Tại Sao Nên Tầm Soát Ung Thư? | DNA Medical Technology



Trang chủ

Tin DNA Medical

Tại Sao Nên Tầm Soát Ung Thư?

Các bệnh ung thư thường được phát hiện muộn vì nó rất ít hoặc không xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Do đó, việc tầm soát ung thư để phát hiện sớm nguy cơ ung thư đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa và nâng cao khả năng chữa khỏi khi mắc bệnh ung thư.

| 22-03-2021

1.    Tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là quá trình kiểm tra nguy cơ bị mắc các bệnh ung thư của cơ thể. Việc tầm soát ung thư nên được tiến hành ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh. Mục đích là phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm nhất có thể, trước khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị tối ưu và nâng cao khả năng chữa khỏi. Tầm soát ung thư có thể thông qua các xét nghiệm di truyền, máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh,…

=> Xem thêm: Chi phí giải mã gen cho trẻ, giá xét nghiệm gen ung thư di truyền

2.    Tầm quan trọng của tầm soát ung thư 

Theo thống kê, hàng năm nước ta có khoảng 150.000 ca ung thư mới và 75.000 ca tử vong vì ung thư. Do đó, để phòng tránh ung thư hiệu quả, mỗi chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư. Đặc biệt là với những người có nguy cơ mắc ung thư cao như trong gia đình có người thân bị ung thư, làm việc trong môi trường nhiều chất phóng xạ, hút thuốc lá nhiều, nghiện rượu bia,…
Việc tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm mồng mống ung thư trước khi các tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Phái hiện càng sớm thì tỉ lệ chữa khỏi càng cao và tăng tuổi thọ cho người bệnh.

3.    Đối tượng nên tầm soát ung thư

Nếu được, mỗi chúng ta nên tầm soát ung thư vì ở bất kì độ tuổi nào cũng có nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, tầm soát ung thư thường nhằm vào đối tượng dễ mắc, đối tượng có nguy cơ cao và nhằm vào các bệnh ung thư thường gặp.

Đối tượng có nguy cơ cao là những người trong gia đình có tiền sử bị ung thư, đối tượng thuộc nhóm tuổi có tỉ lệ bị bệnh cao và những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư cao. 

Chẳng hạn như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, đại thực tràng,…thường gặp ở độ tuổi 40 trở lên nên cần đi tầm soát loại ung thư này trong độ tuổi 30. Quan trọng là hiện các bệnh ung thư đang có xu hướng trẻ hóa nên việc tầm soát nên được thực hiện sớm.

4.    Một số xét nghiệm trong tầm soát ung thư

Xét nghiệm tầm soát ung thư là các phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư để phòng ngừa và điều trị kịp thời. Một số xét nghiệm thường được sử dụng gồm:

–    Xét nghiệm tầm soát ung thư di truyền: Gồm các xét nghiệm giúp tìm kiếm một số gen đột biến có liên quan đến các bệnh ung thư.
–    Xét nghiệm máu: Phương pháp này nhằm tìm kiếm dấu hiệu ung thư trong máu. Xét nghiệm máu giúp xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Đồng thời tiến hành phân loại các tế bào bạch cầu của người bệnh.
–    Xét nghiệm nước tiểu hoặc những chất khác trong cơ thể.
Ngoài ra, còn có thể sử dụng các phương pháp tầm soát ung thư khác như:
–    Khám lâm sàng và hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu chung về sức khỏe người bệnh như dấu hiệu bất thường hoặc khối u. Bên cạnh đó, tiền sử bệnh của gia đình hoặc cá nhân, những phương pháp điều trị đã từng sử dụng cũng là những yếu tố cần phải xem xét trước khi tầm soát ung thư.
–    Chẩn đoán hình ảnh: Những chẩn đoán hình ảnh thường được dùng trong chẩn đoán ung thư là siêu âm, nội soi, chụp CT, chụp X Quang, MRI, PET,…Kết quả thu được từ chẩn đoán hình ảnh giúp các bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Ung thư là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong rất cao vì hầu hết những ca bệnh khi phát hiện đã tiến vào giai đoạn cuối. Do đó, việc tầm soát ung thư là rất quan trọng nhằm ngăn ngừa và giúp phát hiện bệnh sớm để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như tăng khả năng chữa khỏi cho người bệnh. 
Nếu bạn cần tư vấn về gói tầm soát nguy cơ ung thư di truyền, liên hệ ngay với TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ Y KHOA DNA để được giải đáp chi tiết hơn.

Tin tức liên quan

Dấu hiệu FASTER Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là bệnh đang khá phổ biến hiện nay. Dấu hiệu FASTER giúp chúng ta nhận diện để kịp xử trí.

10 dấu hiệu bệnh Parkinson

Rất khó để biết liệu bạn hoặc người thân có mắc bệnh Parkinson hay không. Dưới đây là 10 dấu hiệu của bệnh Parkinson.

7 cách phòng tránh tăng huyết áp

Cố gắng phòng tránh tăng huyết áp sẽ giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Đăng ký tư vấn

Ung thư di truyền

Rate this post

Viết một bình luận