Bạn đang tìm kiếm tài liệu thi công chức vòng 1 và vòng 2 theo từng chuyên ngành và cũng mong muốn bộ tài liệu ôn thi công chức này phải đáp ứng đã được cập nhật luật mới nhất. Vậy thì bạn đang đọc đúng bài viết rồi đó. Tại bài viết này ngoài chia sẻ về tài liệu ôn thi công chức còn chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm ôn thi công chức và cách ôn thi công chức hiệu quả nữa
Tại bài viết này mình sẽ giới thiệu và giải đáp cho các bạn về tài liệu thi công chức vòng 1 và vòng 2 gồm những gì, có những văn bản luật nào, trên website liệu có những tài liệu nào?
Khi các bạn có nhu cầu tìm kiếm tài liệu thi công chức, việc đầu tiên là tài liệu này phải đúng trọng tâm ôn thi của các bạn. Tức là bạn chọn tài liệu ôn thi công chức này đã đúng chưa hay nói cách khác tài liệu ôn thi công chức bạn có trong tay thi theo hình thức xét tuyển hay tin tuyển. Do đó để phân biệt các bạn nghiên cứu tiếp phần bên dưới để phân biệt 2 hình thức này.
1. Các vòng thi phải trải qua để có được Quyết định trúng tuyển công chức
Đối với hình thức xét tuyển
Theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định đối tượng xét tuyển như sau:
“Điều 10. Đối tượng xét tuyển công chức
Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
- a) Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
- c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
….”
Như vậy, có thể thấy hình thức xét tuyển này đối tượng áp dụng khá hẹp chủ yếu được dùng đối với các vùng kinh tế có điều kiện khó khăn hoặc tìm kiếm nhân tài.
Hình thức xét tuyển thì cũng bao gồm 2 vòng quy định như sau:
Điều 11. Nội dung, hình thức xét tuyển công chức
Xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
Vòng 1: Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng
Vòng 2:
- a) Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
- b) Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn);
- c) Thang điểm: 100 điểm.
Như vậy, có thể thấy xét tuyển chỉ quan trọng vòng 2, vì vòng 1 như các bạn thấy đơn giản chỉ là cung cấp đúng và đủ các hồ sơ ứng tuyển theo yêu cầu thôi
Tóm lai, đối với hình thức xét tuyển các bạn chỉ cần qua vòng phỏng vấn là vòng 2 (các bạn chỉ thi 1 vòng thôi) chắc chắn các bạn sẽ có quyết định trúng tuyển công chức, không phải thi nhiều vòng và phức tạp tương ứng với nó là tài liệu thi công chức tìm cũng khá dễ dàng.
Đối với hình thức thi tuyển công chức
Theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/12/2020, việc thi tuyển công chức được tiến hành theo 2 vòng:
Vòng 1 thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung với hình thức thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Tại vòng này, thí sinh phải tiến hành thi 3 môn
- Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút.
- Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút.
- Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. (Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.)
Các trường hợp được miễn thi ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
- Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
- Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Các trường hợp được miễn thi tin học: Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
- Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.
- Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
- Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
- Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.
- Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.
Tóm lại, thi tuyển công chức là khó hơn xét tuyển rất nhiều và tài liệu thi công chức tìm kiếm cũng khó khăn hơn nhiều.
Tiện đây mình cũng giới thiệu 1 phần nhỏ tài liệu thi công chức qua video dưới đây:
2. Tài liệu thi công chức đối với hình thức xét tuyển và thi tuyển, kinh nghiệm ôn thi công chức và cách ôn thi công chức hiệu quả
Tài liệu ôn thi công chức đối với hình thức xét tuyển
Do vòng 2 là hình thức thi phỏng vấn nên tài liệu thi công chức sẽ bao gồm kiến thức chung + chuyên ngành theo dạng câu hỏi chủ yếu về các điều luật chứ không có các câu hỏi mang tính chất thách đố hoặc liên hệ thực tiễn đâu các bạn nhé.
Các tài liệu ôn thi công chức đối với hình thức xét tuyển bao gồm các văn bản sau:
- Môn kiến thức chung thông thường bao gồm 3 chuyên đề lớn là: Một số nội dung cơ bản về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, Cán bộ, công chức; công vụ và kỷ luật; kỷ cương công vụ, Cải cách hành chính.
- Hiến pháp năm 2013
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi 2019
- Luật Tổ chức chính phủ năm 2015, sửa đổi 2019
- Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ
- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014
- Thông tư 01/TT-BNV ngày 19/1/2021 quy định hướng dẫn thể thức trình bày văn bản
- Luật Cán bộ, công chức năm 2008
- Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019
- Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ
- Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (Thay thế cho Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ)
- Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ
- Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức ( Thay thế cho Nghị định số 34/2011/NĐ-CP)
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
- Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước
- Quyết định số 03/2017/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ
- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ
- Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức– Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ: Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020
- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ
- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015
- ….
- Môn chuyên ngành: Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Các bạn lưu ý rằng các tài liệu ôn thi công chức trên có vẻ nhiều nhưng tùy thuộc vào đơn vị thông báo tuyển dụng sẽ áp dụng văn bản nào trong thông báo tuyển dụng thôi nhé, không phải tất cả.
Nghe phần giới thiệu xét tuyển thi một vòng có vẻ dễ tuy nhiên các bạn nào đã từng hoặc đã đang ôn thi cũng thấy rồi ôn thi thì khối lượng kiến thức văn bản luật rất là rộng mà đọc luật lại rất kho khan nên dễ gây ra tâm lý chán nản và bỏ cuộc.
Tuy nhiên, như khẳng định trước với các bạn đề thi không có gì khác ngoài việc hỏi các điều luật. Có nghĩa là với tài liệu thi công chức là các văn bản luật mình khẳng định với bạn thế là đủ rồi.
Ngoài ra, các bạn nên nhớ rằng, cấu trúc đề thi xét tuyển công chức viên chức thường thường sẽ là 3 câu:
- 01 câu về kiến thức chung
- 02 câu về kiến thức chuyên ngành (không có bài tập, không có liên hệ đâu mà chỉ luật, luật…. và luật).
Vậy, học thế nào với tài liệu ôn thi công chức là một mớ bòng bong luật trên?
Rất đơn giản, một kinh nghiệm là câu hỏi thi xét tuyển không mang tính chất đánh đố mà chỉ mang tính rất cơ bản. Do đó học các phần luật cơ bản trước đọc nhiều, học nhiều phần cơ bản này vào, phần khó hơn (khó hiểu hơn) trong luật thì học sau. Các bạn học theo cách này nhớ kiểm nghiệm cho mình bằng cách comment cuối bài nhé!
Tài liệu thi công chức đối với hình thức thi tuyển
Khác với hình thức xét tuyển, thi tuyển là thi 2 vòng có thể tóm tắt như sau:
- Vòng 1: Kiến thức chung, tiếng anh, tin học (nếu có) theo hình thức trắc nghiệm thi trên máy hoặc thi viết tùy thuộc vào cơ quan tuyển dụng.
- Vòng 2: Phỏng vấn hoặc thi viết về chuyên ngành đang thi tùy thuộc vào cơ quan tuyển dụng.
Các tài liệu ôn thi công chức đối với hình thức xét tuyển bao gồm các văn bản sau:
- Môn kiến thức chung thông thường bao gồm 4 chuyên đề lớn là: Một số nội dung cơ bản về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, Văn bản, soạn thảo văn bản, Cán bộ, công chức; công vụ và kỷ luật; kỷ cương công vụ, Cải cách hành chính. (Khác với phần xét tuyển thì tài liệu thi công chức có thêm phần soạn thảo văn bản nữa)
- Tài liệu thi công chức vòng 1 đối với xét tuyển công chức
- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
- Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ
- Nghị định 30/2020/NĐ-CP Về công tác văn thư
- Nghị định 110/2004/NĐ-CP– Nghị định 09/2010/NĐ-CP
- ….
- Môn chuyên ngành: Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Nhìn có vẻ na ná giống tài liệu thi công chức xét tuyển, tuy nhiên cách học thì khác xa các bạn nhé.
Đối với thi tuyển công chức, các bạn không những phải học luật mà còn phải hiểu nó và thực hành trắc nghiệm, tức là công việc của bạn so với xét tuyển có khi tăng gấp đôi và gấp 3.
- Đọc luật, hiểu luật để làm gì? Để phục vụ một ít vòng 1 và chủ yếu là vòng 2 khi các bạn tham gia phỏng vấn và thi viết
- Tại sao phải thực hành trắc nghiệm? Trắc nghiệm là để các bạn làm quen với việc trắc nghiệm trên máy, quen với câu hỏi thi và nhớ được luật.
Do đó, tài liệu thi công chức đối với thi tuyển công chức sẽ chia thành các phần như sau:
Rồi, đến đây có vẻ rối rắm rồi nên mình sẽ bật mí cho các bạn mốt số cách học hiệu quả từ các tài liệu thi công chức trên cho các bạn đỡ hoang mang nhé:
- Thứ hai, đối với tài liệu thi công chức vòng 2: không có cách nào chung cho tất cả các ngành mà chỉ có 1 quy tắc chung các bạn phải tuân theo:
- Thứ nhất, đọc và hiểu luật thật kỹ.
- Thứ hai, thu thập thật nhiều đề cương, bài tập, đề thi của các năm trước nhằm xác định được phạm vi đề thi hay ra.
- Thứ ba, nắm được các điều luật cơ bản nhất hay hỏi tới ví dụ như quyền, nghĩa vụ, những điều được làm, không được làm … và một số chuyên môn nghiệp vụ cơ bản mà luật quy định thôi, đừng có học cái cao siêu tốn thời gian bởi vì các bạn thi công chức mới chẳng ai đi hỏi những cái mà ngay cả công chức chức đang làm có khi còn chưa tìm hiểu.
- Thứ tư, chăm chi, chăm chỉ, chăm chỉ … có công mài sắt có ngày chai tay (đùa thôi nên kim).
Thế thôi nhỉ, đến đây mình đã chia sẻ cho các bạn tất cả các tài liệu ôn thi công chức cho các bạn rồi đó, kèm theo các tài liệu này là các hướng dẫn sử dụng tài liệu thi công chức sao cho đảm bảo nhất, tối ưu nhất về lượng kiến thức và về mặt thời gian cho các bạn nghiên cứu, học tập.
Hy vọng chia sẻ về tài liệu thi công chức lần này sẽ hữu ích với các bạn.
Nếu bạn nào có nhu cầu cần hỗ trợ ib bên dưới cho mình nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.