hàng nội địa nhật lại được thích hơn
Không phải bỗng dưng nhiều người tiêu dùng Việt Nam có chung một ấn tượng sâu đậm là “Hàng Nhật là tốt. Tiền nào của nấy”. Vì sao hàng Nhật lại được người Việt ưa chuộng đến vậy? Có phải hàng “Made in Japan” nào cũng tốt? Hàng Nhật xuất khẩu thì khác gì so với hàng Nhật nội địa? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp các thắc mắc trên.
Hàng Nhật Nội Địa (Japanese Domestic Market-JDM)
-
Cụm từ “Hàng Nhật Nội Địa” từ lâu đã được người ta sử dụng như một thước đo quy chuẩn hàng hóa. Nhắc tới hàng nội địa Nhật là nhắc tới những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, cho dù là đồ gia dụng, bỉm sữa hay mỹ phẩm.
-
Ai thuộc thế hệ 7x, 8x hẳn vẫn sẽ nhớ những câu cửa miệng như “bền như Sony”, “nét như Sony” hay ao ước về một chiếc xe đạp Nhật Bản. Đúng vậy, hàng Nhật Bản đôi khi còn được đánh giá cao hơn cả hàng mới 100% trong nước. Chất lượng Nhật luôn là một tượng đài, một thách thức đối với hàng hóa của bất kỳ nước nào.
-
Hàng nội địa Nhật (Japanese Domestic Market – JDM) là hàng hóa được sản xuất để tiêu thụ trong nước Nhật, cho dân Nhật dùng. Sản phẩm có thể có nguồn gốc từ những công ty Nhật hoặc những tập đoàn đa quốc gia sản xuất riêng cho thị trường Nhật.
-
Hàng Nhật Nội Địa là hàng cũng có thể được sản xuất tại Nhật hoặc nước thứ 2 – 3, nhằm mục đích giảm giá thành sản xuất. Nhưng sản xuất dưới sự giám sát chất lượng chặt chẽ của người Nhật, đạt chất lượng Nhật. Chi phí thấp hơn nhưng sẽ được chuyển về Nhật và chỉ phục vụ thị trường trong nước Nhật.
-
Mỹ phẩm Nhật và các mặt hàng hóa phẩm của Nhật đa số không có hạn sử dụng. Lí do của Nhật đó là, những sản phẩm trong vòng 3 năm không mở hộp mà có thể bị hư thì mới bắt buộc ghi ngày hết hạn (thông thường thực phẩm, dược phẩm mới ghi hạn sử dụng). Còn không ghi có nghĩa là sẽ bảo đảm trong vòng 3 năm sản phẩm luôn dùng tốt, không bị hư hại. Đa số, Nhật kiểm soát hàng của họ bằng code. Nên các sản phẩm mà không sử dụng được nữa họ sẽ thu hồi và tiêu hủy sản phẩm. Vậy nên các sản phẩm vẫn còn bán trên thị trường có nghĩa là vẫn đảm bảo an toàn, đã kiểm định chất lượng chắc chắn, nếu không sẽ thu hồi về cả lô sản xuất, đây là cách làm việc của họ.
-
Đa số người tiêu dùng cứ nghĩ hễ cứ nghĩ rằng mua tại bất cứ nơi đâu trên đất Nhật đều là hàng JDM (Hàng Nhật Nội Địa ), càng không phải đâu nha, hàng mà mua ở DUTY FREE sân bay vẫn chưa có thể gọi là hàng nội địa nhật 100% mà đôi khi nó được xem là hàng Nhật mua ở nước lân cận ( HÀNG OME)
Hàng Nhật xuất khẩu ( Oversea Market Exported-OME)
Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất giữa Hàng Nhật Nội Địa và hàng xuất khẩu là bao bì. Hàng nội địa Nhật thường có bao bì đơn giản, thực dụng. Thậm chí nhiều sản phẩm không seal, không ghi hạn sử dụng, tiếng Nhật chiếm phần lớn trên bao bì. Hàng Nhật xuất khẩu thường được trau chuốt hơn về hình thức. Lấy ví dụ như sản phẩm Tủ Lạnh MISUBISHIST 6 CÁNH NÂU 415 LÍT NĂM 2007 dưới đây.
Chất Lượng Sản phẩm Hàng Nhật Nội Địa
-
Theo khảo sát và học hỏi kinh nghiệm lâu năm từ người tiêu dùng hàng Nhật, nhiều khách hàng cho biết: Hàng Nhật nội địa mới thực sự tốt (đặc biệt là thực phẩm chức năng và mỹ phẩm), còn hàng Nhật xuất khẩu thì không hẳn vậy.
-
Chính phủ Nhật luôn có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, đề cao mục tiêu vì thế hệ tương lai nên các sản phẩm nội địa Nhật luôn đạt chỉ tiêu an toàn về chất lượng cao nhất. Hay có thể nói đơn giản là: “Cái gì tốt thì để lại trong nước cho người Nhật dùng”.
-
Đối với hàng Nhật xuất khẩu, vì là hàng thâm nhập vào thị trường nước ngoài, nên với từng thị trường, chất lượng sản phẩm sẽ có sự điều chỉnh đôi chút đề phù hợp với thị trường bản địa.
Cùng Một Xuất Xứ, Liệu Chất Lượng Sản Phẩm Có Khác Biệt?
-
Trở lại câu chuyện của SK-II nội địa hay quốc tế. Mình đã tham khảo nhiều nguồn từ các review của Beauty Blogger đã sử dụng sản phẩm SK-II ở cả Nhật và những nơi khác và nhận được một số nhận định như sau:
-
Theo Blogger Hachikobob, người từng sử dụng cả SK-II nội địa – Nhật Bản lẫn sản phẩm bán tại Hàn Quốc, “Lúc mình sử dụng Facial Treatment Essence (FTE) Duty free Hàn thì 3 ngày đầu da mình thấy ổn, không có hiện tượng gì. Sang đến ngày thứ 4 thì có vẻ bắt đầu có kích ứng rồi. Bắt đầu lên vài cái mụn đo đỏ nhỏ nhỏ. Mình kiên nhẫn dùng thêm, đến ngày thứ 7 hoặc 8 gì đó thì cảm thấy khá khó chịu, và biết chắc chắn là mình kích ứng, nên đã dừng lại khoảng chục ngày không sử dụng.
-
Sau đó thì FTE Nội Địa Nhật của mình cũng đã về, nên mình quay lại sử dụng FTE và dùng chai mua ở Nhật này. Thì lúc này da mình không bị kích ứng nữa. Hoàn toàn ngạc nhiên mà vẫn không biết là tại sao.”
Giá Thành Sản phẩm Hàng Nhật Nội Địa
-
Hàng xách tay nội địa Nhật đang bán tại Việt Nam luôn cao hơn so với hàng Nhật xuất khẩu (Sữa, bỉm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…)
-
Giá bán ra tại Nhật thì hàng nội địa cũng cao hơn hàng xuất khẩu. Đồng thời do chi phí vận chuyển bằng đường không, nên giá thành hàng xách tay thường cao hơn hàng xuất khẩu sang Việt Nam. Để có thể chọn mua được hàng Nhật nội địa tại Việt Nam không hề dễ với những khách hàng chưa hiểu rõ về các sản phẩm hàng Nhật nội địa.
-
Thêm vào đó những cửa hàng bán hàng Nhật xuất khẩu cũng luôn tự quảng cáo rằng mình bán hàng nội địa. Trong khi giá thành thì rẻ hơn hẳn, thậm trí rẻ hơn cả sản phẩm hàng Nhật nội địa đang bán ở thị trường Nhật.
-
Điều này cũng lý giải cho quan niệm “Sản phẩm SKII tại Nội Địa Nhật Bản có giá cao hơn phiên bản Quốc tê, dẫn đến chất lượng SKII nội địa cao hơn”, đại diện P&G cho rằng chênh lệch về giá nằm ở các yếu tố khách quan bao gồm tỷ giá hối đoái và một lần nữa khẳng định rằng mọi sản phẩm SKII đều được sản xuất tại Nhật Bản để kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo thành phần “Pitera” đạt tiêu chuẩn cao nhất đem lại hiệu quả tối ưu cho người dùng.
Kết Luận
Ngoài những mô tả kể trên bạn cần xác định rõ:
-
Chỉ mua hàng nội địa Nhật khi bạn không cần tới hóa đơn VAT.
-
Không nên ham rẻ. Vì chẳng có ai mất công Nhập hàng tận Nhật về VN. Rồi bán lại rẻ hơn cả giá mua tại Nhật.
-
Chất lượng sản phẩm là điều mà bạn thật sự quan tâm.
-
Mua hàng tại những cơ sở uy tín, kinh doanh hàng Nhật nội địa 3 năm trở lên.