Tại sao cá tỳ bà chết? Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Cá bị xây xước, bị thương mà không biết

Cá tỳ bà là loài cá đã trở nên thân thuộc đối với rất nhiều người chơi cá cảnh. Dễ nuôi, sức chịu đựng tốt nhưng vẫn khá nhiều những tình huống khiến chúng thiệt mạng. Hãy cùng Yêu cá cảnh đi tìm nguyên nhân tại sao cá tỳ bà chết và cách xử lý an toàn cho chúng nhé!

Tại sao cá tỳ bà chết?

Cá tỳ bà tuy là lọai cá cảnh phàm ăn, sống tốt trong nhiều điều kiện sống khắc nghiệt hơn loại khác nhưng nó cũng có những đặc tính riêng cùng các giới hạn. Tại sao cá tỳ bà chết? Khi không may chúng chết thì có thể do một số nguyên nhân dưới đây.

Nhiệt độ nước không thích hợp

Với những người nuôi loài cá này làm cảnh thì tốt nhất không để nguồn nước ngoài khoảng 20 – 31 độ C.

Loài nào cũng vậy, luôn có một quãng nhiệt độ lý tưởng để sinh trưởng và phát triển bình thường. Cá tỳ bà cũng vậy. Chúng có xuất phát ngoài tự nhiên, thường cư trú trong những vùng nước yên tĩnh, râm mát.

Qua nhiều thế hệ nhân giống thì hệ zen của chúng có những biến đổi mà chúng ta không biết chắc chắn độ thích ứng mới như thế nào. Hãy đừng vô tình hoặc hữu ý thử thách chúng với nhiệt độ cao hoặc quá thấp nhé!

Cẩn thận với nhiệt độ nước ngoài vùng chịu đựng của chúng

Cẩn thận với nhiệt độ nước ngoài vùng chịu đựng của chúng

Cá bị xây xước, bị thương mà không biết

  • Vì lí do nào đó mà quá trình bắt qua lại khi mua bán hoặc chuyển bể khác khiến chúng bị thương, có khi vết rất nhỏ vẫn làm chúng chết. Ví dụ: Bạn đi mua cá tỳ bà bướm, người bán chưa có kinh nghiệm hoặc vì nhanh gọn mà lấy tay gỡ chúng khỏi kính đúng lúc chúng đang bám rất chắc, khiến phải dùng móng tay để cậy. Việc này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng, có khi chúng chết sau 2-3 ngày.

Muốn gỡ chúng an toàn khỏi kính bạn hãy lấy chiếc cốc thủy tinh chụp nhẹ chúng lại, đợi nó tự bơi lỏng ra khoảng cốc thì bốc cả cốc đó ra ngoài.

  • Đề phòng chúng phóng ra ngoài bể, cũng gây bị thương và chết. Không ít người nuôi gặp phải tình huống này nhiều lần. Hãy che chắn trên thành bể hạn chế điều này xảy ra nhé.

Đề phòng cá tỳ bà phóng ra ngoài

Đề phòng cá tỳ bà phóng ra ngoài

  • Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá, không nên nuôi cá tỳ bà bướm với cá nô lệ vàng. Để ý quan sát, em nô lệ kia rất hay áp sát tỳ bà mà tiến hành mút nhớt, bị mất nhiều nhớt khiến cá tỳ bà bị chết.

Cá bị tấn công dữ dội và bị thương

Do sự chênh lệch quá lớn về kích thước giữa cá tỳ bà và các loại cá nuôi chung khác. Khi nó chỉ bằng 1 nửa hoặc bé hơn cá khác sẽ rất dễ bị tấn công.

Hãy lựa chọn những loại cá kích thước tương đồng, không quá chênh lệch để nuôi cùng nhau nhé.

Cá tỳ bà bị ngộp muối

Vì lí do nào đó bạn bỏ muối vào bể quá nồng độ cho phép, chúng không chịu được và chết. Đừng làm điều này vì bất kì lí do gì khi cá tỳ bà có mặt trong bể!

Đừng để cá tỳ bà bị ngộp muối

Đừng để cá tỳ bà bị ngộp muối

Rêu quá dày và cứng

Bể nhà bạn khá lớn, nhiều rong rêu lâu ngày dày cứng. Bạn thả cá tỳ bà vào với mong muốn chúng làm sạch, ăn bớt rêu bẩn và yên tâm không cần cho chúng ăn gì cả. Vài ngày chúng sẽ chết đấy!

Cá tỳ bà miệng không lớn, chúng chỉ ăn được rong rêu nhỏ mềm. Ngược lại chúng không thể ăn, sẽ đói và chết.

 

Kết luận

Cá tỳ bà tuy nhiều ưu điểm hơn các loại cá cảnh khác nhưng cũng rất nhiều yếu điểm. Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn sẽ khiến cho việc nuôi loài cá này an toàn đúng cách hơn, tránh việc ảnh hưởng đến tính mạng của cá. Các bạn hãy áp dụng và nuôi chúng thành công nhé!

 

 

Please follow and like us:

icon Follow en US

fb-share-icon
Tweet

Pin Share

Rate this post

Viết một bình luận