Khi bạn nuôi cá cảnh trong bể kính tôi chắc rằng bạn muốn trồng cây thủy sinh. Chúng không chỉ trang trí bể cá của bạn mà còn giúp cho cá phát triển khỏe mạnh. Có rất nhiều loại cây thủy sinh, một trong số họ hàng của nó là rong, bèo… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về loài cây này nhé!
Tìm hiểu về các loại rong thủy sinh
Rong thủy sinh được xếp vào cùng họ hàng với cây thủy sinh. Chúng là các cây thực vật sống dưới nước thân mềm và đặc tính phát triển dễ dàng. Chúng được người chơi ưa chuộng vì tác dụng thanh lọc nguồn nước, dễ kết hợp trang trí trong bể kính. Hiện tại loại rong thủy sinh được đưa vào bể cảnh có rất ít loại. Vì một số loại rong chỉ ưa sống ở môi trường nước biển nên khó ứng dụng. Dưới đây là một số loại rong thủy sinh có trên thị trường mà bạn có thể tham khảo.
Một số loại rong phổ biến trang trí bể cá
Rong la hán xanh:
Rong la hán xanh còn có tên gọi khác là rong đuôi chồn. Rong đuôi chồn có tên khoa học tropical hornwort ceratophyllum submersus. Chúng được ưa chuộng vì vẻ đẹp uyển chuyển và sức sống hoàn hảo. Cây thường được trồng làm hậu cảnh, chúng phát triển tốt ở mọi điều kiện ánh sáng. Với sự tăng trưởng cao rong đuôi chồn nên trồng trong các bể thừa dinh dưỡng. Chính vì thế loại cây này nên trồng trong bể kính có kích thước lớn. Để nhân giống cây rong đuôi chồn cũng rất dễ dàng. Bạn chỉ cần cắt một đoạn cành có lá cắm xuống bùn chúng sẽ tự phát triển thành cây mới.
Rong đuôi chó:
Cây rong đuôi chó có tên khoa học Lagarosiphon major. Về hình dạng nó gần giống với rong đuôi chồn nhưng lá của chúng to. Đặc tính sống của loại rong này cũng giống như họ hàng của nó. Nhưng loại này bạn có thể dễ dàng kiếm được trong tự nhiên.
Trên đây là 2 loại rong tiêu biểu có thể ứng dụng trồng trong bể kính. Tác dụng của chúng đối với sự phát triển của cá như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nào.
Tác dụng của chúng đến sự phát triển của cá
Khi bạn nuôi cá cảnh trong bể kính điều bạn quan tâm không chỉ là vẻ đẹp của bể cá. Thay vì cố chăm sóc cho cá khỏe mạnh hãy giữ cho cây thủy sinh phát triển tốt. Cây thủy sinh khỏe mạnh, thảm thực vật đa dạng, phong phú -> Cá cũng sẽ phát triển khỏe mạnh theo. Vậy tác dụng của cây rong thủy sinh ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cá.
Về cải tạo nguồn nước
Cây thủy sinh góp phần quan trọng trong bể cá. Được ví như một phần của hệ thống lọc nước. Chúng không thay thế hệ thống lọc cơ học. Nhưng chúng là hệ thống lọc sinh học rất hiệu quả.
Phân cá và thức ăn thừa phân hủy tạo thành nitrat là chất gây ô nhiễm nước. Lá của cây thủy sinh hấp thu nitrat, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa cacbon. Khi bạn đưa rong thủy sinh vào hồ, chất lượng nước sẽ luôn được cải thiện và cá sẽ khỏe mạnh hơn.
Cấp thêm nguồn oxy trong nước cho bể kính
Thực vật thủy sinh cũng như thực vật trên cạn chúng đều quang hợp. Chúng hấp thụ khí CO2 từ cá nhả ra và giải phóng khí O2 vào trong nước.
Mặc dù trong các bể cá hiện nay luôn có máy bơm tạo khí O2 nhân tạo. Nhưng O2 bão hòa từ thực vật có lợi hơn cho cá. Có một số ý kiến cho rằng: thực vật cũng thải ra CO2 khi không quang hợp và điều này gây nguy hiểm cho cá. Trên thực tế thì lượng CO2 thải ra rất ít, không có khả năng gây hại đến sức khỏe của cá trong hồ.
Ngoài 2 tác dụng nêu trên cây rong thủy sinh còn có tác dụng tạo môi trường tự nhiên, là nơi cư trú và sinh sản cho các loài cá.
Sau khi đã tìm hiểu về các loại rong thủy sinh và tác dụng của nó đối với cá cảnh. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm về một số loại bể kính nuôi cá hiện nay. Giúp bạn lựa chọn cho mình một bể cá thật ưng ý và mới nhất theo kịp xu hướng.
Những loại bể kính nuôi cá phổ biến hiện nay
Việc nuôi cá cảnh trong bể kính mang lại cho không gian nhà bạn một góc nhỏ thiên thiên, là nơi thư giãn sau mỗi ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi. Hiện nay, có rất nhiều loại bể kính để bạn lựa chọn:
Bể cá siêu trong
Cái tên của loại bể kính này đã nói lên tất cả về đặc tính của nó. Kính siêu trong hay còn được gọi là kính pha lê, kính siêu sáng. Kính có độ trong đỉnh cao, đến mức độ khi bạn nhìn qua kính không có cảm giác lóa như các loại kính thông thường. Nhìn ở mọi góc cạnh đều không có màu với khả năng truyền ánh sáng tốt, giúp chúng ta nhìn các hình ảnh chân thực nhất.
Loại bể này có giá thành khá cao vì nguyên liệu phải nhập khẩu. Nó có giá thành cao gấp 3-4 lần so với loại bể thường nên rất kén người dùng. Vì không phải ai cũng đủ khả năng kinh tế để sử dụng loại bể kính này.
Bể kính nuôi cá Koi
Cá Koi là loài cá có kích thước lớn dần theo thời gian. Thường được nuôi trong các hố xi măng rộng. Nhưng do hiện nay diện tích các ngôi khá chật hẹp. Nên việc nuôi cá cảnh trong bể kính đang là lựa chọn khá tuyệt vời.
Để giúp cho cá Koi có một không gian sống thoải mái, bể cá Koi cần có kích thước từ 1m đến 2m. Bể nước cần trang bị hệ thống lọc nước tương ứng với kích thước, giúp cho bể luôn sạch sẽ. Không nên rải quá nhiều sỏi trên lớp nền, phân cá dễ tích tụ và làm ô nhiễm môi trường nước.
Khi cho cá ăn bạn nên cho ăn một lượng vừa phải để tránh dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước.
Một lưu ý nữa khi chọn mua cá Koi thả bể kính nên chọn cá Koi bướm thay vì loại thường. Vì hình dáng của chúng thướt tha, uyển chuyển tạo nên nét đẹp ấn tượng khi chúng bơi.
Tìm hiểu thêm: Cách nuôi cá Koi trong nhà
Loại bể kính nuôi cá rồng
Cũng như cá Koi, cá rồng là loài cá có kích thước khá to. Nên khi chọn mua bể kính chúng ta cần chú ý đến kích thước của bể thích hợp với cá.
Cá rồng là loài cá độc tôn lãnh địa, nên trong bể kính bạn chỉ được nuôi duy nhất 1 con. Bể kính nuôi cá rồng cần có hệ thống lọc tràn có thể lọc thô và lọc tinh. Nhiệt độ trong bể luôn phải được giữ ở mức trung bình từ 28 đến 32 độ. Bể kính nuôi cá rồng cũng cần được cung cấp đủ ánh sánh để giúp cho màu nền của cá được duy trì.
Cách nuôi cá cảnh trong bể kính
Nuôi cá cảnh vì đam mê nhưng nó là cả một nghệ thuật. Với những người mới chơi đây là một kỹ năng cần học hỏi, chăm sóc một bể cá cảnh có rất nhiều yêu cầu cần chú ý để có một bể cá khỏe mạnh.
Đầu tiên là nước nuôi cá
Nuôi cá bằng nước máy: Hiện nay, nước trong bể cá chủ yếu là nước máy. Do vậy, trước khi cho nước vào bể cá bạn cần cho nước ra bể chứa ngoài ánh nắng 24 tiếng làm cho Clo có trong nước bốc hơi. Hoặc có thể dùng thêm máy sủi oxy giúp thúc đẩy nhanh quá trình.
Nước mưa nuôi cá: Nước mưa rất mát nên những chú cá sẽ rất thích, nhưng loại nước này rất dễ tạo môi trường cho tảo rêu phát triển. Độ Ph trong nước mưa rất thấp bạn sử dụng xủi oxy mạnh để tăng độ Ph và oxy. Hoặc có thể thả san hô vụn vào lọc để tăng độ Ph.
Kích thước bể cá
Kích thước của hồ cá cần nuôi với tỉ lệ vừa phải, không nên nuôi nhiều cá trong hồ sẽ bị thiếu oxy và nước trong bể cũng nhanh bẩn. Cần lựa chọn kích thước bể cá phù hợp với loại cá mình nuôi. Các loại cá to như cá rồng, cá Koi bạn nên lựa chọn các loại bể có kích thước to từ 1 mét đến 2 mét.
Cách thay nước bể cá
Để tránh tình trạng bị chênh lệch độ Ph khi thay nước không nên rút hết nước trong bể cá. Mà chỉ lên rút 50% lượng nước có trong bể. Làm vậy cá sẽ không bị sốc do mất cân bằng độ Ph, thay đổi nhiệt độ. Khi thay nước bạn dùng ống bơm nước hút hết cặn bẩn ở đáy bể để giữ cho bể được sạch sẽ.
Ánh sáng, nhiệt độ và oxy trong hồ cá
Cần đặt hồ ở nơi có ánh sáng vừa phải, không nên đặt ở nơi quá tối lâu ngày cá sẽ sinh bệnh. Còn đặt ở nơi có ánh nắng trực tiếp nhiệt độ trong bể tăng cao, một số loài cá cảnh và cây thủy sinh không chịu được nhiệt độ cao.
Về lượng oxy trong bể cá bạn cần đặt máy sủi cung cấp 24/24. Đối với những bể cá có kích thước to bạn sử dụng những hệ thống lọc tiên tiến hơn như hệ thống lọc tràn.
Hy vọng, bài viết của tôi đã giúp bạn hiểu thêm về cách nuôi cá cảnh trong bể thủy sinh. Biết được một số loại rong thủy sinh trong bể cảnh, và tác dụng của chúng quan trọng như thế nào đối với môi trường nước. Bổ sung thêm cho bản thân cách phải làm thế nào để có một bể cá khỏe mạnh. Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những kiến thức sâu rộng hơn về thế giới thủy sinh và giúp bạn có những bể cá thật đẹp. Xin chào và hẹn gặp lại trong những bài viết sắp tới!