TÂM LÝ CỦA PHỤ Huynh VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ SINH VIÊN SỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN – StuDocu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

—&—

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: TÂM LÝ PHỤ HUYNH VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ SINH VIÊN SỐNG

THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN

HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN LAN NGUYÊN

NHÓM 8

Thành viên:
1. Nguyễn Minh Thu – 21030446 (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thanh Quỳnh Anh – 20030257
3. Mai Nguyệt Minh – 21030437
4. Cháng Thị Nhung – 21030440
5. Bùi Thiên Tài – 21030445
6. Nguyễn Thị Thuỳ Trang – 21030453
7. Phạm Hải Yến – 21030459

HÀ NỘI, T5/

Lý thuyết kiểm soát xã hội được thể hiện qua nhiều nhiều hiện tượng trong xã hội
ngày nay, song nhóm tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Tâm lý của phụ huynh Việt Nam
về vấn đề sinh viên sống thử trước hôn nhân”, với mục đích phân tích thực trạng tâm
lý của phụ huynh Việt Nam đối với vấn đề sinh viên sống thử trước hôn nhân và tìm ra
giải pháp phù hợp nhằm thay đổi những quan niệm lỗi thời còn tồn đọng, bảo vệ và
phát triển mặt tích cực của của các giá trị mới của xã hội Việt Nam nói riêng và toàn
thế giới nói chung.

Xã hội ngày càng hiện đại thì tư duy và quan điểm của con người ngày càng thay đổi,
những yếu tố văn hóa thuộc thời đại cũ dần nhường chỗ cho sự du nhập và phát triển
của văn hóa thời đại mới, hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài vòng hiện thực
này. Đối với các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Á Đông như Việt Nam thì hôn
nhân trong những thập kỷ qua đã có sự biến đổi sâu sắc khi công nghệ phát triển, kéo
theo hệ quả là làn sóng hội nhập văn hóa ùa về mạnh mẽ, tuy nhiên không thể phủ
nhận sức ảnh hưởng vẫn còn tồn đọng và vai trò điều phối của gia đình đối với mỗi
người trẻ Châu Á trong độ tuổi kết hôn ngày nay. Ngày nay quan điểm hôn nhân của
giới trẻ đề cao sự hòa hợp và không khuôn mẫu, đây cũng là lý giải chủ quan cho xu
hướng sống thử trước hôn nhân của một bộ phận người trẻ, đặc biệt là ở đối tượng
sinh viên. Có thể nhận ra điều này mang ý nghĩa khá tương phản với quan niệm hôn
nhân truyền thống của thế hệ đi trước.

Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa thì tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng
nhanh và chiếm 31%- 40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn, cũng
theo số liệu thống kê của Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Thể chất Thành phố Hồ
Chí Minh thì hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn vì lý do
không hòa hợp sau hôn nhân. Những thống kê trên cho thấy sống thử trước hôn nhân
sẽ mang đến lợi ích cho các cặp đôi nếu có kế hoạch lâu dài, vì khi đã hiểu về thói
quen sinh hoạt của đối phương, cùng nhau chia sẻ gánh nặng kinh tế thì cuộc hôn
nhân sau này đã được tạo một tiền đề vững chắc để phát triển. Điều này đồng nghĩa
với việc sống thử trước hôn nhân được xem như một sự lựa chọn đáng cân nhắc cho

kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng
ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần
đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là “góp
gạo thổi cơm chung” đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện
nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi
trên ghế nhà trường.

Nhận thấy đối với sinh viên việc “sống thử” khi đang còn đi học khá là bình thường, là
một kiểu sống mới đáp ứng những nhu cầu đời sống sinh hoạt lẫn tinh thần của sinh viên.
Tuy nhiên ngược lại với sinh viên, bậc phụ huynh sinh viên Việt Nam hiện nay lại khá
quan ngại với vấn đề “sống thử” trước hôn nhân của con em mình. Theo quá trình quan
sát và tìm hiểu qua sách báo và các trang mạng internet nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy
rằng hầu như họ đều phản đối việc “sống thử trước hôn nhân”, cho rằng vấn đề này rất
nguy hiểm, tiềm ẩn những nguy cơ xấu, ảnh hưởng đến cuộc đời của con em. Cái nhìn
của họ với việc “sống thử” là rất gay gắt đối với tất cả các lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi
sinh viên. Ở từng các thời điểm và điều kiện sống của các bậc phụ huynh mà dẫn tới
những đánh giá, phản ứng nhất định đối với hành vi và lối sống của con cái. Phụ huynh
thường yêu cầu, khuyến khích con cái tự lập, học tập và rèn luyện trong một chuẩn mực
nhất định thay vì yêu đương quá đà, hay sống thử, sống cùng bạn trai, người yêu trước
khi kết hôn hoặc có cuộc sống ổn định.

Mặt khác, “sống thử” đa phần là học đòi theo mốt chứ chưa có định hướng tương lai là
có lấy nhau hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục và lịch sử
phát triển của xã hội Việt Nam thì “sống thử” là một khái niệm mới, chưa từng có trước
đây. Và đây là một vấn đề du nhập từ phương Tây thông qua các hoạt động tuyên truyền
trên mạng xã hội, phim ảnh, ca nhạc và truyền thông đại chúng… Việc phụ huynh chu
cấp tiền ăn, ở, tiền học và tiền phụ phí khác cho con cái mình với mục đích là giúp con có
thể học hành thuận tiện, rèn luyện ở môi trường đại học một cách chuyên sâu. Họ không
mong muốn con mình có sự phân tâm trong việc học, không muốn ảnh hưởng của các
vấn đề khác tới việc học. Vì vậy, vấn đề “sống thử trước hôn nhân của sinh viên” trong
cái nhìn và tâm lí của bậc phụ huynh dường như là một câu chuyện rất kinh khủng, không
thể chấp nhận được.

2. Nguyên nhân dẫn đến tâm lý tiêu cực hoặc tích cực của phụ huynh về vấn
đề sinh viên sống thử trước hôn nhân:
Phụ huynh Việt Nam phản ứng tiêu cực trước vấn đề sinh viên sống thử trước hôn
nhân xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên của vấn đề này đến từ tư
tưởng mà phụ huynh được tiếp nhận từ ngày xưa. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh
hưởng rất lớn của hệ tư tưởng Nho giáo, trong đó có những tư tưởng phân định ranh
giới giữa nam và nữ còn rất khắt khe. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ
tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, không nên khuyến
khích, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản
thân và xã hội. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến phụ huynh Việt Nam phản ứng
gay gắt xuất phát từ thực trạng xã hội ngày nay. Phần lớn sinh viên trong tình trạng
“sống thử” đều đang “vật lộn” với cuộc sống, chưa có thu nhập ổn định và còn phải
gánh theo nỗi lo học hành, nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, do vậy khi gặp khó khăn, mâu
thuẫn đáng ra có thể giải quyết được, thì hai người lại dễ buông xuôi và tan vỡ. Tâm
lý “không hợp thì bỏ” khiến nhiều sinh viên thiếu trách nhiệm với bản thân, người yêu
và tình yêu của mình, “cả thèm chóng chán” và mối quan hệ trở nên nhạt dần. Nhiều
sinh viên nữ gặp bế tắc sau khi “sống thử” đã tự tử, cùng với đó là tỷ lệ nạo phá thai ở
Việt Nam gia tăng rất nhanh, khiến Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ
nạo phá thai cao nhất thế giới. Do vậy, không chỉ phụ huynh, “sống thử” khó được
toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại
các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong
lối sống thực dụng ngày nay.

Tuy nhiên, tùy từng người sẽ có những quan điểm khác nhau. Đối với một số bậc phụ
huynh có tính gia trưởng, họ sẽ không cho con cái sống thử trước hôn nhân. Miền Bắc
và miền Nam Việt Nam có sự khác nhau rõ rệt về điều này; trong khi phụ huynh ở
miền Bắc đa số khá khắt khe, các bậc phụ huynh ở miền Nam lại có suy nghĩ thoáng
hơn trong vấn đề này. Ngày nay, các quan điểm xã hội trở nên tiến bộ hơn nên suy
nghĩ của nhiều phụ huynh Việt Nam cũng thoáng hơn; chỉ cần không để lại hậu quả

cha mẹ, tâm sự cho cha mẹ hiểu rằng việc sống thử cũng có những mặt tích cực như
có thể hiểu hết tính cách của đối phương, xem mình có hợp với đối phương không,…
Mặt khác, nhà nước và địa phương, chính quyền các cấp cần có những buổi tuyên
truyền, giao lưu để giải thích cho các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về việc sống thử
trong xã hội hiện đại ngày nay. Nếu cần thiết, có thể mời các chuyên gia về tâm lý để
tư vấn cho các bậc phụ huynh. Bởi vì những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ đã ăn sâu vào lối
sống, sinh hoạt và cả nhận thức của mọi người cũng như các bậc phụ huynh thuộc thế
hệ trước nên cần có những giải pháp mạnh mẽ như tuyên truyền, phổ biến qua phương
tiện thông tin đại chúng để có sức lan tỏa nhất có thể tới các bậc phụ huynh.
Đối với xã hội, xã hội cần phản đối mạnh mẽ lối sống lệch lạc, quan hệ tình yêu hôn
nhân trái đạo lý gia đình truyền thống xã hội, xây dựng quy định pháp luật riêng về
“Sống chung trước hôn nhân” nhằm kiểm soát và kiềm chế quan hệ “Sống chung
trước hôn nhân”, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia, đặc biệt là giới yếu thế.

Tóm lại, tình trạng sinh viên sống thử trước hôn nhân đang ngày càng trở nên phổ
biến và gây nhức nhối cho xã hội, hậu quả là để lại bóng ma tâm lý không chỉ cho sinh
viên mà còn cho phụ huynh của họ. Các quan niệm trong xã hội Việt Nam hiện đại đã
cởi mở hơn, song đa số các vị phụ huynh vẫn có cái nhìn khá tiêu cực về vấn đề sinh
viên sống thử trước hôn nhân bởi nhiều lí do khách quan và chủ quan. Vì vậy, muốn
phụ huynh có cái nhìn tích cực hơn về vấn đề này thì trước hết, sinh viên phải được
giáo dục đầy đủ về biện pháp phòng tránh cũng như những chương trình tuyên truyền
về lợi ích cũng như tác hại về việc sống thử để các bạn có thể cân nhắc kỹ lưỡng trước
khi đưa ra quyết định quan trọng của cuộc đời mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] An Thị Hồng Hoa, Nhận thức của sinh viên về vấn đề sống thử, NXB Viện hàn lâm
khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện khoa học Xã hội, 2013
[2] Chúc Thị Khánh Linh, Quyền của cha mẹ theo pháp luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021
[3] Bùi Phương Thanh, Định hướng giá trị hôn nhân của thanh niên theo đạo Thiên chúa
ở Hà Nội hiện nay , Luận văn thạc sĩ Xã hội học, 2013
[4] Bruce J. Cohen, Terri L. Orbuch, Nguyễn Minh Hòa dịch, Xã hội học nhập môn ,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995
[5] Đặng Cảnh Khanh, Xã hội học Thanh niên , NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006
[6] Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
[7] Lê Thu Hiền, Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình (Qua phân tích số
liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2020
[8] Lưu Phương Thảo, Hiện tượng sống chung trước hôn nhân trong công nhân ở các
khu công nghiệp ở tp. Hồ Chí Minh , Luận văn, 2007
[9] Mai Huy Bích, Xã hội học gia đình , NXB Khoa học Xã hội Hà Nội, 2003
[10] Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Xu hướng sống thử của thanh niên Việt Nam hiện nay , Tạp
chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2/2007.
[11] Phan Kim Huê, Những cạm bẫy trong tình yêu nam-nữ cần biết , NXB Thanh
Niên – Thành phố Hồ Chí Minh, 2008
[12] Thu Huyền, Cách mạng tình dục: Hoàng hôn châu Âu, bình minh châu Á? , ngày
14/04/
(giadinh.suckhoedoisong/cach-mang-tinh-duc-hoang-hon-chau-au-binh-minh-
chau-a-172090411121947409)
[13] Trịnh Trung Hòa, Sống thử và những bài học đắt giá, NXB Thanh Niên – Hà Nội,
2008

PHỤ LỤC

Biên bản phỏng vấn sâu số 1
Tên người phỏng vấn: Nguyễn Minh Thu
Tên người được phỏng vấn: N.T.H
Thời gian: từ 8h50 đến 9h00 ngày 20/05/
Địa điểm: Phòng G104, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Giới tính: Nữ
Khóa: QH-X-2021 Ngành: Chính trị học Khoa: Khoa học Chính trị
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

Nội dung phỏng vấn:
1. Câu hỏi: Bạn biết gì về tình trạng sống thử trước hôn nhân ngày nay?
Trả lời: Mình nghĩ vấn đề sống thử trước hôn nhân ngày nay là vấn đề các bạn
trẻ yêu đương, các bạn đều có những dự tính về sau này nên mong muốn sống
thử với nhau.

2. Câu hỏi: Bạn nghĩ vấn đề này là tiêu cực hay cũng có điểm tích cực? Tại
sao?
Trả lời: Mình nghĩ vấn đề này có cả tiêu cực lẫn tích cực. Về điểm tích cực, hai
người sống thử với nhau thì sẽ có thể hiểu nhau hơn để đưa ra được những
quyết định chính xác hơn cho tương lai. Về điểm tiêu cực, có nhiều bạn chưa
chín chắn hoặc bồng bột sẽ gây ra những chuyện không mong muốn, chẳng hạn
như là có thai.

3. Câu hỏi: Bạn có quen biết ai đã hoặc đang sống thử trước hôn nhân với
người yêu không? Bố mẹ của họ có biết điều đó không? Họ phản ứng như
thế nào? (Nếu có)
Trả lời: Mình có quen một chị. Bố mẹ của chị ấy biết điều đấy. Theo như mình
được biết, bố mẹ của chị ấy đã được thông báo trước nên phản ứng của họ cũng
không gay gắt lắm.

4. Câu hỏi: Theo mình nhận thấy, đa số phụ huynh Việt Nam ngày nay phản
ánh rất gay gắt về thực trạng sống thử trước hôn nhân của sinh viên. Bạn
nghĩ nguyên nhân là gì?
Trả lời: Mình nghĩ nguyên nhân có thể là do phụ huynh lo lắng cho con cái họ
khi mà các bạn ấy còn ở độ tuổi chưa đủ chín chắn, còn bồng bột, có thể đưa ra
những quyết định không tốt cho tương lai sau này.

5. Câu hỏi: Bản thân bạn cũng là 1 sinh viên, bạn cảm thấy những phụ
huynh có phản ứng tiêu cực có đang quá khắt khe với con cái họ hay bạn
đồng tình với cách suy nghĩ của họ? Vì sao?
Trả lời: Mình khá đồng tình với suy nghĩ của họ. Mình cũng hiểu tâm lý của bố
mẹ là hay lo lắng cho con cái. Điều này cũng không nằm ngoài sự lo lắng về
tương lai của con họ.

6. Câu hỏi: Theo mình nhận thấy, có những phụ huynh phản ứng rất gay gắt
nhưng cũng có những người phản ứng bình thường, thậm chí họ còn ủng
hộ con mình sống thử trước hôn nhân. Theo bạn, nguyên nhân là gì?
Trả lời: Mỗi phụ huynh đều có một cách suy nghĩ khác nhau, có nhiều người
suy nghĩ thoáng hơn trong vấn đề này. Ví dụ như bố mẹ mình chẳng hạn, họ
suy nghĩ rất thoáng, họ sẽ có những lo lắng và lời khuyên, lời dặn dò để mình
không chịu thiệt, nhưng phản ứng của họ không gay gắt lắm. Về những người
có phản ứng gay gắt, mình thấy cũng đúng, vì lo lắng cho con cái là tâm lý
thường có của phụ huynh.

Nhận xét: Các quan niệm trong xã hội Việt Nam hiện đại đã cởi mở hơn, song đa số
các vị phụ huynh vẫn có cái nhìn khá tiêu cực về vấn đề sinh viên sống thử trước hôn
nhân bởi nhiều lí do khách quan và chủ quan.

ứng rất là gay gắt khi biết con mình có tình trạng sống thử trước hôn nhân.
Theo mình là phụ huynh Việt Nam sẽ không thích điều đó!

4. Câu hỏi: Bạn có giải pháp gì về việc sống thử trước hôn nhân không để lại
hậu quả đáng tiếc cho cả bạn nam và bạn nữ không?
Trả lời: Theo mình thì nếu nói về biện pháp để tránh những hậu quả của sống
thử hôn nhân thì đầu tiên chúng ta cần nâng cao trách nhiệm, ý thức, nhận thức
về những hậu quả trong quá trình sống thử trước hôn nhân. Cần phải tuyên
truyền những hậu quả ý để đánh vào tâm lý của sinh viên để cho họ có sự cân
nhắc thật là kỹ lưỡng trước khi bước vào cuộc sống thử trước hôn nhân. Gia
đình và nhà trường thì cũng cần quan tâm, mở ra nhiều khóa học về giáo dục
những biện pháp an toàn để không có những hậu quả ngoài ý muốn xảy ra.
Quan trọng là chủ yếu ở bản thân những người sống thử. Theo mình thì là như
thế!

Nhận xét: Trong xã hội hiện đại, hội nhập và phát triển ngày nay thì đa phần các bạn
sinh viên đều có quan điểm khá là cởi mở với việc sống thử trước hôn nhân. Tuy
nhiên, các bạn đều cho rằng xã hội Việt Nam hiện nay tuy đã văn minh hơn rất nhiều
nhưng vẫn còn tồn tại những định kiến cổ hủ, lạc hậu tàn dư từ xã hội trước nên phần
lớn các bậc phụ huynh đều phản ứng khá gay gắt về tình trạng sống thử của sinh viên
trước hôn nhân vì họ cho rằng đó là việc làm trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của
người Việt Nam. Ngoài ra, để việc sống thử không để lại hậu quả đáng tiếc cho các
bạn nam và nữ thì cần có những lớp học giáo dục về biện pháp phòng tránh và những
chương trình tuyên truyền về lợi ích cũng như tác hại về việc sống thử để các bạn có
thể cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định quan trọng của cuộc đời mình.

Biên bản phỏng vấn sâu số 3
Tên người phỏng vấn: Mai Nguyệt Minh
Tên người được phỏng vấn: H.P
Thời gian: từ 16h09 đến 16h15 ngày 20/05/
Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Giới tính: Nữ
Khóa: QH-X-2021 Ngành: Chính trị học Khoa: Khoa học Chính trị
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

Nội dung phỏng vấn:
1. Câu hỏi : bạn đã từng nghe qua việc sống thử trước hôn nhân chưa?
Trả lời: Mình đã nghe rất nhiều rồi
2. Câu hỏi: Vậy bạn bè xung quanh bạn có ai đang sống thử trước hôn nhân
không?
Trả lời: Có, vì sống thử đang là trào lưu khá thịnh hành với giới trẻ Việt Nam
hiện nay, thế nên là xung quanh mình hiện tại đang có rất nhiều bạn sống thử
3. Câu hỏi: Thế bạn có quan điểm thế nào trước vấn đề này?
Trả lời: Mình cảm thấy khá thoải mái về vấn đề này, vì mình cũng thuộc giới
trẻ và tâm lí của mình cũng thay đổi rất nhiều, rất cởi mở về vấn đề này.
4. Câu hỏi: Vậy bạn có bao giờ được nghe các bạn ấy chia sẻ về thái độ của
gia đình các bạn ấy khi biết các bạn ấy sống thử trước hôn nhân chưa?
Trả lời: có, mình nghe các bạn ấy kể và tâm sự với mình rất là nhiều rồi, và có
rất nhiều hướng xảy ra, có những câu chuyện tiêu cực và có những câu chuyện
tích cực.
5. Câu hỏi: Vậy thì những thái độ tích cực và tiêu cực của các phụ huynh
như thế nào?
Trả lời: Về mặt tích cực thì nhiều gđ biết con mình đang sống thử thì rất thoải
mái, thậm chí có nhiều gia đình còn khuyên nên sống thử trước để các bạn trẻ
có những kinh nghiệm trước hôn nhân, để cho các bạn ấy thấy hiểu nhau hơn,
có động lực học hoặc có động lực đi làm. Còn về mặt tiêu cực thì do gia đình
vẫn chưa cởi mở, vẫn có suy nghĩ rằng đó là sai với thuần phong mỹ tục của
việt nam, vẫn phản đối gay gắt; họ chưa tin tưởng con cái mình, sợ các bạn trẻ
sẽ có các xích mích với nhau do các bạn ấy còn quá trẻ, chưa đi làm, sẽ gây ra
nhiều mâu thuẫn về tài chính và tình cảm.
6. Câu hỏi: vậy bạn có thể đưa ra giải pháp nào để khắc phục tâm lí tiêu cực
của phụ huynh trước vấn đề này không?
Trả lời: Mình nghĩ là không có giải pháp nào ngoài việc tạo thêm niềm tin cho
người lớn, bởi vì liên quan đến vấn đề tâm lý thì không thể ngày một ngày hai
mà thay đổi được tâm lý phụ huynh, họ là những người đi trước nên có những

Biên bản phỏng vấn sâu số 4:

Tên người phỏng vấn: Nguyễn Thị Thùy Trang

Tên người được phỏng vấn: G.T

Thời gian: Từ 9h30 đến 9h50 ngày 20/5/

Địa điểm: Trường đại học khoa học Xã hội và Nhân văn

Giới tính: Nữ

Khóa: QH-2021-X Ngành: Chính trị học Khoa: Khoa học Chính trị

Trường: Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

Nội dung phỏng vấn:

1. Câu hỏi: Bạn đã có người yêu hay chưa?
Trả lời: Có rồi
2. Câu hỏi: Bạn nghĩ thế nào về việc “sống thử” của sinh viên và bạn có kế
hoạch sống thử cùng với bạn trai hay người yêu của mình trước khi kết hôn
không ạ?

Trả lời: Thật ra chuyện sống thử trước hôn nhân ngày nay là một chuyện rất phổ
biến với giới trẻ vì vậy theo mình nó là một vấn đề bình thường không quá đặt
nặng về vấn đề ấy.

3. Câu hỏi: Nếu bạn có một kế hoạch để sống thử thì bạn nghĩ gia đình đặc biệt
là bố mẹ bạn sẽ nghĩ như thế nào ạ?

Trả lời: Bố mẹ mình sẽ không đồng ý chuyện ấy, nhưng mà chưa chắc là bố mẹ đã
biết mình sống thử trước hôn nhân.

4. Câu hỏi: Nếu bố mẹ bạn có những cái phản ứng gay gắt, công kích việc sống
thử thì bạn có tiếp tục hay không và bạn suy nghĩ lại hay không?
Trả lời: Không và dành thời gian để suy nghĩ.
5. Câu hỏi: Bạn có giải thích hay mong bố mẹ hiểu cho việc sống thử của mình
không?
Trả lời: Thật ra thì không phải bố mẹ nào cũng hiểu vì đó là một điều hết sức khó
khăn nhưng mà nếu việc đó là tốt thì mình vẫn tiếp tục tuy nhiên mình sẽ không
để cho việc cá nhân của mình ảnh hưởng đến bố mẹ.

Nhận xét: Sinh viên trả lời với thái độ rất tự tin, cởi mở, trao đổi một cách thoải mái
về vấn đề “sống thử trước hôn nhân”. Sinh viên cho rằng đây là một vấn đề vô cùng
bình thường, và cũng có mong muốn sống thử trước hôn nhân, trước phản ứng từ gia
đình thì sẽ mong muốn gia đình chấp nhận. Bên cạnh đó thì có xu hướng thiên về giấu
gia đình để “sống thử trước hôn nhân”. Từ đó thấy được một phần nào quan điểm và
cách nhìn của sinh viên hiện nay với vấn đề “sống thử trước hôn nhân”.

Trả lời: Nếu như con bác rơi vào trường hợp này thì bác cũng như gia đình sẽ
kiên quyết phản đối và nói rõ cho con những hậu quả mà sẽ phải gánh chịu về
sau để con nhận thức rõ hơn và từ bỏ ý định sống thử.

Nhận xét: Theo cuộc phỏng vấn thì các phụ huynh khi được phỏng vấn trả lời với thái
độ rất tự tin, cởi mở, trao đổi một cách thoải mái về vấn đề “sống thử trước hôn nhân”.
Đa số phụ huynh cho rằng đây là một vấn đề không tốt và cho rằng việc sống thử sẽ
gây nên những hậu quả không tốt cho giới trẻ ngày nay.

DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Thành viên Công việc
được giao

Mức độ hoàn
thành công việc

Đánh giá

1 Nguyễn Minh Thu –
21030446

  • Nguyên nhân

  • Phỏng vấn
    sâu

  • Tổng hợp
    2 Nguyễn Thanh Quỳnh
    Anh – 20030257

  • Lý do chọn
    đề tài
    3 Mai Nguyệt Minh –
    21030437

  • Giải pháp

  • Phỏng vấn
    sâu
    4 Cháng Thị Nhung –
    21030440

  • Nguyên nhân

  • Phỏng vấn
    sâu
    5 Bùi Thiên Tài –
    21030445

  • Thực trạng

  • Phỏng vấn
    sâu
    6 Nguyễn Thị Thuỳ
    Trang – 21030453

  • Thực trạng

  • Phỏng vấn
    sâu
    7 Phạm Hải Yến –
    21030459

  • Giải pháp

  • Phỏng vấn
    sâu

Rate this post

Viết một bình luận