Tầm xuân | Cây cảnh – Hoa cảnh – Bonsai – Hòn non bộ – Sân vườn tiểu cảnh – Blog Cây cảnh .Vn

Tầm xuân (Rosa canina L) là loài cây bụi sớm rụng lá có chiều cao từ 1–5 m, mặc dù đôi khi chúng cũng có thể leo cao hơn tới ngọn của các loài cây khác. Thân tầm xuân có nhiều gai sắc, nhọn, có móc giúp chúng leo dễ dàng. Lá kép lông chim, với 5-7 lá chét. Hoa thường có màu hồng nhạt, biến đổi từ hồng đậm tới trắng, với đường kính 4–6 cm và có nhiều cánh, lúc chính thành quả màu cam đỏ cỡ 1.5–2 cm.

Ý nghĩa hoa

Công dụng

Tầm xuân có hoa đẹp nên được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh.

Tầm xuân có một số hoạt chất chống ôxi hóa. Quả tầm xuân có lượng vitamin C cao và dùng để làm xi rô, trà…

Trong Ðông y, tầm xuân là một vị thuốc. Người ta thường thu hái hoa, quả, cành và rễ để làm thuốc. Theo quan niệm của Đông y, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết, chỉ huyết, giải độc, giảm đau, thường dùng để chữa các bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ, tiêu khát, ỉa chảy, đái dầm ở trẻ em…

Hoa
Thường được thu hái vào mùa xuân và mùa hạ, dùng để chữa các chứng bệnh như:
(1) Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi dùng hoa tầm xuân 3-9g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10g và hoa đậu ván trắng 10g, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà
(2) Nôn ra máu và chảy máu cam dùng hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g và rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
(3) Ngược tật (sốt rét) dùng hoa tầm xuân sắc uống thay trà.
(4) Bướu tuyến giáp dùng hoa tầm xuân 5g, hoa hậu phác 5g, hoa chỉ xác 5g và hoa hồng 5g, sắc uống.
(5) Đái tháo đường và viêm loét niêm mạc miệng mạn tính dùng sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm 30ml pha chút nước ấm uống hằng ngày.

Tầm xuân,hoa tầm xuân,hoa ngày tết,ý nghĩa hoa tầm xuân,chuyện kể về hoa tầm xuân,nụ tầm xuân,bài thuốc chữa bệnh từ tầm xuân,cây tỉ muội,tác dụng của tầm xuân,Rosa canina L
Hoa Tầm xuân


Được thu hái quanh năm, có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương, dùng để chữa các chứng bệnh:

(1) Ung nhọt làm mủ chưa loét dùng lá tầm xuân sấy khô tán bột, trộn với mật ong và giấm đắp lên tổn thương.
(2) Viêm loét chi dưới dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.
(3) Nhọt độc sưng nề nhiều dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên tổn thương.

Tầm xuân,hoa tầm xuân,hoa ngày tết,ý nghĩa hoa tầm xuân,chuyện kể về hoa tầm xuân,nụ tầm xuân,bài thuốc chữa bệnh từ tầm xuân,cây tỉ muội,tác dụng của tầm xuân,Rosa canina L
Lá tầm xuân

Rễ
Vị đắng hơi sáp, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc, được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như:
(1) Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do tăng huyết áp dùng rễ tầm xuân 15-30g sắc uống.
(2) Chảy máu cam mạn tính dùng vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt già ăn.
(3) Ghẻ về mùa hè dùng rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.
(4) Đau răng và viêm loét miệng dùng rễ tầm xuân sắc uống hoặc ngậm.
(5) Viêm khớp, liệt bại nửa người, kinh nguyệt không đều, khí hư và tiểu tiện không tự chủ dùng rễ tầm xuân 15-30g sắc uống.
(6) Hoàng đản (vàng da do nhiều nguyên nhân) dùng rễ tầm xuân 15-24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chế thêm một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày.
(7) Đái dầm trẻ em, người già đi tiểu đêm nhiều lần dùng rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.
(8) Phế ung (áp xe phổi) dùng rễ tầm xuân 15g, hạt bí đao 30g, ý dĩ 30g, sắc uống.
(9) Thương tổn do trật đả và trĩ xuất huyết dùng rễ tầm xuân tươi 30g rửa sạch, giã vắt nước cốt uống.
(10) Vết thương chảy máu dùng rễ tầm xuân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rắc vào tổn thương, cũng có thể trộn với dầu vừng để đắp.
(11) Rong huyết dùng rễ tầm xuân 30g, ngải cứu già đốt tồn tính 10g, cỏ nhọ nồi 30g, tiên hạc thảo 30g, sắc uống hằng ngày.
(12) Bỏng dùng rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa hằng ngày hoặc bột rễ tầm xuân trộn với dầu vừng đắp.

Theo kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại, thành phần chủ yếu của rễ tầm xuân có – sitosterol, dyhydroxy ursolic acid, triterpenic acid, cachoa extract… Dịch chiết có tác dụng chống đông máu, bảo vệ cơ tim, làm giảm cholesterol, triglycerid và lipoprotein huyết thanh.

Quả
Vị chua, tính ấm, thu hái vào lúc chín, sấy hoặc phơi khô làm thuốc, có công dụng lợi tiểu thanh nhiệt, hoạt huyết giải độc. Được dùng để chữa các chứng bệnh như:

(1) Phù do viêm thận dùng quả tầm xuân 3 – 6g, hồng táo 3 quả sắc uống hoặc quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.
(2) Tiểu tiện khó khăn dùng quả tầm xuân 10g, mã đề 30g và biển súc 30g, sắc uống.
(3) Đau bụng khi hành kinh dùng quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hòa thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.
(4) Táo bón dùng quả tầm xuân 10g, đại hoàng 3g, sắc uống.

Tầm xuân,hoa tầm xuân,hoa ngày tết,ý nghĩa hoa tầm xuân,chuyện kể về hoa tầm xuân,nụ tầm xuân,bài thuốc chữa bệnh từ tầm xuân,cây tỉ muội,tác dụng của tầm xuân,Rosa canina L
Quả tầm xuân

Văn chương
Ca dao Việt Nam nói về tầm xuân:

Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Chuyện về hoa Tầm Xuân

Ngày xửa ngày xưa, có hai em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đứa lớn là trai và đứa bé là gái. Tuy còn nhỏ, hai em đã biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Ngày ngày cậu anh trai khi thì đi xin về nuôi em, khi thì vào rừng hái nấm, kiếm củi đem ra chợ bán hoặc đem đổi lấy gạo để nuôi em. Còn cô em là một cô bé tuyệt vời, rất hoạt bát, vui vẻ và tốt bụng. Em nghe được tiếng chim và biết cùng chim trò chuyện. Từ sớm tinh mơ, chim muông lũ lượt bay đến nhà và cùng em trò chuyện, ca hát. Tiếng em trong như tiếng chuông, ấm như nắng ban mai. Mỗi lần em cất tiếng hát là cả bầy chim vỗ cánh điểm nhịp và chốc chốc hòa cùng khúc hát du dương tạo nên một bản hòa âm độc đáo.

Tiếng hát của em làm say mê cả con quỷ độc ác trong một khu rừng gần đó. Vốn độc ác và ích kỷ, quỷ muốn chiếm cho riêng mình giọng hát ấy. Nó bèn đóng giả một bà già lương thiện rồi đi ra khỏi rừng và cứ lần theo hướng có tiếng hát nó tìm đến được nhà em bé. Nó cho em bé trái cây, cho lũ chim thóc và hạt vừng. Nó còn khôn khéo bày trò vui chơi cùng lũ chim và cô gái. Vốn rất tốt bụng và ngây thơ, em bé không mảy may cảnh giác, thừa cơ con quỷ chộp lấy cô bé và tóm hết lũ chim mang tận vào rừng sâu. Nó nhốt em bé với lũ chim trong một chiếc lồng lớn, rồi ra lệnh:

– Này ! Con nhỏ kia hãy hát đi, hát cho tao nghe! Nói rồi nó hí hửng nằm khểnh ra sàn nhà, chân bắt chữ ngũ tay lần nhổ mấy chiếc râu lưa thưa trên chiếc cằm đang nghênh nghênh trông rất gớm ghiếc. Nó tưởng rằng nó đã làm chủ đựơc tiếng hát nên ra chiều đắc thắng lắm. Nhưng đợi mãi mà chẳng nghe thấy gì nó lại giục:

– Hát đi chứ, mày không nghe tao bảo gì hay sao?

Nhưng vẫn im lặng. Em bé và lũ chim đang chết khiếp vì sợ hãi. Lần này thì con quỷ giận lắm, liền quát lớn:

– Tao bảo mày hát cơ mà, câm rồi hả. Nhưng đáp lại bó chỉ có cái nhìn câm lặng, khiếp đảm. Tức lắm, con quỷ gầm lên những tiếng kêu man rợ, rồi vùng dậy vừa gào thét, vừa đấm đá. Chiếc lồng lăn long lóc làm cho thịt da em trầy trụa, xây xát. Em vẫn không hát mà chỉ nhìn con quỷ khiếp sợ, căm ghét. Con quỷ tìm mọi cách hết đấm đá, dọa dẫm lại dỗ dành ngon ngọt, nhưng chẳng thể làm được gì. Nó liền trừng phạt em bé và lũ chim bằng cách đem chiếc lồng treo lên một cành cây cao rồi bỏ đi, lòng đầy hậm hực.

Ở trên cành cây cao, cô bé tìm cách cứu bầy chim. Em cố chịu đau, luồn mấy ngón tay nhỏ xíu vào kẽ giữa những chiếc nan lồng. Răng nghiến chặt, em cố kéo chiếc nan bị uốn cong mở ra một lối nhỏ. Em giúp bầy chim thoát khỏi lồng bay ra. Nhưng hai bàn tay em bị những chiếc nan lồng siết chặt đã bị dập nát, máu me đầm đìa. Máu thấm đỏ cả mấy chiếc nan. Và rồi một điều kỳ lạ đã xảy ra. Những chiếc nan dính máu như cựa mình và cứ thế dài mãi ra, buông mình xuống tận đất, thân mọc đầy những chiếc gai nhọn.

Không quên cô bé tốt bụng, bầy chim chia làm hai tốp. Một tốp ở lại với cô bé và chia nhau đi tìm trái cây đem về nuôi cô. Tốp kia bay đi tìm người anh. Lại nói về người anh, khi trở về nhà không thấy em gái đâu, cả đàn chim cũng mất hút. Nhìn thấy cảnh nhà tan hoang, biết có sự chẳng lành, chú bé đổ đi tìm em, miệng gọi Xuân ơi, Xuân ơi không ngớt. Đáp lại lời em chỉ có sự trống lạnh, hoang vắng đến ngột ngạt. Em càng cuống quýt, sợ hãi càng chạy, càng gọi. Em đi mãi, gọi mãi vượt qua mấy cánh đồng, lội qua mấy con suối. Một ngày kia, em tới khu rừng âm u. Em lại gọi thảm thiết. Nhưng giọng em phát ra chỉ còn nghe khàn khàn đặc quánh.

Xem thêm: Các loài cây hoa ngày TếtTầm xuân , danh pháp khoa học Rosa canina L., là một loài hoa hồng leo có nguồn gốc châu Âu, Tây Bắc Phi và Tây Á.Ý nghĩa hoa tầm xuân : Tầm xuân còn được gọi là tỉ muội, mang ý nghĩa của tình chị em gắn bó, ngoài trang trí loại hoa này cũng được dùng làm hoa ngày Tết. (Tầm có nghĩa là tìm, Xuân là tên một em bé gái, Tầm xuân dịch ra là “Tìm em gái”).có hoa đẹp nên được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh.có một số hoạt chất chống ôxi hóa. Quả tầm xuân có lượng vitamin C cao và dùng để làm xi rô, trà…Trong Ðông y,là một vị thuốc. Người ta thường thu hái hoa, quả, cành và rễ để làm thuốc. Theo quan niệm của Đông y,có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết, chỉ huyết, giải độc, giảm đau, thường dùng để chữa các bệnh như hoàng đản, thủy thũng, lỵ, tiêu khát, ỉa chảy, đái dầm ở trẻ em…Thường được thu hái vào mùa xuân và mùa hạ, dùng để chữa các chứng bệnh như:(1) Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi dùng hoa tầm xuân 3-9g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10g và hoa đậu ván trắng 10g, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà(2) Nôn ra máu và chảy máu cam dùng hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g và rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.(3) Ngược tật (sốt rét) dùng hoa tầm xuân sắc uống thay trà.(4) Bướu tuyến giáp dùng hoa tầm xuân 5g, hoa hậu phác 5g, hoa chỉ xác 5g và hoa hồng 5g, sắc uống.(5) Đái tháo đường và viêm loét niêm mạc miệng mạn tính dùng sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm 30ml pha chút nước ấm uống hằng ngày.Hoa Tầm xuânĐược thu hái quanh năm, có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương, dùng để chữa các chứng bệnh:(1) Ung nhọt làm mủ chưa loét dùng lá tầm xuân sấy khô tán bột, trộn với mật ong và giấm đắp lên tổn thương.(2) Viêm loét chi dưới dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.(3) Nhọt độc sưng nề nhiều dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên tổn thương.Lá tầm xuânVị đắng hơi sáp, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc, được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như:(1) Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do tăng huyết áp dùng rễ tầm xuân 15-30g sắc uống.(2) Chảy máu cam mạn tính dùng vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt già ăn.(3) Ghẻ về mùa hè dùng rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.(4) Đau răng và viêm loét miệng dùng rễ tầm xuân sắc uống hoặc ngậm.(5) Viêm khớp, liệt bại nửa người, kinh nguyệt không đều, khí hư và tiểu tiện không tự chủ dùng rễ tầm xuân 15-30g sắc uống.(6) Hoàng đản (vàng da do nhiều nguyên nhân) dùng rễ tầm xuân 15-24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chế thêm một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày.(7) Đái dầm trẻ em, người già đi tiểu đêm nhiều lần dùng rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.(8) Phế ung (áp xe phổi) dùng rễ tầm xuân 15g, hạt bí đao 30g, ý dĩ 30g, sắc uống.(9) Thương tổn do trật đả và trĩ xuất huyết dùng rễ tầm xuân tươi 30g rửa sạch, giã vắt nước cốt uống.(10) Vết thương chảy máu dùng rễ tầm xuân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rắc vào tổn thương, cũng có thể trộn với dầu vừng để đắp.(11) Rong huyết dùng rễ tầm xuân 30g, ngải cứu già đốt tồn tính 10g, cỏ nhọ nồi 30g, tiên hạc thảo 30g, sắc uống hằng ngày.(12) Bỏng dùng rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa hằng ngày hoặc bột rễ tầm xuân trộn với dầu vừng đắp.Theo kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại, thành phần chủ yếu của rễ tầm xuân có – sitosterol, dyhydroxy ursolic acid, triterpenic acid, cachoa extract… Dịch chiết có tác dụng chống đông máu, bảo vệ cơ tim, làm giảm cholesterol, triglycerid và lipoprotein huyết thanh.Vị chua, tính ấm, thu hái vào lúc chín, sấy hoặc phơi khô làm thuốc, có công dụng lợi tiểu thanh nhiệt, hoạt huyết giải độc. Được dùng để chữa các chứng bệnh như:(1) Phù do viêm thận dùng quả tầm xuân 3 – 6g, hồng táo 3 quả sắc uống hoặc quả tầm xuân 20g, đại hoàng 3g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.(2) Tiểu tiện khó khăn dùng quả tầm xuân 10g, mã đề 30g và biển súc 30g, sắc uống.(3) Đau bụng khi hành kinh dùng quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hòa thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.(4) Táo bón dùng quả tầm xuân 10g, đại hoàng 3g, sắc uống.Quả tầm xuânCa dao Việt Nam nói vềTrèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.Nụ tầm xuân nở ra xanh biếcEm có chồng anh tiếc lắm thay!Ba đồng một mớ trầu caySao anh không hỏi những ngày còn không?Bây giờ em đã có chồngNhư chim vào lồng, như cá cắn câu.Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,Chim vào lồng biết thuở nào ra.Ngày xửa ngày xưa, có hai em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đứa lớn là trai và đứa bé là gái. Tuy còn nhỏ, hai em đã biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Ngày ngày cậu anh trai khi thì đi xin về nuôi em, khi thì vào rừng hái nấm, kiếm củi đem ra chợ bán hoặc đem đổi lấy gạo để nuôi em. Còn cô em là một cô bé tuyệt vời, rất hoạt bát, vui vẻ và tốt bụng. Em nghe được tiếng chim và biết cùng chim trò chuyện. Từ sớm tinh mơ, chim muông lũ lượt bay đến nhà và cùng em trò chuyện, ca hát. Tiếng em trong như tiếng chuông, ấm như nắng ban mai. Mỗi lần em cất tiếng hát là cả bầy chim vỗ cánh điểm nhịp và chốc chốc hòa cùng khúc hát du dương tạo nên một bản hòa âm độc đáo.Tiếng hát của em làm say mê cả con quỷ độc ác trong một khu rừng gần đó. Vốn độc ác và ích kỷ, quỷ muốn chiếm cho riêng mình giọng hát ấy. Nó bèn đóng giả một bà già lương thiện rồi đi ra khỏi rừng và cứ lần theo hướng có tiếng hát nó tìm đến được nhà em bé. Nó cho em bé trái cây, cho lũ chim thóc và hạt vừng. Nó còn khôn khéo bày trò vui chơi cùng lũ chim và cô gái. Vốn rất tốt bụng và ngây thơ, em bé không mảy may cảnh giác, thừa cơ con quỷ chộp lấy cô bé và tóm hết lũ chim mang tận vào rừng sâu. Nó nhốt em bé với lũ chim trong một chiếc lồng lớn, rồi ra lệnh:- Này ! Con nhỏ kia hãy hát đi, hát cho tao nghe! Nói rồi nó hí hửng nằm khểnh ra sàn nhà, chân bắt chữ ngũ tay lần nhổ mấy chiếc râu lưa thưa trên chiếc cằm đang nghênh nghênh trông rất gớm ghiếc. Nó tưởng rằng nó đã làm chủ đựơc tiếng hát nên ra chiều đắc thắng lắm. Nhưng đợi mãi mà chẳng nghe thấy gì nó lại giục:- Hát đi chứ, mày không nghe tao bảo gì hay sao?Nhưng vẫn im lặng. Em bé và lũ chim đang chết khiếp vì sợ hãi. Lần này thì con quỷ giận lắm, liền quát lớn:- Tao bảo mày hát cơ mà, câm rồi hả. Nhưng đáp lại bó chỉ có cái nhìn câm lặng, khiếp đảm. Tức lắm, con quỷ gầm lên những tiếng kêu man rợ, rồi vùng dậy vừa gào thét, vừa đấm đá. Chiếc lồng lăn long lóc làm cho thịt da em trầy trụa, xây xát. Em vẫn không hát mà chỉ nhìn con quỷ khiếp sợ, căm ghét. Con quỷ tìm mọi cách hết đấm đá, dọa dẫm lại dỗ dành ngon ngọt, nhưng chẳng thể làm được gì. Nó liền trừng phạt em bé và lũ chim bằng cách đem chiếc lồng treo lên một cành cây cao rồi bỏ đi, lòng đầy hậm hực.Ở trên cành cây cao, cô bé tìm cách cứu bầy chim. Em cố chịu đau, luồn mấy ngón tay nhỏ xíu vào kẽ giữa những chiếc nan lồng. Răng nghiến chặt, em cố kéo chiếc nan bị uốn cong mở ra một lối nhỏ. Em giúp bầy chim thoát khỏi lồng bay ra. Nhưng hai bàn tay em bị những chiếc nan lồng siết chặt đã bị dập nát, máu me đầm đìa. Máu thấm đỏ cả mấy chiếc nan. Và rồi một điều kỳ lạ đã xảy ra. Những chiếc nan dính máu như cựa mình và cứ thế dài mãi ra, buông mình xuống tận đất, thân mọc đầy những chiếc gai nhọn.Không quên cô bé tốt bụng, bầy chim chia làm hai tốp. Một tốp ở lại với cô bé và chia nhau đi tìm trái cây đem về nuôi cô. Tốp kia bay đi tìm người anh. Lại nói về người anh, khi trở về nhà không thấy em gái đâu, cả đàn chim cũng mất hút. Nhìn thấy cảnh nhà tan hoang, biết có sự chẳng lành, chú bé đổ đi tìm em, miệng gọi Xuân ơi, Xuân ơi không ngớt. Đáp lại lời em chỉ có sự trống lạnh, hoang vắng đến ngột ngạt. Em càng cuống quýt, sợ hãi càng chạy, càng gọi. Em đi mãi, gọi mãi vượt qua mấy cánh đồng, lội qua mấy con suối. Một ngày kia, em tới khu rừng âm u. Em lại gọi thảm thiết. Nhưng giọng em phát ra chỉ còn nghe khàn khàn đặc quánh.Xem thêm:

(BlogCayCanh.vn)

Rate this post

Viết một bình luận