Tân thế giới là gì

Phạm Vĩnh Lộc

Tháng 03, 2018·6156 lượt xem

Đối với nhân loại, việc khám phá ra châu Mỹ ngày đó cũng vĩ đại không khác gì bây giờ chúng ta tìm thấy hành tinh có sự sống. Lúc ấy toàn châu Âu xôn xao hết cả lên vì biết ngoài kia, băng qua đại dương khổng lồ vẫn tồn tại một thế giới hoàn toàn mới với những sinh vật kỳ lạ và khung cảnh độc đáo. Đó là lý do châu Mỹ được gọi là Tân Thế Giới (New World) để đối lập với Cựu Thế Giới (Old World) vốn đã quá quen thuộc.

Cường quốc nào cũng muốn mình làm chủ xứ sở dị thường này nên khi đó vua chúa châu Âu rất nhiệt tình tài trợ những nhà thám hiểm. Ông nào xung phong là cho đi luôn, còn cấp cả quân đội. Các nền văn minh bản xứ không biết về ngựa, súng đạn, và chiến lược mai phục nên cứ thấy dân châu Âu là sợ chạy quắn đít. Như Francisco Pizzaro của Tây Ban Nha chả mất bao nhiêu công sức để hủy diệt đế chế Inca. 

Khi Giáo Hoàng phân chia Tân Thế Giới và địa cầu làm 2 nửa thì Việt Nam thuộc địa hạt truyền giáo của Bồ Đào Nha, còn lại là của Tây Ban Nha.

Giải thích: Tân thế giới là một tên gọi được sử dụng để chỉ châu Mỹ được sử dụng từ thế kỷ 16. Châu Mỹ vào thời điểm đó là hoàn toàn mới đối với người châu Âu, là những người trước đó cho rằng thế giới chỉ bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi.

Chọn: B.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

“Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?
A. Châu Âu.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Đại Dương.
D. Châu Phi.

Ai là người tìm ra châu Mĩ đầu tiên:

Người Anh-điêng sống chủ yếu bằng nghề:

Châu Mĩ có những nền văn minh cổ đại:

“Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?

Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là:

Địa hình núi cao và các dãy núi phân bố chủ yếu ở:

Người châu Phi bị bán sang châu Mĩ nhằm mục đích:

Các luồng nhập cư có vai trò gì đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư Bắc Mĩ và dân cư Trung, Nam Mĩ là do:

Cựu Thế giới bao gồm các phần của Trái Đất được người châu Âu biết đến trước khi Cristoforo Colombo trong chuyến hải hành của mình phát hiện ra châu Mỹ vào năm 1492, nó bao gồm: châu Âu, châu Á và châu Phi (một cách tổng thể gọi là đại lục Á-Âu-Phi) và các đảo bao quanh.

Thuật ngữ này là khác biệt với thuật ngữ Tân thế giới, có nghĩa là châu Mỹ.

Mặc dù các phần đất sâu bên trong nội địa của châu Á và châu Phi thì người châu Âu vào thời kỳ đó cũng không biết rõ, nhưng sự tồn tại của chúng thì họ đã biết, thậm chí xa đến tận Nhật Bản và Cộng hòa Nam Phi, vì thế chúng được cho là Cựu thế giới.

Châu Đại Dương và châu Nam Cực không đư xác định như là Tân thế giới mà cũng chẳng như là Cựu thế giới, do các thuật ngữ “Cựu thế giới” và “Tân thế giới” xuất hiện trước khi người châu Âu phát hiện ra các châu này.

Trong sử dụng sinh học, các sinh vật Cựu thế giới là các loài tìm thấy ở châu Á, châu Âu và châu Phi (đôi khi là ở cả châu Đại Dương), còn các sinh vật Tân thế giới là những loài tìm thấy ở châu Mỹ.

Rượu Cựu thế giới cũng được sử dụng để chỉ các khu vực sản xuất rượu truyền thống và rượu được sản xuất ở đó, ngược lại với rượu Tân thế giới.

  • Đông bán cầu
  • Đại lục Phi-Á-Âu
  • Tân thế giới

Tân Thế giới (tiếng Anh: New World) là một trong những tên gọi được sử dụng cho phần lớn Tây Bán cầu của Trái Đất, đặc biệt là châu Mỹ (bao gồm cả các đảo lân cận nó) và châu Đại Dương. Châu Mỹ khi được phát hiện vào thời điểm thế kỷ 16–17 là hoàn toàn mới lạ đối với người châu Âu, những người trước đó cho rằng thế giới chỉ bao gồm châu Âu, châu Á và châu Phi (hay còn gọi là Cựu thế giới). Thuật ngữ “Tân Thế giới” không nên nhầm lẫn với các thuật ngữ “Thế giới mới” hay “Thế giới hiện đại” (mặc dù “tân” cũng có nghĩa là “mới”) vì các cụm từ sau nói chung được dùng để chỉ thế giới theo dòng thời gian lịch sử, chứ không phải là để chỉ các vùng đất.

Bản đồ Tân Thế giới của Sebastian Münster, biên tập lần đầu năm 1540

Bản đồ Tân Thế giới của Sebastian Münster, biên tập lần đầu năm 1540

Lịch sử Tân Thế giới “Historia antipodum oder newe Welt”. Matthäus Merian, 1631.

Carte d’Amérique (Bản đồ châu Mỹ), Guillaume Delisle, khoảng năm 1774

Thuật ngữ này do nhà thám hiểm người Florence Amerigo Vespucci đưa ra. Châu Mỹ cũng được gọi là “phần thứ tư của thế giới”.[1]

Trong những thập niên gần đây, việc sử dụng thuật ngữ “Tân thế giới” bị một số người không chấp nhận, do nó hàm ý rằng chỉ có quan điểm của người châu Âu là duy nhất thích đáng hay hợp lý. Vì thế, thuật ngữ này nói chung hiện nay chỉ được sử dụng trong văn cảnh rất hạn chế của một vài giới xã hội. Thứ nhất là khi người ta nói “Tân thế giới” theo ngữ cảnh lịch sử, khi thảo luận đến chuyến đi của Cristoforo Colombo, sự xâm chiếm Yucatán của người Tây Ban Nha, v.v. Thứ hai là trong ngữ cảnh sinh học khi người ta nói về các loài động, thực vật của Cựu thế giới và Tân thế giới.

Một diễn giải khác của thuật ngữ “Tân thế giới” là “mới” trong ngữ cảnh của loài người; do con người đã tồn tại và sinh sống tại Cựu thế giới một khoảng thời gian dài hơn nhiều so với tại châu Mỹ; vì thế người ta có thể nói là những cuộc di cư đầu tiên sang châu Mỹ đã tìm đến một “thế giới mới”.

Cũng có thuyết chứng minh rằng người Viking tới châu Mỹ trước nhà thám hiểm Cristoforo Colombo những 500 năm và lập những làng nhỏ dọc theo bờ biển Bắc Đại Tây Dương – một di tích của họ còn được bảo tồn tại L’Anse aux Meadows, thuộc tỉnh bang Newfoundland và Labrador của Canada.[cần dẫn nguồn]

Trong khi châu Mỹ luôn luôn được miêu tả như là “Tân Thế giới” thì châu Đại Dương có thể được miêu tả hoặc là “Cựu Thế giới” hoặc là “Tân Thế giới” phụ thuộc vào lĩnh vực, đặc biệt là trong trường hợp của New Zealand do sự định cư đầu tiên của con người chỉ diễn ra trong vài thế hệ trước khi Colombo tìm ra châu Mỹ. Trong ngữ cảnh sinh học đôi khi người ta không dùng thuật ngữ này, do các loài của châu Đại Dương khác biệt đáng kể so với các loài của đại lục Á-Âu, châu Phi và các loài của châu Mỹ.

  • Tây bán cầu
  • Cựu Thế giới

  1. ^

    M.H.Davidson (1997) Columbus Then and Now, a life re-examined. Norman: University of Oklahoma Press, p. 417)

Rate this post

Viết một bình luận