Có rất nhiều giả thuyết giải thích về mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ, tuy nhiên khó xác định chính xác giả thuyết nào khả tín nhất. Sở dĩ như vậy vì các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu.
Khi tìm hiểu về Hầu đồng và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt chúng ta sẽ thấy mọi người nhắc đến Tam phủ và Tứ phủ. Vậy Tam phủ, Tứ phủ ở đây là gì? Hệ thống Thần linh tứ phủ gồm những vị nào? Mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.
1. Tam Phủ là gì?
Tam: Là ba
Phủ: Là nơi làm việc của các quan
Tam phủ: Là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của ba Miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ
Thiên phủ ( Màu Xanh – Vua cha Ngoc Hoang): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.
Địa phủ (Màu Vàng – Vua cha Diem vuong): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai
Thủy Phủ ( Màu Trắng – Vua cha bat hai): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.
Về sau này, khi đạo mẫu phát triển và có những biến đổi phù hợp với xã hội thì hầu hết mọi người khi nghe nói tới tam phủ thường nghĩ tới 3 vị thánh mẫu trong tín ngưỡng thờ mẫu hay thờ mẫu tam phủ của người việt.
Theo lịch sử phát triển của Tín ngưỡng Tam tứ phủ, thì khái niệm Tam phủ có trước, Tứ phủ có sau.
Vào Thời kỳ khởi nguyên của Tam phủ người ta cho rằng tam phủ gồm ba miền: Thiên, Địa, Thoải. Lúc đó Nhạc Phủ chưa có
Tam tòa Thánh Mẫu gồm có:
- Thượng thiên Thánh Mẫu (Thánh Mẫu đệ nhất) cai quản miền trời.
2. Tứ Phủ là gì?
Tứ phủ là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của bốn Miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ, Nhạc phủ
- Xem : Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu – Xem Lịch Vạn Niên – Bói Bài Hàng Ngày – Tử Vi Hàng Ngày – Lịch âm năm 2021
Thiên phủ ( Màu Đỏ – Mẫu Cửu): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.
Địa phủ (Màu Vàng – Mẫu Liễu) : Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai
Thủy Phủ ( Màu Trắng – Mẫu Thoải): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.
Nhạc Phủ ( Màu Xanh – Mẫu Thượng ngàn): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng, sơn lâm
Theo sắp sếp thứ tự của các cụ ngày xưa là: Thiên, địa, thoải, nhạc (vì nhạc xuất hiện sau)
Ngày nay thì trong các khoa cúng và bản chầu văn sắp xếp theo thứ tự cao nhất là tầng Trời, tiếp đến cao nguyên rừng núi, sau đó là vùng sông nước, cuối cùng vùng địa phủ.
- Đệ nhất thượng thiên
Như vậy tứ phủ vạn linh là chỉ toàn bộ chư thánh của tín ngưỡng thờ mẫu mà đứng đầu là Thánh Mẫu
2. Hệ thống Thần linh tứ phủ gồm những vị nào?
Chư linh của Tứ phủ được phân chia theo nhiều vị trí như sau:
2.1 Thứ nhất. Thánh Mẫu bảo hộ dân quốc
Bao gồm các vị cùng danh hiệu như sau:
Mẫu Đệ nhất Thanh Vân Công chúa
Mẫu Đệ nhị Lê Mại đại vương
Mẫu Đệ Tam Xích Lân công chúa
Mẫu Đệ Tứ Liễu Hạnh công chúa
Tam tòa thánh mẫu được xếp theo thứ tự trong các đền, điện thờ tứ phủ như sau:
Mẫu Đệ nhất: Mẫu Liễu
Mẫu Đệ nhị: Mẫu thượng ngàn
Mẫu Đệ tam: Mẫu thoải
2.2 Thứ hai. Phụ vương đại thánh (phối thờ)
Bao gồm:
Thiên phủ: Ngọc hoàng thượng đế
Thoải phủ: Bát Hải long vương
Nhạc phủ: Tản viên Sơn thánh
Địa phủ: Thập diện minh vương
2.3 Thứ ba. Hội đồng chúa (Phối thờ)
Bao gồm:
Chúa Đệ nhất: Tây Thiên
- Xem thêm: Xem ngày tốt xấu – Tử Vi 12 Con Giáp – Xem tuổi làm nhà – Xem tuổi vợ chồng
Chúa Đệ nhị Nguyệt Hồ
Chúa Đệ tam Lâm Thao:
- Chúa Cà Phê (Địa phủ & Nhạc phủ)
2.4 Thứ bốn: Ngũ vị tôn quan
Ngũ vị tôn quan hay Ngũ vị tôn ông là 5 vị quan và đều là con của Bát hải Động bình (Bát hải long vương).
- Quan lớn Đệ Nhất Thượng thiên: Là con cả và là có quyền cai Thiên phủ, là vị thần có khả năng hô mưa gọi gió và là một vị quan trên thiên đình. Ông mặc áo màu đỏ.
2.5 Thứ năm: Tứ phủ chầu bà
Bao gồm:
Chầu Đệ Nhất: Hóa thsnaa Thánh mẫu Thượng thiên.
Chầu Đệ Nhị Ngôi kiều công chúa
Chầu Đệ Tam Thủy điện công chúa
Chầu Thác Bờ Bà chúa Thác bờ
Chầu Đệ tứ khâm sai Chiêu dung công chúa Lý Ngọc Ba, được tôn thờ tại Đình Cốc thượng.
Chầu Ngũ thờ Suối lân công chúa
Chầu Lục cung công chúa
Chầu Thất Tân la công chúa
Chầu Bát nữ tướng Bát nàn (được thờ ở Tiên La, Thái Bình)
Chầu Cửu huyền thiên nữ
Chầu Mười nữ tướng Đồng Mỏ Chi Lăng
Chầu Bé Bắc Lệ
Chầu bà Bản đền Thủ điện công chúa.
2.6 Thứ sáu: Thập vị thủy tế
Bao gồm:
Thiên phủ: Ông Hoàng Cả (ông Hoàng Quận, Lê Lợi)
Nhạc phủ: Ông Hoàng Đôi
Ông Hoàng Bơ Thoải Cung
Thoải phủ: Ông Hoàng Tư (Ông Hoàng khâm sai)
Ông Hoàng Năm
Ông Hoàng Lục Thanh Hà
Ông Hoàng Bảy (Ông Hoàng Bảo Hà)
Ông Hoàng Bát quốc (Ông Đệ Bát đồng bằng sông diêm)
Ông Chín Cờn (Ông Cờn môn)
Ông Hoàng Mười (Ông Nghệ An)
2.7 Thứ bảy: Tứ phủ thánh cô
Bao gồm:
Cô cả Thượng Thiên
Cô Đôi Thượng ngàn
Cô Bơ Hàn Sơn (cô Bơ bông)
Cô Tư Ỷ la
Cô Năm Suối Lân
Cô Sáu Lục cung
Cô Bảy Kim Giao
Cô Tám Đồi Chè
Cô Chín Thượng Ngàn
Cô Chín Giếng (cô Chín Sòng Sơn)
Cô Mười Đông mỏ
Ngoài ra còn có Cô Bé Thượng Ngàn:
Cô Bé Đông Cuông
Cô Bé Suối Ngang
Cô Bé Đèo Kẻng
Cô Bé Tân An
Cô Bé Cây xanh
Cô Bé Nguyệt hồ
Cô Bé Minh Lương
Cô Bé Cây xanh
Cô Bé Thác Bờ
Cô Bé Thoải phủ
Cô Bé Núi Dùm
Cô Bé Mỏ Than
Cô Bé Bản Dền
Cô Bé Den (Cô bé Sóc)
Đôi Cô Cam Đường (Hai Cô): cô đại diện cho nhạc phủ nhưng hiển thánh sau khi nhà Lê sáng lập hệ thống tam phủ, sau này là tứ phủ. Chính vì vậy nên việc xếp thứ tự Cô Đôi như các cô khác trong thánh phủ thứ cô có thể sẽ không đúng.
2.8 Thứ tám: Thập vị triều cậu
Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy
Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn
Cậu Hoàng Cả Đôi
Cậu Hoàng Cả Bơ
Cậu Hoàng Tư
Cậu Hoàng Năm
Cậu Hoàng Bé Đồi Ngang (Cậu Hoàng Quận)
Ngoài ra, mỗi Bản Đền sẽ có một Cậu bé coi giữ đền, được gọi là Cậu bé Bản đền hay Tứ phủ thánh cậu, Thập nhị thánh cậu.
2.9 Thứ chín: Ngũ hổ
Bao gồm:
Ngũ hổ:
Trấn giữ phương Bắc là Hắc hổ
Trấn giữ phương Nam là Xích hổ
Trấn giữ phương Tây là Bạch hổ
Trấn giữ phương Đông là Thanh hổ
Trấn giữ trung tâm là Hoàng hổ
Ông Lốt (Rắn)
Thanh Xà đại tướng quân
Bạch Xà đại tướng quân
3. Mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ
Có rất nhiều giả thuyết giải thích về mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ, tuy nhiên khó xác định chính xác giả thuyết nào khả tín nhất. Sở dĩ như vậy vì các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu.
Dưới đây là một số giả thuyết phổ biến.
3.1 Tín ngưỡng Tam Phủ giao thoa với tín ngưỡng Sơn Trang
Tín ngưỡng thờ Tam Phủ (thiên-địa-thủy) giao thoa với tín ngưỡng thờ Sơn Trang của các dân tộc vùng núi phía Bắc, hình thành nên Tứ Phủ.
Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm
Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Mẫu Liễu Hạnh)
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Mẫu Thượng Ngàn được thờ riêng ở ban Sơn Trang
3.2 Thiên Địa đồng quy
Vì Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngôi Thần Chủ vừa là Thiên Tiên vừa là Địa Tiên nên ,Mẫu Liễu đại diện và cai quản ngôi Thiên Phủ và Địa Phủ . Khi xuất hiện với tư cách đại diện này, Mẫu Liễu sẽ có phục trang màu đỏ của Thiên Phủ, thay vì màu vàng của Địa Phủ.
- Xem thêm: Xem bói ngày sinh – Xem bói tên – Xem bói tình yêu theo tên – 12 Cung Hoàng Đạo
Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm:
Mẫu Liễu Hạnh (tức Mẫu Địa và cũng là Mẫu Thiên Tiên)
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
3.3 Địa Phủ và Nhạc Phủ đồng nhất
Thiên Phủ thuộc cõi trên cao, miền Thượng Nguyên. Thoải Phủ thuộc cõi thấp nhất, miền Hạ Nguyên. Địa Phủ và Nhạc Phủ đều là cõi ở giữa, miền Trung Nguyên, nơi con người sinh sống.
Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm:
Mẫu Thượng Thiên
Mẫu Đệ Nhị: Mẫu Địa và Mẫu Thượng Ngàn
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Nhận định: Sự phổ biến trong việc dùng Tam Tòa Thánh Mẫu để nói về Tứ Phủ Thánh Mẫu đến từ quan niệm từ xưa của người Việt Nam. Tam tòa không chỉ nói về số lượng chính xác, mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ, hoàn chỉnh. Số ba xuất hiện rất nhiều trong lịch sử tâm linh, huyền học của nhân loại, chẳng hạn như Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (quá khứ, hiện tại, tương lai), Chúa Ba Ngôi, Trimurti của đạo Hindu, v.v…
Bên cạnh đó, người Phương Đông thường dùng số lẻ thay vì số chẵn, để thể hiện sự cân bằng âm dương vì số lẻ là tổng của một số lẻ và một số chẵn. Hình tượng Tam Tòa Thánh Mẫu vì vậy mà mang tính biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ.
Tác giả: Bảo Châu