TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” TRONG DÒNG văn học VIẾT về đề tài NÔNG dân GIAI đoạn 1930 1945
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.73 KB, 10 trang )
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” TRONG DÒNG VĂN HỌC
VIẾT VỀ
ĐỀ TÀI NÔNG DÂN GIAI ĐOẠN 1930-1945
Ths Nguyễn Thu Trang- Ths Lương Thị Kim Dung
Trong văn học Việt Nam giai 1930- 1945, Nam Cao thuộc lớp
nhà văn trẻ. Ông rất thành công ở lĩnh vực văn xuôi và được Giáo
sư Hà Minh Đức đánh giá là “nhà văn hiện thực xuất sắc” với
“những dòng văn xuôi mọc cánh”. Chí Phèo là kết tinh đầy tâm
huyết và có giá trị trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Đồng
thời là hiện tượng có sức lan tỏa mạnh trong đời sống văn hóa tinh
thần người dân Việt. Chí Phèo đã trở thành mối quan tâm, tìm
hiểu nghiên cứu, phê bình văn học và nhiều công trình, đề tài
nghiên cứu khoa học. Vì thế, việc đặt tác phẩm này trong chùm
tác phẩm cùng đề tài là việc làm cần thiết nhằm phát hiện ra
những nét kế thừa và sáng tạo của ngòi bút hiện thực xuất sắc
Nam Cao.
1. Vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
1.1 Về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
Dù thời gian có qua đi, Nam Cao và những tác phẩm của ông
vẫn là những đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu, phê
bình. Vì ông được đánh giá là nhà văn tâm lí bậc thầy. Nhưng có
lẽ đơn giản đó là vì những sáng tác của ông thể hiện một tấm lòng
vừa trĩu nặng suy tư, vừa đằm thắm yêu thương, vừa trữ tình lại
vừa triết lí. Hơn nữa, Nam Cao còn là: “Một tâm hồn trung thực
1
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
và cao đẹp trong cuộc đời cũng như trên trang sách. Một nhà văn
chiến sĩ với ý nghĩa đích thực và trọn vẹn của danh hiệu này”.
Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong
một gia đình trung nông ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện
Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện
Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Trong số 8 anh em, chỉ duy nhất có Nam
Cao được ăn học. Cuộc sống mưu sinh của ông lúc đầu gặp nhiều
sóng gió, thăng trầm. Tâm hồn nhà văn sớm mang một nỗi bất hòa
với xã hội thực dân phong kiến. Ông có dịp đi nhiều nơi, sống ở
quê được chứng kiến nhiều cảnh đời, số phận khác nhau. Đáy sâu
tâm hồn người nghệ sĩ ấy có sự gắn bó ân tình, sâu nặng với bà
con nông dân nghèo khổ. Vì thế trong những sáng tác của Nam
Cao chúng ta thấy có cái gì đó như muốn phá tung sự ngột ngạt,
muốn vạch rõ cho người nông dân thấy cái khổ của họ lại vừa có
cái gì đó như xót xa, thương cảm. Điều đặc biệt ở nhà văn này là
quá trình nghiêm khắc tự đấu tranh của bản thân để vươn lên tới
cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Điều này thể hiện một nhân cách lớn,
một ý thức trách nhiệm, một nỗi niềm trăn trở của người cầm bút,
người nghệ sĩ chân chính.
Khi cách mạng bùng nổ, Nam Cao được ánh sáng của lí tưởng
cách mạng, của Đảng soi sáng đã nhiệt tình hăm hở đi theo và
phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông tham gia
cướp chính quyền, tham gia hội văn hóa cứu quốc, làm công tác
tuyên truyền cách mạng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
vĩ đại ấy, Nam Cao đã dốc hết sức mình và đã anh dũng hi sinh
2
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
khi đi công tác vào vùng hậu địch giữa lúc tài năng đang ở độ
chín, ngòi bút đầy sức lực, tài hoa đang tìm được chí hướng.
Nam Cao có những quan điểm nghệ thuật rất rõ ràng khi cầm
bút, điều này được thể hiện sâu sắc qua những tác phẩm của ông.
Quan điểm nghệ thuật này được thể hiện một cách có hệ thống,
đạt đến trình độ tự giác, nhất quán và tiến bộ: từ xu hướng lãng
mạn – nghệ thuật vị nghệ thuật đến quan điểm hiện thực – nghệ
thuật vị nhân sinh, và cuối cùng là quan điểm văn học phục vụ
cách mạng, phục vụ kháng chiến của dân tộc. Tuy nhiên đây là
một quá trình phấn đấu gian khổ, không ít những dằn vặt và băn
khoăn. Sự hình thành các quan điểm này được Nam Cao thể hiện
qua các chất liệu sáng tác. Ông để các nhân vật của mình lên
tiếng, bàn luận, tranh cãi và tự giác ngộ. Bằng một tài năng nghệ
thuật và một nhân cách lớn, nhà văn đã vượt qua được những day
dứt, trăn trở tìm được quan điểm sống và viết đúng đắn.
Sự nghiệp cầm bút của Nam Cao không dài. Trên dưới 10
năm sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám
1945, ông đã để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ và có giá trị.
Điều này chứng tỏ một tài năng nghệ thuật và sức sáng tạo dồi
dào. Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về
văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996 cho cụm tác phẩm: Nhật kí ở
rừng, Đôi mắt, Chí phèo, Nửa đêm, Truyện ngắn chọn lọc (1964).
Nam Cao sáng tác ở nhiều thể loại: tiểu thuyết (Sống mòn),
kịch (Đóng góp), tập kí (Chuyện biên giới)….nhưng đặc biệt
thành công và để lại nhiều dấu ấn ở thể loại truyện ngắn. Truyện
3
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
ngắn của ông tập trung vào hai đề tài lớn: nông dân (Chí Phèo,
Một bữa no, Lão Hạc, Một đám cưới, Nghèo, Trẻ con không được
ăn thịt chó, Dì Hảo…) và trí thức tiểu tư sản (Trăng sáng, Đời
thừa, Nhỏ nhen, Quên điều độ, Đôi mắt…). Đọc những sáng tác
của Nam Cao, chúng ta thấy “cả một dòng đời cuồn cuộn chảy với
những bi kịch ngổn ngang, với bao số phận chìm nổ. Hàng đàn,
hàng lũ các nhân vật trồi lên dưới lớp bụi cát lầm than đã được tạo
ra dưới bàn tay một nhà tạo hình giỏi” .
Ở đề tài nào ông cũng thể hiện được sự mới mẻ ở cả nội dung
phản ánh và nghệ thuật viết truyện: “Sự hòa hợp giữa chất liệu
hiện thực được miêu tả sắc sảo với những cách đánh giá tỉnh táo,
khách quan, chân tình ở người viết đã làm cho những trang viết
của Nam Cao vẫn gần gũi với mọi người ở những thời điểm khác
nhau”. Hơn 50 năm đã trôi qua nhưng sáng tác của nhà văn vẫn
còn nguyên giá trị, như một bức tranh thu nhỏ xã hội Việt Nam
những năm 40 của thế kỉ XX. Những vấn đề Nam Cao đặt ra trong
tác phẩm là của hôm qua cũng là của hôm nay. Vì thế “Ông vẫn ở
giữa chúng ta như thấu hiểu một phần cuộc đời hiện tại”.
1.2. Về tác phẩm Chí Phèo
Chí Phèo là đỉnh cao trong sáng tác của Nam Cao trước cách
mạng tháng Tám 1945. Lúc đầu trong bản thảo tác giả đặt tên là
Cái lò gạch cũ (sau đó Lê Văn Trương đã đặt lại là Đôi lứa xứng
đôi) ấn hành ở NXB Đời Mới, Hà Nội (1941). Về sau chính Nam
Cao đã đổi tên truyện là Chí Phèo, in tại tập Luống cày do Hội
văn hóa cứu quốc xuất bản tại Hà Nội (1945). Với tác phẩm này,
4
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
Nam Cao đã bước đầu khẳng định mình trên văn đàn. Đây cũng là
cái mốc đầu tiên đánh dấu con đường đi theo quan điểm hiện thực
trong sáng tác của ông. Lê Văn Trương trong lời tựa tập truyện
“Đôi lứa xứng đôi” có viết: “Dám nói và dám viết những cái
khác người, ông Nam Cao đã đem đến cho ta những khoái cảm
mới mẻ, và ông tỏ ra là người có can đảm”.
Chí Phèo là số phận của một trong rất nhiều những mảnh đời
lương thiện bị tha hóa trong xã hội thực dân phong kiến đương
thời. Chí Phèo là hiện thân của bi kịch bị từ chối quyền làm
người. Tác phẩm cũng là lời kết án đanh thép xã hội thối nát, tàn
bạo đương thời thể hiện qua hình ảnh bọn thống trị (Bá Kiến, Lí
Cường…) áp bức người dân đến bước đường cùng.
Chí Phèo không phải hoàn toàn nhận được sự hoan nghênh,
ngợi ca mà cũng vấp phải không ít những ý kiến đánh giá phê
bình khá gay gắt. Trong đó nổi lên là ý kiến cho rằng Chí Phèo
của Nam Cao còn những biểu hiện của chủ nghĩa tự nhiên (miêu
tả chân dung Thị Nở, mối tình Thị Nở – Chí Phèo). Điều này có
hay không? Để khẳng định chính xác cần có sự xem xét kĩ lưỡng
nhưng hầu hết trong giới nghiên cứu thống nhất rằng đó là dụng ý
nghệ thuật của nhà văn. Chí Phèo có tác dụng rất lớn với sự
nghiệp sáng tác của Nam Cao. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu
Vương Trí Nhàn đã có một nhận xét rất xác đáng: “Chí Phèo,
một yếu tố giống cái hích đầu tiên, thúc đẩy hoạt động sáng tạo
của tác giả”.
5
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
2. Tác phẩm Chí Phèo trong dòng văn học viết về đề tài
người nông dân giai đoạn 1930-1945
2.1. Những điểm khác về mặt nội dung
Nam Cao bước vào làng văn khi văn học hiện thực 1930-1945
đã tồn tại hai mảng đề tài: người nông dân ở thôn quê và người
dân ở đô thị. Ở cả hai mảng đề tài này đã có những tên tuổi xuất
sắc: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…với
những tác phẩm để đời: Tắt Đèn, Bước đường cũng, Vỡ đê, Số
đỏ… Nam Cao tiếp tục khai thác hai mảng đề tài này, nổi bật là đề
tài nông dân và trí thức tiểu tư sản. Không dẫm lại lối mòn của
những người đi trước, sáng tác của ông có một chủ đề tư tưởng
khác hẳn, một chiều sâu mới. Từ những chuyện vụn vặt, đời
thường, nhà văn đề xuất những tư tưởng sâu sắc về thân phận con
người, tương lai của dân tộc….một cách kín đáo. Ở “Chí Phèo”
đâu phải chỉ là chuyện thằng say rượu ăn vạ mà bao trùm lên là
khát vọng muốn làm người lương thiện và muốn khẳng định
quyền làm người của chính mình”. GS Nguyễn Đăng Mạnh khẳng
định: “Đề tài ông viết không có gì mới mẻ cả đối với văn học giai
đoạn 1930-1945: người tiểu tư sản, trí thức và người nông dân
nghèo. Vậy mà trên mảnh đất được cày đi xới lại nhiều lần ấy,
Nam Cao vẫn tìm được quặng vàng, quặng bạc do biết đào vào
những tầng đất sâu hơn. Những tầng đất sâu hơn mà Nguyễn
Đăng Mạnh nói tới ở đây thực chất là gì?
Nam Cao thuộc thế hệ nhà văn hiện thực lớp sau, đến sau khi
viết về một đề tài quen thuộc nhưng ông có những đóng góp mới
6
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
mẻ, đặc sắc. Chí Phèo là người nông dân hiền lành nhất nhưng lại
có số phận hẩm hiu nhất. Sinh ra đã bị bỏ rơi, mồ côi cả cha lẫn
mẹ, bị bán chuyển tay qua hết người nọ đến người kia cuối cùng
vẫn cô đơn. Chí Phèo phải đi ở, bị lợi dụng về mặt thân xác, bị áp
bức về tinh thần và cuối cùng bị đẩy vào cảnh tù tội. Chí ra tù,
không thước đất cắm rùi, bị xã hội chối bỏ, xem như không tồn
tại, lại bị Bá Kiến lợi dụng như một thứ công cụ bạo lực. Chúng ta
từng biết đến một chị Dậu vì mấy đồng sưu thế phải bán chó, bán
con, làm vú nuôi cho một lão quan già; một anh Pha bị bóc lột đến
mức khánh kiệt, vợ chết con chết, nhà cửa tan hoang…ấy thế mà
“khi thằng Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra trong trang sách của
Nam Cao thì người ta mới thấy đây là kẻ khốn cùng nhất ở nông
thôn Việt Nam ngày trước…Chí Phèo phải bán cả linh hồn, bán cả
bộ mặt người của mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ
Đại”.
Như vậy, vượt lên cấp độ miêu tả nỗi khổ cực về vật chất của
người nông dân, Nam Cao đặt ra vấn đề: con người bị tha hóa, lưu
manh hóa – là tình trạng con người trở thành đối ngược với chính
bản chất của nó. Chí Phèo không những bị tha hóa về mặt nhân
hình trở thành người đội lốt quỷ: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng
cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà cương cương, hai mắt gườm
gườm trông gớm chết”, mà còn bị tha hóa về mặt nhân tính: “Có
lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại,
để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu đã phá nát bao
nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao
7
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
nhiêu hạnh phúc và làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu
người lương thiện” .
Khi thức tỉnh muốn hoàn lương thì xã hội lại chặn đứng mọi
ngả đường của Chí Phèo. Chí Phèo chỉ còn một lựa chọn duy nhất
là cái chết để tự giải thoát cho mình, để trở lại làm người lương
thiện. Vì thế trong những sáng tác của Nam Cao vang lên một âm
thanh, một tiếng kêu – tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân tính chứ
không còn là tiếng kêu cứu đói như trước nữa. Ngòi bút tố cáo,
kết án của nhà văn trong Chí Phèo cũng vì thế mà sâu sắc, quyết
liệt hơn nhiều.
Trong Chí Phèo, Nam Cao xây dựng những nhân vật xấu xí,
tiêu biểu là Thị Nở không phải để cười, để giễu cợt, để mỉa mai
người nông dân. Tính chất phổ biến của những con người xấu xí,
dị dạng là lời kết án với xã hội tàn bạo đã vùi dập và giết chết tất
cả, cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp nội tâm của họ. Thị Nở xấu xí
nhưng lại rất đỗi ân tình, được Chí Phèo xem là cầu nối cho hắn
trở về xã hội, trở về làm người lương thiện. Nhưng chính Thị cũng
bị những định kiến bất công vùi dập trở nên đần độn, ngớ ngẩn.
Dưới ngòi bút của Nam Cao, những nhân vật ấy đáng thương hơn
là đáng trách.
Điểm mới của Nam Cao trong Chí Phèo so với Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng là ở cách tiếp cận từ góc độ khác về người nông
dân – “Khám phá con người trong con người”. Chính vì thế mà
hình ảnh người nông dân hiện lên rõ nét hơn, đa diện hơn. Chí
Phéo – một người nông dân bị tha hóa, bị vùi dập đến mất cả hình
8
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
người, tính người, u mê, cục súc nhưng cũng có lúc vẫn có những
“rung động trong sáng của tình yêu”, của niềm khao khát được trở
lại làm người lương thiện”. Thị Nở tuy bề ngoài xấu xí, dở hơi
nhưng có lúc lại rất tình cảm, rất chu đáo.
2.2 Những điểm khác về mặt nghệ thuật
Trong văn học hiện thực những năm 1940-1945, cảm hứng
phê phán vẫn là chủ đạo nhưng trong sáng tác của Nam Cao nó có
thêm những nét đặc sắc mới: “Ngòi bút của ông luôn có xu hướng
hướng tới việc phân tích xã hội….Cảm hứng phê phán, đến Nam
Cao đã thực sự trở thành cảm hứng phân tích phê phán”. Nam Cao
khát khao cháy bỏng con người được sống xứng đáng với danh
hiệu cao quý của con người và ông đau đớn khôn nguôi trước tình
trạng con người bị xúc phạm, bị chà đạp về nhân phẩm. Những
điều này ảnh hướng đến giọng điệu trong những sáng tác của ông
khi viết về đề tài người nông dân. Nếu ở Ngô Tất Tố là cái cười
châm biếm, thâm thúy mang phong cách nhà Nho; Nguyễn Công
Hoan là giễu cợt, suồng sã; Vũ Trọng Phụng là trào lộng, mỉa mai
thì Nam Cao là lạnh lùng mà buồn thương, da diết. Chí Phèo là
nỗi đau của nhà nghệ sĩ trước tình trạng con người giãy giụa tìm
lối thoát mà vẫn bế tắc, tuyệt vọng.
Ở một số phương diện nghệ thuật khác, Chí Phèo cũng khác
với các tác phẩm cùng thời tiết về đề tài người nông dân. Chẳng
hạn: kết cấu đầu cuối tương ứng (mở đầu là hình ảnh Chí Phèo,
kết thúc là hình ảnh Chí Phèo trong tương lai); cách tổ chức xung
đột theo dạng thức vòng tròn (xung đột giữa Chí Phèo và Bá Kiến
9
Trường PT Vùng Cao Việt Bắc
là chính, các xung đột khác xoay quanh nó); nghệ thuật xây dựng
nhân vật điển hình… Đặc biệt là sự cách tân trong nghệ thuật tự
sự: lối kể chuyện và ngôn ngữ linh hoạt hơn, kết hợp nhiều điểm
nhìn và đa giọng điệu tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn.
3. Kết luận: Có thể nói những điểm mới trong cảm hứng nhân
văn, cái nhìn phức tạp, đa chiều sâu sắc về con người và tư duy
thể loại đã làm nên thành công cho tác phẩm Chí Phèo. Hình
tượng Chí Phèo đạt đến trình độ cá thể hóa, một hiện tượng có
tính phổ biến của xã hội đương thời và mang thông điệp thế kỉ:
“Con người ta đứng lên bằng cái gì?”.
10
và cao đẹp trong cuộc đời cũng như trên trang sách. Một nhà vănchiến sĩ với ý nghĩa đích thực và trọn vẹn của danh hiệu này”.Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trongmột gia đình trung nông ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyệnNam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyệnLí Nhân, tỉnh Hà Nam). Trong số 8 anh em, chỉ duy nhất có NamCao được ăn học. Cuộc sống mưu sinh của ông lúc đầu gặp nhiềusóng gió, thăng trầm. Tâm hồn nhà văn sớm mang một nỗi bất hòavới xã hội thực dân phong kiến. Ông có dịp đi nhiều nơi, sống ởquê được chứng kiến nhiều cảnh đời, số phận khác nhau. Đáy sâutâm hồn người nghệ sĩ ấy có sự gắn bó ân tình, sâu nặng với bàcon nông dân nghèo khổ. Vì thế trong những sáng tác của NamCao chúng ta thấy có cái gì đó như muốn phá tung sự ngột ngạt,muốn vạch rõ cho người nông dân thấy cái khổ của họ lại vừa cócái gì đó như xót xa, thương cảm. Điều đặc biệt ở nhà văn này làquá trình nghiêm khắc tự đấu tranh của bản thân để vươn lên tớicái đúng, cái tốt, cái đẹp. Điều này thể hiện một nhân cách lớn,một ý thức trách nhiệm, một nỗi niềm trăn trở của người cầm bút,người nghệ sĩ chân chính.Khi cách mạng bùng nổ, Nam Cao được ánh sáng của lí tưởngcách mạng, của Đảng soi sáng đã nhiệt tình hăm hở đi theo vàphục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông tham giacướp chính quyền, tham gia hội văn hóa cứu quốc, làm công táctuyên truyền cách mạng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộcvĩ đại ấy, Nam Cao đã dốc hết sức mình và đã anh dũng hi sinhTrường PT Vùng Cao Việt Bắckhi đi công tác vào vùng hậu địch giữa lúc tài năng đang ở độchín, ngòi bút đầy sức lực, tài hoa đang tìm được chí hướng.Nam Cao có những quan điểm nghệ thuật rất rõ ràng khi cầmbút, điều này được thể hiện sâu sắc qua những tác phẩm của ông.Quan điểm nghệ thuật này được thể hiện một cách có hệ thống,đạt đến trình độ tự giác, nhất quán và tiến bộ: từ xu hướng lãngmạn – nghệ thuật vị nghệ thuật đến quan điểm hiện thực – nghệthuật vị nhân sinh, và cuối cùng là quan điểm văn học phục vụcách mạng, phục vụ kháng chiến của dân tộc. Tuy nhiên đây làmột quá trình phấn đấu gian khổ, không ít những dằn vặt và bănkhoăn. Sự hình thành các quan điểm này được Nam Cao thể hiệnqua các chất liệu sáng tác. Ông để các nhân vật của mình lêntiếng, bàn luận, tranh cãi và tự giác ngộ. Bằng một tài năng nghệthuật và một nhân cách lớn, nhà văn đã vượt qua được những daydứt, trăn trở tìm được quan điểm sống và viết đúng đắn.Sự nghiệp cầm bút của Nam Cao không dài. Trên dưới 10năm sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám1945, ông đã để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ và có giá trị.Điều này chứng tỏ một tài năng nghệ thuật và sức sáng tạo dồidào. Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh vềvăn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996 cho cụm tác phẩm: Nhật kí ởrừng, Đôi mắt, Chí phèo, Nửa đêm, Truyện ngắn chọn lọc (1964).Nam Cao sáng tác ở nhiều thể loại: tiểu thuyết (Sống mòn),kịch (Đóng góp), tập kí (Chuyện biên giới)….nhưng đặc biệtthành công và để lại nhiều dấu ấn ở thể loại truyện ngắn. TruyệnTrường PT Vùng Cao Việt Bắcngắn của ông tập trung vào hai đề tài lớn: nông dân (Chí Phèo,Một bữa no, Lão Hạc, Một đám cưới, Nghèo, Trẻ con không đượcăn thịt chó, Dì Hảo…) và trí thức tiểu tư sản (Trăng sáng, Đờithừa, Nhỏ nhen, Quên điều độ, Đôi mắt…). Đọc những sáng táccủa Nam Cao, chúng ta thấy “cả một dòng đời cuồn cuộn chảy vớinhững bi kịch ngổn ngang, với bao số phận chìm nổ. Hàng đàn,hàng lũ các nhân vật trồi lên dưới lớp bụi cát lầm than đã được tạora dưới bàn tay một nhà tạo hình giỏi” .Ở đề tài nào ông cũng thể hiện được sự mới mẻ ở cả nội dungphản ánh và nghệ thuật viết truyện: “Sự hòa hợp giữa chất liệuhiện thực được miêu tả sắc sảo với những cách đánh giá tỉnh táo,khách quan, chân tình ở người viết đã làm cho những trang viếtcủa Nam Cao vẫn gần gũi với mọi người ở những thời điểm khácnhau”. Hơn 50 năm đã trôi qua nhưng sáng tác của nhà văn vẫncòn nguyên giá trị, như một bức tranh thu nhỏ xã hội Việt Namnhững năm 40 của thế kỉ XX. Những vấn đề Nam Cao đặt ra trongtác phẩm là của hôm qua cũng là của hôm nay. Vì thế “Ông vẫn ởgiữa chúng ta như thấu hiểu một phần cuộc đời hiện tại”.1.2. Về tác phẩm Chí PhèoChí Phèo là đỉnh cao trong sáng tác của Nam Cao trước cáchmạng tháng Tám 1945. Lúc đầu trong bản thảo tác giả đặt tên làCái lò gạch cũ (sau đó Lê Văn Trương đã đặt lại là Đôi lứa xứngđôi) ấn hành ở NXB Đời Mới, Hà Nội (1941). Về sau chính NamCao đã đổi tên truyện là Chí Phèo, in tại tập Luống cày do Hộivăn hóa cứu quốc xuất bản tại Hà Nội (1945). Với tác phẩm này,Trường PT Vùng Cao Việt BắcNam Cao đã bước đầu khẳng định mình trên văn đàn. Đây cũng làcái mốc đầu tiên đánh dấu con đường đi theo quan điểm hiện thựctrong sáng tác của ông. Lê Văn Trương trong lời tựa tập truyện”Đôi lứa xứng đôi” có viết: “Dám nói và dám viết những cáikhác người, ông Nam Cao đã đem đến cho ta những khoái cảmmới mẻ, và ông tỏ ra là người có can đảm”.Chí Phèo là số phận của một trong rất nhiều những mảnh đờilương thiện bị tha hóa trong xã hội thực dân phong kiến đươngthời. Chí Phèo là hiện thân của bi kịch bị từ chối quyền làmngười. Tác phẩm cũng là lời kết án đanh thép xã hội thối nát, tànbạo đương thời thể hiện qua hình ảnh bọn thống trị (Bá Kiến, LíCường…) áp bức người dân đến bước đường cùng.Chí Phèo không phải hoàn toàn nhận được sự hoan nghênh,ngợi ca mà cũng vấp phải không ít những ý kiến đánh giá phêbình khá gay gắt. Trong đó nổi lên là ý kiến cho rằng Chí Phèocủa Nam Cao còn những biểu hiện của chủ nghĩa tự nhiên (miêutả chân dung Thị Nở, mối tình Thị Nở – Chí Phèo). Điều này cóhay không? Để khẳng định chính xác cần có sự xem xét kĩ lưỡngnhưng hầu hết trong giới nghiên cứu thống nhất rằng đó là dụng ýnghệ thuật của nhà văn. Chí Phèo có tác dụng rất lớn với sựnghiệp sáng tác của Nam Cao. Về vấn đề này, nhà nghiên cứuVương Trí Nhàn đã có một nhận xét rất xác đáng: “Chí Phèo,một yếu tố giống cái hích đầu tiên, thúc đẩy hoạt động sáng tạocủa tác giả”.Trường PT Vùng Cao Việt Bắc2. Tác phẩm Chí Phèo trong dòng văn học viết về đề tàingười nông dân giai đoạn 1930-19452.1. Những điểm khác về mặt nội dungNam Cao bước vào làng văn khi văn học hiện thực 1930-1945đã tồn tại hai mảng đề tài: người nông dân ở thôn quê và ngườidân ở đô thị. Ở cả hai mảng đề tài này đã có những tên tuổi xuấtsắc: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…vớinhững tác phẩm để đời: Tắt Đèn, Bước đường cũng, Vỡ đê, Sốđỏ… Nam Cao tiếp tục khai thác hai mảng đề tài này, nổi bật là đềtài nông dân và trí thức tiểu tư sản. Không dẫm lại lối mòn củanhững người đi trước, sáng tác của ông có một chủ đề tư tưởngkhác hẳn, một chiều sâu mới. Từ những chuyện vụn vặt, đờithường, nhà văn đề xuất những tư tưởng sâu sắc về thân phận conngười, tương lai của dân tộc….một cách kín đáo. Ở “Chí Phèo”đâu phải chỉ là chuyện thằng say rượu ăn vạ mà bao trùm lên làkhát vọng muốn làm người lương thiện và muốn khẳng địnhquyền làm người của chính mình”. GS Nguyễn Đăng Mạnh khẳngđịnh: “Đề tài ông viết không có gì mới mẻ cả đối với văn học giaiđoạn 1930-1945: người tiểu tư sản, trí thức và người nông dânnghèo. Vậy mà trên mảnh đất được cày đi xới lại nhiều lần ấy,Nam Cao vẫn tìm được quặng vàng, quặng bạc do biết đào vàonhững tầng đất sâu hơn. Những tầng đất sâu hơn mà NguyễnĐăng Mạnh nói tới ở đây thực chất là gì?Nam Cao thuộc thế hệ nhà văn hiện thực lớp sau, đến sau khiviết về một đề tài quen thuộc nhưng ông có những đóng góp mớiTrường PT Vùng Cao Việt Bắcmẻ, đặc sắc. Chí Phèo là người nông dân hiền lành nhất nhưng lạicó số phận hẩm hiu nhất. Sinh ra đã bị bỏ rơi, mồ côi cả cha lẫnmẹ, bị bán chuyển tay qua hết người nọ đến người kia cuối cùngvẫn cô đơn. Chí Phèo phải đi ở, bị lợi dụng về mặt thân xác, bị ápbức về tinh thần và cuối cùng bị đẩy vào cảnh tù tội. Chí ra tù,không thước đất cắm rùi, bị xã hội chối bỏ, xem như không tồntại, lại bị Bá Kiến lợi dụng như một thứ công cụ bạo lực. Chúng tatừng biết đến một chị Dậu vì mấy đồng sưu thế phải bán chó, báncon, làm vú nuôi cho một lão quan già; một anh Pha bị bóc lột đếnmức khánh kiệt, vợ chết con chết, nhà cửa tan hoang…ấy thế mà”khi thằng Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra trong trang sách củaNam Cao thì người ta mới thấy đây là kẻ khốn cùng nhất ở nôngthôn Việt Nam ngày trước…Chí Phèo phải bán cả linh hồn, bán cảbộ mặt người của mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng VũĐại”.Như vậy, vượt lên cấp độ miêu tả nỗi khổ cực về vật chất củangười nông dân, Nam Cao đặt ra vấn đề: con người bị tha hóa, lưumanh hóa – là tình trạng con người trở thành đối ngược với chínhbản chất của nó. Chí Phèo không những bị tha hóa về mặt nhânhình trở thành người đội lốt quỷ: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răngcạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà cương cương, hai mắt gườmgườm trông gớm chết”, mà còn bị tha hóa về mặt nhân tính: “Cólẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Đại,để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu đã phá nát baonhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ baoTrường PT Vùng Cao Việt Bắcnhiêu hạnh phúc và làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêungười lương thiện” .Khi thức tỉnh muốn hoàn lương thì xã hội lại chặn đứng mọingả đường của Chí Phèo. Chí Phèo chỉ còn một lựa chọn duy nhấtlà cái chết để tự giải thoát cho mình, để trở lại làm người lươngthiện. Vì thế trong những sáng tác của Nam Cao vang lên một âmthanh, một tiếng kêu – tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân tính chứkhông còn là tiếng kêu cứu đói như trước nữa. Ngòi bút tố cáo,kết án của nhà văn trong Chí Phèo cũng vì thế mà sâu sắc, quyếtliệt hơn nhiều.Trong Chí Phèo, Nam Cao xây dựng những nhân vật xấu xí,tiêu biểu là Thị Nở không phải để cười, để giễu cợt, để mỉa maingười nông dân. Tính chất phổ biến của những con người xấu xí,dị dạng là lời kết án với xã hội tàn bạo đã vùi dập và giết chết tấtcả, cả vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp nội tâm của họ. Thị Nở xấu xínhưng lại rất đỗi ân tình, được Chí Phèo xem là cầu nối cho hắntrở về xã hội, trở về làm người lương thiện. Nhưng chính Thị cũngbị những định kiến bất công vùi dập trở nên đần độn, ngớ ngẩn.Dưới ngòi bút của Nam Cao, những nhân vật ấy đáng thương hơnlà đáng trách.Điểm mới của Nam Cao trong Chí Phèo so với Ngô Tất Tố,Vũ Trọng Phụng là ở cách tiếp cận từ góc độ khác về người nôngdân – “Khám phá con người trong con người”. Chính vì thế màhình ảnh người nông dân hiện lên rõ nét hơn, đa diện hơn. ChíPhéo – một người nông dân bị tha hóa, bị vùi dập đến mất cả hìnhTrường PT Vùng Cao Việt Bắcngười, tính người, u mê, cục súc nhưng cũng có lúc vẫn có những”rung động trong sáng của tình yêu”, của niềm khao khát được trởlại làm người lương thiện”. Thị Nở tuy bề ngoài xấu xí, dở hơinhưng có lúc lại rất tình cảm, rất chu đáo.2.2 Những điểm khác về mặt nghệ thuậtTrong văn học hiện thực những năm 1940-1945, cảm hứngphê phán vẫn là chủ đạo nhưng trong sáng tác của Nam Cao nó cóthêm những nét đặc sắc mới: “Ngòi bút của ông luôn có xu hướnghướng tới việc phân tích xã hội….Cảm hứng phê phán, đến NamCao đã thực sự trở thành cảm hứng phân tích phê phán”. Nam Caokhát khao cháy bỏng con người được sống xứng đáng với danhhiệu cao quý của con người và ông đau đớn khôn nguôi trước tìnhtrạng con người bị xúc phạm, bị chà đạp về nhân phẩm. Nhữngđiều này ảnh hướng đến giọng điệu trong những sáng tác của ôngkhi viết về đề tài người nông dân. Nếu ở Ngô Tất Tố là cái cườichâm biếm, thâm thúy mang phong cách nhà Nho; Nguyễn CôngHoan là giễu cợt, suồng sã; Vũ Trọng Phụng là trào lộng, mỉa maithì Nam Cao là lạnh lùng mà buồn thương, da diết. Chí Phèo lànỗi đau của nhà nghệ sĩ trước tình trạng con người giãy giụa tìmlối thoát mà vẫn bế tắc, tuyệt vọng.Ở một số phương diện nghệ thuật khác, Chí Phèo cũng khácvới các tác phẩm cùng thời tiết về đề tài người nông dân. Chẳnghạn: kết cấu đầu cuối tương ứng (mở đầu là hình ảnh Chí Phèo,kết thúc là hình ảnh Chí Phèo trong tương lai); cách tổ chức xungđột theo dạng thức vòng tròn (xung đột giữa Chí Phèo và Bá KiếnTrường PT Vùng Cao Việt Bắclà chính, các xung đột khác xoay quanh nó); nghệ thuật xây dựngnhân vật điển hình… Đặc biệt là sự cách tân trong nghệ thuật tựsự: lối kể chuyện và ngôn ngữ linh hoạt hơn, kết hợp nhiều điểmnhìn và đa giọng điệu tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn.3. Kết luận: Có thể nói những điểm mới trong cảm hứng nhânvăn, cái nhìn phức tạp, đa chiều sâu sắc về con người và tư duythể loại đã làm nên thành công cho tác phẩm Chí Phèo. Hìnhtượng Chí Phèo đạt đến trình độ cá thể hóa, một hiện tượng cótính phổ biến của xã hội đương thời và mang thông điệp thế kỉ:”Con người ta đứng lên bằng cái gì?”.10