Thời gian gần đây, bắt đầu thế kỷ XXI đến nay, theo góc nhìn văn chương Việt Nam với đầy đủ các chủ đề trong cuộc sống, có thể thấy loại sách “tản văn”, hoặc có người còn gọi bằng một vài cái tên khác như “tạp văn” hoặc “tạp bút”, xuất hiện ngày một dày đặc, và trở nên quen thuộc với mọi người yêu thích văn chương hiện nay.
1. Định nghĩa Tản Văn?
Tản văn là một trong những thể loại văn học và không ngừng được biển đổi qua các thời đại. Trong thời hiện đại ngoài các tác phẩm văn học như thơ, ca, kịch, tiểu thuyết, còn cả những thể loại khác như tiểu phẩm, tùy bút, truyền kí,…
Thể loại “tản văn” này khá đa dạng và phong phú với đề tài rộng, phong phú và không bị eo hẹp về không gian và thời gian.
Người ta thường gọi là “tản văn” bởi cách viết của tản văn không chăm chút từ ngữ, câu lệ mà là trần thuật một sự việc diễn ra, hay là miêu tả hình tượng nhân vật, có thể mượn vật để truyền tải tình cảm, tâm tư, hoặc phát biểu quan điểm.
2. Những đặc điểm của tản văn
Tính trữ tình
Nhà thơ có thể sáng tác tản văn là do có cảm nhận và có sự giãi bày từ những gì mà họ cảm nhận, tận mắt thấy hoặc hưng phấn, hoạt động trong sinh hoạt, học tập, đọc sách, suy nghĩ cho đến tham quan du lịch. Nói chung là sự trải nghiệm và đúc kết được trong quá trình sống, thấy được sâu cái nội tâm của chính bản thân mình.
Nếu tiểu thuyết là viết về sự việc của người khác thì tản văn lại viết sự việc của chính mình, dù có là đang viết về người khác thì thực tế ra cũng là viết về chính mình trong chính con người ấy, trong tim của tác giả, là ghi lại dấu ấn về bản thân nhà văn hoặc một sự gì đó hư cấu đến từ tác giả.
Thể văn tự do phóng túng
Tất cả những yếu tố của thể loại thì tản văn hết sức tự do, phóng túng, đề tài phong phú, lập ý, bố cục kết cấu, vận dụng thủ pháp nghệ thuật, tuy là đều ít có tính quy phạm. Hồ Mộng Hoa đã từng đề xuất khái niệm “tản văn tản mạn”. Ông chỉ ra rằng “loại tản văn này là loại tản văn có logic, lập luận rõ ràng, thậm chí là có tranh cãi kịch liệt nhưng thực ra nó không phải là văn phê bình hay văn lí luận logic “. Ông cũng nói thêm viết tản văn được ví như xem báo hoặc nhe tin tức gì đó bên ngoài đưa về.
Tính đa dạng về dạng thức và đề tài
Đề tài của tản văn đặc biệt rộng lớn, và bất cứ thứ gì cũng có thể nói đến như lịch sủ, tương lai, thiên văn, địa lí, tình cảm, tôn giáo, nghệ thuật, triết học,…Với sự vận dụng tài tình của ngòi bút điêu luyện, xuất thần, tản văn có thể bao hàm triết lí sâu sắc, tình ý đậm chất thơ, từ đó mà tạo ra được sức hấp dẫn đối với người đọc. Sự rộng lớn của tản văn vượt lên trên tất cả thể loại văn học khác.
Tản văn không phải là cách sắp xếp nhỏ lẻ, cũng không phải là có vị thế lớn, nó là thể loại văn lành mạnh, phóng túng, có thể là tinh thân thời đại với xu hướng thẩm mĩ rất cao.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết nhé.