Tại sao cá betta nhả bọt nhiều? Betta chia sẻ kinh nghiệm!!!

5/5 – (6 bình chọn)

Cá Betta nhả bọt – nguyên nhân tại sao?

Cá Betta nhả bọt” và tại sao? Có rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho rằng cá Betta nhả bọt khi thiếu oxy, đây là kiến thức hoàn toàn sai lệch. Hôm nay, Betta Việt Nam sẽ chia sẽ cho các bạn những thông tin hữu ích khi nuôi cá Betta. Dưới đây là những điều cần lưu ý!

1.

Cá Betta nhả bọt

Với sự phát triển về mặt kinh nghiệm lai tạo giống, các dòng cá Betta dần trở nên đa dạng về màu sắc lẫn hình dáng. Có thể nói, cá Betta được đánh giá là một trong những loài cá được yêu thích nhất hiện nay. Chúng được lai tạo và sinh sống theo bầy đàn, sau 2 đến 3 tháng các vây và màu sắc (cá lên màu) bắt đầu phát triển thì chúng sẽ được tách bầy.

Lúc này, môi trường sinh sống của loài cá này có sự thay đổi, chúng có thể được nuôi trong hồ, keo nhựa hoặc keo kính,… từ đây chúng bắt đầu cuộc sống độc lập và dần dần hình thành đặc tính phân chia lãnh thổ. Do môi trường sinh sống nhỏ lẻ, nên chúng ta thường bắt gặp những mãn bọt lớn trên mặt nước. Từ đây, một câu hỏi đặt ra là có phải con cá Betta nào cũng nhả bọt không?

Khi nuôi cá Betta, bạn thường bắt gặp những trường hợp cá Betta nhả bọt. Vậy một câu hỏi đặt ra là có sự khác biệt nào giữa cá Betta trống và mái khi nhả bọt. Có thể nói cả cá Betta trống và mái đều có thể nhả bọt. Tuy nhiên, biểu hiện và chức năng khi cá Betta nhả bọt là có sự khác biệt. Chúng thường nhả bọt không cùng thời điểm, hoặc có những biểu hiện khác nhau. 

cá betta nhả bọt

2. Cá Betta không nhả bọt

Cá Betta có thể nhả bọt hoặc không nhả bọt trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong đó, đối với cá Betta trống có thể là những vấn đề về cá bệnh, hoặc đối với cá mái nguyên nhân có thể là môi trường sống. 

Dưới đây Betta Việt Nam sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn khi cá Betta nhả bọt và ý nghĩa của nó.

3. Cá Betta trống nhả bọt

3.1 Biểu hiện khi cá Betta trống nhả bọt

Đối với cá Betta trống nhả bọt, bạn thường bắt gặp những mãn bọt dày trên mặt nước, đây là hiện tượng khi cá bắt đầu ngoi lên mặt nước hớp không khí và bắt đầu nhả bọt. Điều này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định, có thể kéo dài từ 1 đến 2 tiếng.

3.2 Cá Betta trống nhả bọt

Hiện tượng cá Betta trống nhả bọt này cũng sẽ thường xuyên xảy ra bởi đặt tính của cá Betta trống là nhả bọt để thể hiện sự xung và khỏe, đây được xem là đặc điểm phổ biến để nhận biết những chú cá khỏe cho những lần lai tạo giống (ép cá). Ngoài ra, cá Betta trống nhả bọt thường xuyên để thu hút cá mái. 

3.3 Cá Betta trống không nhả bọt

Tuy nhiên, nếu quan sát thấy cá Betta trống không nhả bọt trong một thời gian dài thì đó có thể là biểu hiện của những chú cá bị bệnh hoặc gặp vấn đề về sức khỏe. Lúc này, các bạn nên có những biện pháp để chữa trị kịp thời tránh về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. 

Kết luận:

  • Cá Betta trống nhả bọt là dấu hiệu nhận biết đối với những chú cá khỏe mạnh.

  • Cá Betta trống không nhả bọt là biểu hiện của những chú cá sức khỏe kém hoặc đang có vấn đề về sức khỏe.

4. Cá Betta mái nhả bọt 

4.1 Biểu hiện khi cá Betta mái nhả bọt

Cũng tương tự như cá Betta trống, cá Betta mái nhả bọt khi chúng bắt đầu ngoi lên mặt nước để lấy không khí và bắt đầu nhả bọt. Điều này cũng được lặp đi lặp lại trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, so với cá Betta trống nhả bọt để thể hiện sự xung khỏe thì cá Betta mái chỉ nhả bọt khi chúng đến giai đoạn căng trứng (muốn đẻ).

4.2 Cá Betta mái nhả bọt 

Lúc này, cá Betta mái sẽ đi tìm cá trống để thực hiện quá trình giao phối. Tuy nhiên, cá Betta được nuôi sống trong môi trường độc lập và rất khó để tìm được cá trống để tiến hành giao phối. Do đó, phần lớn những con cá mái được nuôi sẽ tự đẻ và nhả bọt đến khi nào chúng cảm thấy rằng mãn bọt đủ để chứa trứng. 

4.3 Cá Betta mái không nhả bọt 

Một lưu ý khác rằng cá Betta mái không nhả bọt là biểu hiện bình thường, bởi cá mái chỉ nhả bọt khi chúng muốn đẻ. Tuy nhiên, nếu cá Betta mái sống trong môi trường tự nhiên thì chúng có thể không nhả bọt khi chúng muốn đẻ. Cụ thể, cá Betta mái sống trong môi trường tự nhiên sẽ không nhả bọt khi chúng muốn đẻ, bởi vì khi sống trong môi trường tự nhiên sẽ dễ dàng tìm được cá trống để giao phối. Lúc này, cá trống sẽ đảm nhiệm chức năng nhả bọt.  

Kết luận:

  • Cá Betta mái nhả bọt khi chúng muốn đẻ, nhưng không tìm được cá trống để giao phối.

  • Cá Betta mái không nhả bọt khi chúng muốn đẻ, nhưng tìm được cá trống để giao phối

5. Top 3 cách khắc phục

5.1 Thay nước mới

5.2 Sử dụng dung dịch kích thích

5.2 Cho kè với cá mái

Cá Betta nhả bọt là một hiện tượng rất bình thường ở các loại betta (lia thia). Vì vậy, hiện tượng nhầm lẫn là cá betta thiếu oxy là sai sự thật!

BETTA VIỆT NAM

Rate this post

Viết một bình luận