quả thơm có kiêng kỵ với thuốc không?
Một vài loại thuốc không thích hợp dùng khi ăn dứa, chẳng hạn như thuốc đông máu, thuốc kháng sinh, thuốc trị trầm cảm, thuốc trị mất ngủ, thuốc trị co giật… Nguyên nhân là do trong dứa chứa chất bromelain có thể tương tác với một vài thành phần có trong thuốc.
Ai không nên ăn quả thơm?
Người bị đau dạ dày, chân răng yếu, thai phụ, người dị ứng với thơm, bệnh nhân tiểu đường… cần cân nhắc khi ăn quả thơm.