Nhìn từ xa, sinh vật này trông giống như một cái đầu khổng lồ đang di chuyển vật vờ trong đại dương.
Bạn đang xem: Cá mặt trăng vô dụng
Với nhiều đặc điểm độc nhất vô nhị, cá mặt trăng (Mola mola) được coi là một trong những loài cá lạ lùng nhất trên thế giới.
Ấn tượng đầu tiên về loài cá này là hình thù “khó hiểu” của chúng. Cá mặt trăng có thân hình tròn, dẹp và ngắn ngủn, hầu như không có sự phân biệt giữa khúc đầu, thân và đuôi.
Vây lưng và vây bụng của chúng ngắn và cao, vây đuôi chỉ là một dải hẹp, hầu như không có tác dụng bơi lội.
Cùng với hình thù lạ, cá mặt trăng sở hữu một kích thước siêu “khủng”. Cá trưởng thành có thể dài tới 5,5m, nặng 1400kg.
Dù có thân hình bồ tượng nhưng miệng cá mặt trăng rất nhỏ. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cây thủy sinh, động vật giáp xác, phù du, cá bột.
Do cấu trúc cơ thể cụt ngủn nên dù to lớn nhưng cá mặt trăng bơi rất yếu ớt. Hầu hết thời gian, chúng chỉ để cho cả khối thân mình đồ sộ trôi tự do theo các dòng nước.
Dù vậy, khi đuổi mồi, chúng có thể lật ngang thân trong nước và dùng vây lưng và vây hậu môn để bơi khá nhanh.
Một điểm đặc biệt khác của cá mặt trăng là cá cái chỉ có một buồng trứng, nhưng chứa một lượng trứng lên đến 300 triệu, gấp 3 lần dân số Việt Nam.
Địa bàn sinh sống chủ yếu của cá mặt trăng là các vùng biển nhiệt đới, trong đó có Biển Đông của Việt Nam.
Xem thêm:
Theo ghi nhận, ngư dân Nghệ An đã nhiều lần bắt được loài cá ký lạ này. Kích thước những con cá đánh bắt được dao động từ hàng chục kg cho đến nửa tấn.Xem thêm: Tuổi Chó Hợp Tuổi Gì – Tuất Là Con Gì, Mệnh Gì
Trong Sách Đỏ Việt Nam, cá mặt trăng được coi là một loài cá quý hiếm, cần phải được bảo vệ đặc biệt.