[TẬP 73]: Tà Kiến Là Gì?

Pháp sư

[TẬP 73]: Tà Kiến Là Gì?

 Chư vị đồng học!

      Xin xem tiếp phần “y trì danh pháp môn thích Ngũ Trược Ác Thế” (nương theo pháp môn trì danh để giải thích Ngũ Trược Ác Thế). Trong phần trên, chúng tôi đã giảng đến Ngũ Lợi Sử của Kiến Trược, đã giới thiệu về Thân Kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ Kiến, Giới Thủ Kiến, hôm nay chúng ta xét đến điều sau cùng: Tà Kiến.

      “Bát[1] vô nhân quả, nghi ngộ chúng sanh, đọa nhập thâm khanh” (Bài bác, cho rằng không có nhân quả, làm chúng sanh nghi ngờ, lầm lạc, rớt vào hầm sâu). Chúng ta phải chú tâm lãnh hội mấy câu nói này của Ngẫu Ích đại sư. Tà Kiến là gì? Trừ bốn loại kiến giải sai lầm lớn đã nói trong phần trên, tất cả hết thảy những kiến giải lầm lạc đều gộp vào loại này; phạm vi của loại này rất lớn, rất rộng. Nghiêm trọng nhất trong mọi kiến giải lầm lạc là không tin vào nhân quả báo ứng. Nhà Phật thường nói: “Vạn pháp giai không, nhân quả bất không” (Vạn pháp đều không, nhân quả chẳng không).

Pháp thế gian và Phật pháp đều được kiến lập trên cơ sở nhân quả, đó là chân lý. Thiện có thiện báo, ác có ác báo, đó là định luật tự nhiên, chắc chắn không có cách nào thay đổi hay biến đổi định luật tự nhiên. Các nhà khoa học hiện thời rất thông minh, họ muốn biến đổi tự nhiên, cũng đã làm được không ít chuyện. Nay họ nghiên cứu cơ cấu của động vật và thực vật, nhiều nhất là thực vật, biến đổi để đạt được giống tốt. Chúng ta thấy rất nhiều loại cây ăn quả, đúng là qua sự cải thiện của sức người, những loại ấy tăng trưởng rất to, rất ưa nhìn. Chẳng hạn như các loài táo, xoài, chúng ta thấy chúng đã được cải thiện giống loại (cải biến gene), nhưng sau khi cải thiện thì sao? Trái nghịch nguyên tắc tự nhiên, quả thật, nó tăng trưởng rất to, rất ưa nhìn, nhưng phẩm vị trước kia của giống ấy không còn nữa.

Bởi vậy,  loại xoài rất lớn đã được  cải biến gene,  đem so với những

quả thuộc loại thổ sanh thổ trưởng[2], chưa từng cải biến gene, thì loại sau không được dễ coi bằng, nhỏ xíu, nhưng mùi vị khác hẳn. Những thứ thực vật tùy thuận tự nhiên quả thật bổ dưỡng, có lợi đối với con người. Những thứ đã biến đổi gene, con người ăn vào trọn chẳng tốt lành gì, nhưng hiện tại con người vẫn chưa biết. Vì sao mấy năm qua dường như xuất hiện rất nhiều chứng bệnh kỳ quái? Có người hỏi tôi, tôi bèn tùy thuận lời cổ nhân nói để trả lời. Cổ nhân dạy chúng ta: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”. Chẳng phải là do ăn những thứ đã được biến đổi gene nên mới sanh ra rất nhiều thứ bệnh chưa từng gặp hay chăng? Quý vị thay đổi nguyên tắc tự nhiên, quy luật tự nhiên sẽ đáp trả bằng những tai nạn dữ dằn.

Nay ai nấy đều biết cây cối rừng rậm đóng vai trò cân bằng sinh thái trên địa cầu, tạo sự an toàn cho nhân loại, nó ngăn ngừa lụt lội. Hiện tại con người đã nhận biết: Chặt phá rừng rậm bừa bãi, phá hoại vành đai bảo vệ đất nước, khi nước lũ tràn dâng sẽ hình thành thủy tai. Trong quá khứ có thủy tai, nhưng không dữ dội, không xảy ra nhiều như thế, mà có thể chế ngự được một phần! Như vậy, quý vị muốn biến đổi sinh thái tự nhiên, muốn khống chế sinh thái tự nhiên, nhưng thiên nhiên bèn phản ứng lại, quý vị chịu đựng không nổi!

      Do vậy, cổ thánh tiên hiền, thánh nhân tại Trung Quốc lẫn ngoại quốc dạy chúng ta phải tùy thuận tự nhiên. Tùy thuận tự nhiên là khỏe nhất. Căn bản nhất là thân thể của chúng ta từ lúc sanh ra khỏi bụng mẹ vốn tự nhiên; con người hiện tại cũng muốn thay đổi nó! Thường thấy nhất là đi làm đẹp, đi sửa sắc đẹp, không chịu tùy thuận tự nhiên, cứ muốn thay đổi tự nhiên. Chúng tôi biết rất nhiều trường hợp sau khi sửa sắc đẹp bị những di chứng không thể tưởng tượng nổi, mang lấy rất nhiều đau khổ, rút ngắn tuổi thọ. Đó là gì vậy? Đó là quý vị phải trả giá cho việc phá hoại tự nhiên. Chán ghét tướng mạo, thể chất của mình không tốt đẹp thì có phương pháp để cải biến, dùng phương pháp nào vậy? Vẫn là tùy thuận tự nhiên để biến đổi, như vậy mới là chính xác!

Tướng mạo và thân thể của chúng ta do cha mẹ mà có, cha mẹ ban cho chúng ta cái Duyên, tức Tăng Thượng Duyên, còn Nhân là gì? Nhân là nghiệp lực của chính mình, [nghiệp lực gồm] Dẫn Nghiệp và Mãn Nghiệp. Quan trọng nhất là Mãn Nghiệp, tức là những nghiệp thiện hay ác đã tạo trong đời quá khứ. Tạo nghiệp bất thiện thì tướng mạo không đẹp, thể chất không tốt. Cải biến bằng cách nào? Phải tùy thuận pháp tắc tự nhiên để thay đổi mới là đúng; chẳng cần phải dùng đến sức người, cứ tùy thuận tự nhiên. Nay chúng ta đã hiểu đạo lý tự nhiên, pháp thế gian lẫn xuất thế gian đều nói: “Tướng chuyển theo tâm”. Chúng ta muốn được tướng hảo thì phải chuyển biến bằng cách nào? Tâm tốt lành. Tướng chuyển theo tâm, tâm tốt, tướng bèn tốt. Tâm hồn khỏe mạnh, thể chất khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh theo. Đó là tùy thuận pháp tắc tự nhiên để cải biến, rất hợp lý!

      Đạo của thánh hiền và đạo của Phật, Bồ Tát không có gì khác, đều nhằm giúp chúng ta cải thiện hoàn cảnh sống, cải thiện tướng mạo, cải thiện thể chất. Cải thiện hoàn cảnh sống quyết chẳng được dùng những hành vi do vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của con người để thay đổi, phải hoàn toàn tùy thuận quy luật và đạo lý tự nhiên. Nhà Phật thường nói: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng” (Trong cửa nhà Phật, hữu cầu tất ứng). Cầu phú quý được phú quý, cầu con cái được con cái, cầu trường thọ được trường thọ, cầu thành Phật bèn có thể được thành Phật, cầu sanh lên trời bèn có thể được lên trời, có cầu ắt ứng! Hoàn toàn tùy thuận quy luật tự nhiên, theo thuật ngữ nhà Phật thì là “tùy thuận tánh đức”. Tùy thuận tự tánh, tùy thuận pháp tánh thì mảy may hậu di chứng[3] đều không có. Như vậy, chúng ta phải làm sao chuyển Tà Kiến thành Chánh Kiến, đó là học Phật.

      Đức Phật đã chuyển trọn năm thứ Kiến ấy, nên chúng ta xưng tụng Ngài là bậc Chánh Tri Chánh Kiến; công phu của A La Hán là Chánh Giác. Do vậy, trong sự giáo dục của bậc đại thánh đại hiền thế gian hay xuất thế gian, trước hết phải dạy chúng ta nhận thức đạo lý nhân quả, phải hiểu rõ sự thật chân tướng của nhân quả báo ứng. Chúng ta mong cầu cái quả tốt thì phải biết tu cái nhân tốt: Gieo thiện nhân, đạt được thiện quả. Gây tạo ác nhân mà mong cầu thiện quả là trái nghịch quy luật tự nhiên, chắc chắn là sai lầm! “Nghi ngộ chúng sanh” (làm chúng sanh nghi ngờ, lầm lạc). Đấy là thực tế. Trong xã hội hiện tại, chúng ta thấy chúng sanh gây tạo chuyện bất thiện, tai nạn hung hiểm xảy ra liên miên không ngừng, ngày càng dữ dội hơn. “Đọa nhập thâm khanh” (Rớt xuống hầm sâu): Chữ “hầm sâu” chỉ quả báo trong tương lai, ví cho ba ác đạo. Tiến vào ba ác đạo dễ, thoát ra rất khó. Lại xem tiếp Phiền Não Trược là món trược thứ ba trong Ngũ Trược.

      3) Phiền Não Trược: “Ngũ Độn Sử tăng thịnh, phi tức phàm tâm thị Phật tâm chi hạnh (vô thủ, vô xả), tất bất năng độ” (Ngũ Độn Sử tăng trưởng mạnh mẽ, không dùng cái hạnh ‘phàm tâm tức là Phật tâm’ (không lấy, không bỏ) ắt chẳng thể độ được). Ở phần trên đã giải thích ý nghĩa chữ Sử. Kiến Hoặc gọi là Lợi Sử vì chúng rất mạnh mẽ, nhạy bén, nhưng dễ đoạn. Độn Sử rất mềm mại, không ương ngạnh, mạnh mẽ, sắc bén như thế, nhưng rất khó đoạn, nên mới nói “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”, phiền não mà! Phiền não nhiễm ô. Năm thứ Độn Sử này nếu nói theo ngôn ngữ hiện thời là “cách suy nghĩ lầm lạc”, chúng được gọi là Tư Hoặc. Năm thứ Lợi Sử ở phần trên là cách nhìn lầm lạc, nhìn vũ trụ, cuộc sống, hết thảy sự vật và con người bằng cái nhìn lầm lạc; còn Ngũ Độn Sử là suy nghĩ sai lầm, tư tưởng sai lầm vậy.

Do kiến giải và tư tưởng của quý vị lầm lạc, nên hành vi và ngôn ngữ của quý vị đương nhiên cũng sai trái. Ngôn ngữ và hành vi là tạo nghiệp (nghiệp gây tạo nơi thân và miệng), tư tưởng lầm lạc là Ý nghiệp. Ý nghiệp nhất định liên đới ngôn ngữ và hành vi; do vậy, thân – ngữ – ý nghiệp của quý vị đều tạo nghiệp, đều tạo tác bất thiện, làm sao quý vị cảm được quả báo tốt lành cho được! Vì thế, trong hoàn cảnh ấy, chúng ta muốn giải thoát, muốn vượt thoát sanh tử luân hồi, ở đây đại sư dạy chúng ta: “Phi tức phàm tâm thị Phật tâm chi hạnh” (Không dùng cái hạnh ‘phàm tâm tức là Phật tâm’). Ý nghĩa rất rõ ràng: Phải chuyển cái tâm phàm phu thành Phật tâm, Phật tâm tự tại, Phật tâm không lấy – bỏ, không có được – mất, Phật tâm tùy duyên, không phan duyên. Nếu chúng ta học được như vậy thì trong một đời này cuộc sống sẽ thực sự hạnh phúc, thực sự mỹ mãn.

      Trong năm điều (Ngũ Độn Sử) thuộc Phiền Não Trược, thứ nhất là Tham, tức là xan tham (keo kiệt, tham lam). “Bất năng khán phá, bất liễu nhất thiết hữu vi pháp như mộng, huyễn, bào, ảnh” (Chẳng thể thấy thấu suốt, chẳng hiểu rõ hết thảy pháp như mộng, huyễn, bọt, bóng). Tham là gốc bệnh của lục đạo chúng sanh trong chín pháp giới. Lục đạo chúng sanh tham đắm danh văn, lợi dưỡng, tham tài, sắc, ăn uống, danh vọng, ngủ nghỉ, ngũ dục, lục trần, họ tham những thứ ấy. Trong bốn pháp giới cũng có tham, họ tham những gì? Tham Phật pháp. Nghĩa là họ đã phá được Ngã Chấp, nhưng vẫn còn Pháp Chấp; Pháp Chấp là chấp trước nơi pháp. Như vậy là chưa liễu giải chân tướng sự thật của vũ trụ vạn hữu. Nếu thực sự thông đạt hiểu rõ chân tướng của vũ trụ vạn hữu, xan tham bèn đoạn, không còn nữa! Kinh Hoa Nghiêm giảng chân tướng của vũ trụ vạn hữu rất thấu triệt, rất rõ ràng. Đọc kỹ kinh Hoa Nghiêm, chúng ta sẽ dần dần hiểu rõ những sự việc này.

      Hai câu  tiếp theo,  chúng tôi  trích dẫn  kinh Kim  Cang: “Nhất thiết

hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh” (Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng). Kinh Kim Cang nói như vậy. Giảng hai câu này cho thật thỏa đáng thì không những chẳng dễ, mà còn phải giải thích hết sức tỉ mỉ. Ở đây, chúng tôi chỉ nói đơn giản thế này: Pháp hữu vi là gì? Nói đơn giản nhất, đó là những pháp có sanh có diệt. Có sanh có diệt thì gọi là pháp hữu vi; bất sanh bất diệt thì gọi là pháp vô vi. Trong thế giới theo cảm nhận của chúng ta, quý vị nghĩ xem có thứ gì không sanh diệt? Động vật có sanh – lão – bệnh – tử, thực vật có sanh – trụ – dị – diệt, khoáng vật (chúng ta nói tới tinh cầu) có thành – trụ – hoại – không. Nói chung, trong cảnh giới được tiếp xúc bởi lục căn, không có thứ gì chẳng phải là pháp sanh diệt.

Hữu sanh hữu diệt thì gọi là pháp hữu vi. Trong thế giới theo cảm quan của chúng ta, chỉ có một thứ chúng ta thấy rất rõ chẳng hiện tướng sanh diệt là hư không. Ngàn vạn năm trước hư không vẫn như vậy, ngàn vạn năm sau có lẽ cũng vẫn vậy. E rằng chỉ có mình hư không bất biến, ngoài hư không ra, không có gì bất biến cả. Những hiện tượng trong hư không cũng thiên biến vạn hóa, cũng là pháp sanh diệt! Chúng ta phải nhận biết rõ ràng, đức Phật dạy: Những pháp ấy giống như mộng, huyễn, bọt, bóng, biến hóa không ngừng trong từng sát-na.   

      Cái gì thực sự bất biến? Năng Biến thực sự bất biến, phải biết hết thảy pháp hữu vi là cái được biến hóa (Sở Biến). Năng Biến là gì vậy? Kinh Hoa Nghiêm dạy Năng Biến (chủ thể có công năng biến hóa) chính là tâm tánh. “Chư pháp sở sanh” (các pháp được sanh ra), chữ “chư pháp” bao gồm cả hư không, “duy tâm sở hiện” (chỉ là do tâm hiện), Tâm có thể hiện, Thức có thể biến. Tánh Thức có thể sanh, có thể biến, nhưng nó bất biến (bản tánh bất biến), hết thảy vạn pháp đều do bản tánh biến hiện ra. Nếu chúng ta hiểu rõ, thấu suốt chuyện này thì nhà Phật gọi đó là “minh tâm kiến tánh”, tham, sân, si, mạn đều đoạn sạch hết, quyết định chẳng sanh, hiểu rõ chân tướng sự thật. Trước khi hiểu rõ, chắc chắn không thể đoạn hết được. Dẫu quý vị dụng công tu hành mong đoạn trừ, thì có thể nói là “ngó sen dù gãy, tơ vẫn còn nối liền”, không dứt sạch được!

Do vậy, nếu quý vị có một công phu định lực kha khá sẽ chuyển được Kiến Trược. [Muốn đoạn] Phiền Não Trược nhất định phải mở mang trí huệ, tức là “chuyển phiền não thành Bồ Đề” mới hòng đoạn sạch. Do vậy, đoạn Tư Hoặc khó hơn đoạn Kiến Hoặc!

      Kinh Hoa Nghiêm có một bài kệ như sau:

      Pháp tánh biến tại nhất thiết xứ,

      Nhất thiết chúng sanh cập quốc độ,

      Tam thế tất tại vô hữu dư,

      Diệc vô hình tướng nhi khả đắc.

(Pháp tánh trọn khắp tất cả chỗ,

      Hết thảy chúng sanh và cõi nước,

      Ba đời thảy đều không còn sót.

      Cũng không hình tướng để hòng được!)

      Bài kệ này chúng tôi đã giảng qua rồi. Nếu chúng ta thực sự biết rõ hết thảy các pháp là nhất niệm tự tánh, biết hết thảy chúng sanh đều là bạn lành đời trước, có cùng một Phật Tánh thì gọi là “nhập Phật tri kiến”. Đó gọi là “minh tâm kiến tánh”, đó là “kiến tánh thành Phật”; phiền não, tập khí lẫn căn cội của nó đều bị chuyển biến. Vì vậy, tu hành là tu điều gì? Tôi phải nói thông tục cho mọi người thật dễ hiểu, quý vị sẽ hiểu rất dễ dàng: Tu để sửa đổi nghèo khó thành phú quý, tu để sửa đổi ngu si thành thông minh, trí huệ; tu để sửa đổi bệnh khổ thành mạnh khỏe, trường thọ. Quý vị hiểu điều này chớ? Đúng vậy, nguyên do quả thật là như vậy, quý vị phải thực sự hiểu rõ. Cái học vấn này quý vị có cần học hay không? Có muốn thực hiện phương pháp này hay không? Nếu quý vị làm được, sẽ có đại lợi ích.

      Chúng ta muốn được giàu có, muốn được vô lượng vô biên của cải giống như chư Phật, Bồ Tát thì có được hay không? Phật, Bồ Tát trả lời khẳng định: “Quý vị vốn đã có sẵn! Của cải vô lượng vô biên trọn khắp hư không pháp giới”. Vì sao nay lại biến thành bần cùng như vậy? Là do quý vị đánh mất tự tánh “có thể hiện, có thể biến”, cho nên mới biến thành đáng thương như vậy. Chư Phật và Pháp Thân Bồ Tát thấy quý vị rất giàu có, gia tài vạn ức! Nay quý vị bần cùng như kẻ ăn mày, thật đáng thương! Câu nói “thật đáng thương” ý vị rất sâu! Quý vị chẳng thực sự lâm vào cảnh bần cùng đến mức như thế. Nếu quý vị thực sự lâm vào hoàn cảnh bần cùng như vậy, Phật, Bồ Tát sẽ chẳng thể thốt ra câu ấy. Quý vị gia tài vạn ức, nay phải ôm bát đi xin cơm, há chẳng phải là kẻ đáng thương, hồ đồ đến mức ấy hay sao? Vạn ức gia tài ở đâu vậy? Ở nơi tánh đức, tự tánh.

      Trong kinh Đại Thừa, đức Phật thường giảng tự tánh có vô lượng trí huệ, trí huệ rốt ráo viên mãn, đức năng rốt ráo viên mãn, tướng hảo rốt ráo viên mãn, không khác gì chư Phật, Bồ Tát! Kinh Tịnh Độ nói đến A Di Đà Phật, kinh Hoa Nghiêm nói đến Tỳ Lô Giá Na Như Lai, hết thảy chúng sanh hoàn toàn giống hệt các Ngài, không sai khác tí ti nào! Hoàn cảnh sanh sống, nhà cửa của chúng ta là ở đâu? Trong Hoa Tạng, trong Cực Lạc. Hoa Tạng, Cực Lạc chính là nhà của chúng ta. Nay chúng ta cũng chẳng lìa khỏi nhà, chỉ là do mê nên không biết cái nhà của chính mình, không biết chính mình giàu có, cho nên mới khởi tham – sân – si – mạn.

Do mê muội, chúng ta mới mong cuộc sống giàu có, dư dật một chút, sống hạnh phúc một chút, nhưng nay chúng ta không có cách gì minh tâm kiến tánh, chưa giác ngộ, thì phải làm cách nào đây? Đức Phật dạy chúng ta “hành”! Quý vị phải khéo tu, Tu Đức tương ứng với Tánh Đức thì điều mong cầu sẽ hiện tiền. Ta muốn cầu giàu có thì cái nhân của giàu có là phải biết bỏ ra của cải. Quý vị phải nhớ kỹ nguyên tắc chung ấy. “Bỏ, được”, danh từ ấy chính là lời Phật dạy. Mọi người trong thế gian cũng đều nói: “Anh có bỏ ra được không?” Thật ra, Bỏ chính là nhân, Được là quả. Xả tài đắc tài, xả phước đắc phước. Xả chính là bố thí.

Nếu chúng ta muốn giàu có, hãy tu Tài Bố Thí. Muốn được thông minh, trí huệ, hãy tu Pháp Bố Thí. Muốn được mạnh khỏe, trường thọ, hãy tu Vô Úy Bố Thí. Vô Úy Bố Thí là cứu khổ, cứu nạn, thấy hết thảy chúng sanh khổ nạn, ta toàn tâm, toàn lực giúp đỡ. Làm như vậy thì quả báo là mạnh khỏe, trường thọ. Những gì đức Phật dạy trong kinh điển, nếu chúng ta có thể lãnh hội, thấu hiểu, có thể áp dụng vào những hành vi trong cuộc sống, thường ghi nhớ những lời giáo huấn ấy của đức Phật, niệm niệm không quên, hễ gặp cơ hội bèn nghiêm túc nỗ lực thực hiện. Tài phải tán, tán ắt có tụ, tụ rồi lại phải tán. Tụ, tán vĩnh viễn tuần hoàn, vĩnh viễn chuyển biến. Càng tụ nhiều, lại càng tán nhiều, vĩnh viễn không dứt như thế, tương ứng với Tánh Đức, Tánh Đức sẵn có trong tự tánh sẽ hiện tiền. Đạo lý là như vậy.

Điều thứ hai trong Phiền Não Trược là sân khuể. “Bất năng nhẫn nhục, bất liễu nhất niệm sân tâm khởi, hỏa thiêu công đức lâm” (Không thể nhẫn nhục, không hiểu một niệm sân tâm dấy lên sẽ đốt trụi rừng công đức). Trong kinh luận Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, đức Phật thường dạy chúng ta: Tham – Sân – Si gọi là ba độc phiền não. Lúc tôi giảng kinh cũng thường nói: Ba thứ này là virus nghiêm trọng nhất, bên trong có tam độc thì virus bên ngoài mới cảm nhiễm được. Nếu bên trong không có tam độc, dẫu virus bên ngoài nghiêm trọng đến đâu cũng không thể cảm nhiễm. Phải hiểu đạo lý này! Đó là chân tướng sự thật. Đức Phật lại dạy chúng ta: Xan tham (keo kiệt, tham lam) là nghiệp nhân của ngạ quỷ đạo, xan tham đọa ngạ quỷ, sân khuể đọa địa ngục, ngu si đọa súc sanh. Ba hạnh nghiệp này là nghiệp nhân căn bản của ba ác đạo. Cũng có thể nói: Ba ác đạo có rất nhiều điều kiện, nhưng điều kiện hàng đầu, điều kiện quan trọng nhất chính là ba thứ này. Nếu chúng ta dẹp trừ được ba thứ độc trong tâm này, chắc chắn không đọa tam đồ.

Sân khuể nặng nề nhất, cổ nhân Trung Quốc thường nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (không nhẫn được chuyện nhỏ, ắt hư chuyện lớn). Sự việc thế gian hay xuất thế gian, chuyện lớn phải nhẫn nại lớn, chuyện nhỏ phải nhẫn nại nhỏ. Người nào không thể nhẫn được, sẽ chẳng thể thành tựu pháp thế gian hay xuất thế gian nào cả! Chúng ta hãy lắng lòng quan sát những nhân vật quanh ta, ai có lòng nhẫn nại rất lớn, có thể nhẫn nhục, người ấy sẽ có thành tựu lớn lao. Ai cái gì cũng không thể nhẫn được, chúng ta biết kẻ đó chẳng thể thành tựu pháp thế gian hay xuất thế gian nào. Vì sao? Kẻ ấy không có tâm nhẫn nại! Ta thường nói là “không chịu đựng nổi khảo nghiệm, rất khó thành tựu!” Trong kinh Kim Cang, đức Phật đã dạy một câu: “Nhất thiết pháp đắc thành ư Nhẫn” (Hết thảy pháp thành tựu bởi Nhẫn). Chúng ta muốn hoàn thành công việc thì phải dùng người, dùng người rất trọng yếu! Dùng người mà muốn quan sát xem có thể trọng dụng kẻ đó được hay không thì hãy nhìn vào ba chữ tham – sân – si. Nếu người ấy không tham, không sân, không si, người ấy đáng trọng dụng. Nếu người ấy xan tham không đoạn, tâm sân khuể rất nặng, chẳng thể nhẫn nhục, chẳng thể trọng dụng con người như vậy được! Nếu trọng dụng, nhất định sẽ làm hỏng việc, làm lỡ việc. Biết người, khéo dùng người, đó là đại học vấn đấy!

Không thể nhẫn nhục là vì không hiểu rõ lời đức Phật đã dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, hỏa thiêu công đức lâm” (Một niệm sân tâm khởi, đốt trụi rừng công đức). Do vì công đức chẳng dễ tu, chúng tôi thường nêu lên câu nói này rất nhiều lần. Trong mười mấy năm qua, trên giảng đài tôi thường cảnh tỉnh các đồng học: Nhất định không được sân khuể! Có sân khuể thì người khác bị tổn hại rất ít, chính mình bị thiệt hại quá lớn. Vì sao? Khiến cho toàn bộ công đức chính mình đã tu bị hủy hoại sạch. Kinh Phật tỷ dụ: Công đức của quý vị đã tu giống như chính quý vị trồng một cánh rừng. Quý vị thấy đó: Nếu muốn gầy dựng một khu rừng, phải dùng bao nhiêu tâm huyết, tốn bao nhiêu thời gian vun quén cho mầm cây lớn trở thành cây to. Một cuộc đất trở thành rừng rậm há dễ dàng ư? Nhưng chỉ cần một mồi lửa đủ để thiêu trụi toàn bộ cánh rừng ấy!

Những chuyện như vậy nay chúng ta thường nghe tin tức ở địa phương này nọ lửa lớn cháy núi, rừng rậm cả trăm ngàn năm bị lửa đốt sạch. Đức Phật dùng chuyện này làm tỷ dụ, chúng ta tu công đức không dễ dàng, vừa nổi máu nóng, công đức mất sạch. Công đức là gì? Công đức là Giới – Định – Huệ. Do Giới đắc Định, do Định khai Huệ. Giới – Định – Huệ là công đức. Vừa nổi nóng, Giới – Định – Huệ đều không còn nữa, mất sạch. Người tu hành sợ nhất là nóng giận, công phu cũng rèn luyện ở chỗ này: Thuận cảnh chẳng khởi tham luyến, nghịch cảnh chẳng khởi sân khuể. Thuận cảnh hay nghịch cảnh, thiện duyên hay ác duyên đều có thể giữ được cái tâm bình thường thì người ấy công đức thành tựu.

Kinh Duy Ma nói: “Bình thường tâm thị đạo” (Tâm bình thường là đạo), không phải là tiểu đạo mà là đại đạo! Chúng tôi gọi đó là “tâm thanh tịnh, bình đẳng”. Quý vị hãy nghĩ xem: “Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”.  “Tham – sân – si – mạn – nghi” năm chữ ấy phạm phải một chữ nào thì chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi đều không còn; một chữ cũng không được phạm! Chúng tôi thường gọi năm điều ấy là chân tâm, là đại Bồ Đề tâm, phải thường gìn giữ! Ta niệm niệm đều là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, quyết định tương ứng với chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, đó là chân tâm của ta. Nay ta mê mất chân tâm, nay muốn khôi phục chân tâm của chính mình, muốn khôi phục thì phải niệm đâu nghĩ đấy, niệm niệm không quên, niệm niệm không rời. Bất luận trong cảnh giới nào cũng có thể giữ được chân tâm, giữ được sự chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, luôn đề cao cảnh giác.

Người mới vừa học Phật, vừa mới dụng công, nói chung thời gian giác ít, thời gian mê nhiều. Cổ nhân nói rất hay: “Bất phạ niệm khởi, chỉ phạ giác trì” (Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ biết chậm). Niệm là mê! Không sợ mê nổi lên, chỉ sợ giác (nhận biết) quá chậm! Chẳng hạn như khi ta gặp phải thuận cảnh thiện duyên, trong tâm vừa hoan hỷ bèn lập tức giác ngộ: Hoan hỷ thì được, nhưng không thể tham luyến! Biết “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh” (hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng), niệm câu ấy mấy lượt. Kinh Kim Cang còn có câu “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng), niệm mấy câu ấy tâm bèn bình, hoan hỷ thì được, chẳng được tham luyến. Gặp phải nghịch cảnh, ác duyên, tâm sân khuể sanh khởi, cũng phải ngay lập tức niệm: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”. Tâm bình khí hòa thì quý vị mới giữ gìn được cái tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi, mới hòng gìn giữ được! Giữ gìn được thì sẽ là Phật, Bồ Tát. Không thể giữ gìn, để

tham – sân – si – mạn – nghi sanh khởi trong tâm thì là phàm phu.

Tham – sân – si – mạn – nghi là căn bản của lục đạo; lục đạo luân hồi do đâu mà có? Do những thứ này biến hiện, tức là tham – sân – si – mạn – nghi biến hiện lục đạo luân hồi. Nếu chuyển được tham – sân – si – mạn – nghi, chuyển thành chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi thì lục đạo không còn nữa, quý vị đã vượt thoát lục đạo. Không những vượt thoát lục đạo mà còn vượt thoát mười pháp giới, đi về đâu? Đi về thế giới Cực Lạc, đến thế giới Hoa Tạng, đến Nhất Chân pháp giới rồi!

Quý vị phải hiểu: Công đức của chính mình tu học được, bất cứ ai cũng không thể phá hoại, vậy thì ai có thể phá hoại? Chính quý vị tự phá hoại! Do vậy, ma vương, ngoại đạo trông thấy quý vị tu công tích đức, chúng phá hoại quý vị bằng cách nào? Biến hiện đủ mọi cảnh giới để dụ hoặc khiến quý vị khởi tâm tham, khởi tâm sân khuể, khác nào chúng nó ở bên cạnh nhìn quý vị nổi nóng: “Tốt lắm! Cháy nhanh lắm! Công đức của nhà ngươi cháy sạch hết rồi!” Quý vị bị mắc lỡm, tự mình đốt mình, chứ chúng nó không có cách gì cả! Như vậy, đối với thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên, chúng ta phải có trí huệ để đối đãi bằng lý trí, nhất định không được xử sự theo cảm tình, hành động theo cảm tình là bị mắc lừa rất nặng.

Tham – sân – si là nhân, tam đồ là quả báo. Quý vị tạo cái nhân ấy thì tương lai sẽ đọa tam ác đạo, nhất định chẳng được mắc lừa. Trong kinh giáo, đức Phật dạy chúng ta: Mấu chốt là chính mình phải biết chuyển biến. Kinh Lăng Nghiêm dạy rất hay: “Nhược năng chuyển vật, tắc đồng Như Lai” (nếu có thể chuyển được vật thì giống như Như Lai). Lời này để nói với ai vậy? Nói với Pháp Thân đại sĩ. Pháp Thân Bồ Tát hiểu rõ, chứ lục đạo chúng sanh không hiểu. Vì thế, Pháp Thân Bồ Tát có thể chuyển được cảnh giới, chuyển bất thiện thành thiện, chuyển nhiễm ô thành thanh tịnh, đều tương ứng với Tánh Đức, hay vậy đó! Chúng ta học được bản lãnh ấy, sẽ không sanh sân khuể nữa!

Việc này rất khó, nhất là oan gia đối đầu, kẻ đó thường hủy báng mình, lăng nhục mình, phá hoại mình, ta trông thấy kẻ ấy, nghe đến tên kẻ ấy, bèn nổi nóng, chúng ta thường nói đó là “chuyện thường tình của con người”. Thế nhưng Phật, Bồ Tát khác với chúng ta; Phật, Bồ Tát trông thấy kẻ khác bày đủ mọi cách, nhưng nghe đến danh hiệu của họ hoặc nghe lời họ hủy báng, các Ngài chẳng những không nổi nóng, lại còn sanh tâm cảm kích. Do vì nguyên cớ nào? Cớ sao lại sanh tâm cảm kích? Kẻ ấy có tốt gì với mình đâu cơ chứ? Phật, Bồ Tát bảo: “Kẻ ấy tiêu nghiệp chướng thay cho ta! Mỗi một chúng sanh chúng ta trong vô lượng kiếp đã luân hồi sanh tử trong lục đạo, tạo không biết bao nhiêu tội nghiệp. Người ấy tiêu nghiệp chướng cho ta, ta cung cung kính kính cảm kích người ấy, không nẩy sanh chút tâm sân khuể nào”. Đó là gì? Phải là bậc giác ngộ, bậc minh bạch mới có thể làm như vậy được; còn người mê hoặc, người không giác ngộ sẽ không thể làm nổi. Do vậy, thuận cảnh, nghịch cảnh, thuận duyên, nghịch duyên đều là thiện tri thức, đều giúp chúng ta tiêu nghiệp chướng, giúp chúng ta thành Phật đạo. A! Nay đã hết giờ rồi!

 

Nam Mô A Di Đà Phật!
Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký
中峰三時繫念法事全集講記
Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không
Giảng tại: Tịnh Tông Học Viện Úc Châu
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa

 

  • – [TẬP 114]: Nay Gặp Được Pháp Môn Niệm Phật Này Là Vô Thượng Pháp Bảo.
  • – [TẬP 113]: Trong Tâm Có A Di Đà Phật, A Di Đà Phật Là Gì?
  • – [TẬP 112]: Người Học Phật Chúng Ta Càng Phải Nên Hiểu Cách Chuyển Họa Thành Phước.
  • – [TẬP 111]: Chuyên Vì Vong Linh Quyết Sanh Tịnh Độ.
  • – [TẬP 110]: Người Xuất Gia Là Phước Điền Tăng.
  • – [TẬP 109]: Trì Giới Tu Định, Thọ Trì Kinh Giáo Đại Thừa.
  • – [TẬP 108]: Tu Hành Bắt Đầu Từ Đâu?
  • – [TẬP 107]: Phật Pháp Coi Trọng Vô Ngã.
  • – [TẬP 106]: Thiện Căn Là Gì? Tội Là Gì?
  • – [TẬP 105]: Niệm Phật Nhằm Loại Bỏ, Xa Lìa Tà Niệm!
  • – [TẬP 104]: Căn Bệnh Của Người Thế Gian Thường Nghĩ Mình Đúng.
  • – [TẬP 103]: Niệm Phật Là Chuyện Quan Trọng.
  • – [TẬP 102]: Phật Pháp Dùng Gì Để Đột Phá?
  • – [TẬP 101]: Xưng Danh Hiệu A Di Đà Phật, Diệt Được Các Khổ Trong Tám Vạn Ức Kiếp Sanh Tử.
  • – [TẬP 100]: Mộng Do Nguyên Nhân Nào Mà Có?
  • – [TẬP 99]: Tin Phật Thì Dựa Vào Đâu Để Tin?
  • – [TẬP 98]: Sám Hối Tam Nghiệp Tội.
  • – [TẬP 97]: Quan Hệ Giữa Tâm, Phật Và Chúng Sanh, Quan Hệ Gì Vậy?
  • – [TẬP 96]: Chân Tâm Và Vọng Tâm.
  • – [TẬP 95]: Tâm.
  • – [TẬP 94]: Buông Xuống Không Phải Buông Xuống Trên Mặt Sự, Phải Buông Xuống Nơi Tâm.
  • – [TẬP 93]: Chúng Sanh Vô Biên Thề Nguyện Độ.
  • – [TẬP 92]: Ngày Nay Chúng Ta Học Phật, Học Phật Là Học Điều Gì?
  • – [TẬP 91]: Tam Bảo Tán.
  • – [TẬP 90]: Hằng Thuận Chúng Sanh.
  • – [TẬP 89]: Cách Sám Hối Chú Trọng Là Phát Lộ.
  • – [TẬP 88]: Hết Thảy Chư Phật Đều Nói Pháp Môn Tịnh Độ Này Là Pháp Khó Tin.
  • – [TẬP 87]: Phật Pháp Trọng Thực Chất Chứ Không Trọng Hình Thức.
  • – [TẬP 86]: Thế Nào Là Nhất Tâm?
  • – [TẬP 85]: Luôn Thăng Trầm Theo Sanh Tử Tùy Theo Quí Vị Tạo Nghiệp Thiện, Ác!
  • – [TẬP 84]: Hết Thảy Nổi Khổ Thế Gian Do Đâu Mà Có?
  • – [TẬP 83]: Ở Tây Phương Cực Lạc Vì Sao Có Chín Phẩm?
  • – [TẬP 82]: Các Vị Đồng Tu, Vì Sao Quí Vị Chẳng Nhập Cảnh Giới?
  • – [TẬP 81]: Đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Là Tốt Nhất, Vì Sao?
  • – [TẬP 80]: Tâm Nằm Ở Đâu?
  • – [TẬP 79]: Chú Vãng Sanh.
  • – [TẬP 78]: Chúng Ta Tu Bằng Cách Gì?
  • – [TẬP 77]: Pháp Môn Tịnh Độ Là Pháp Khó Tin.
  • – [TẬP 76]: Niệm Phật Là Nhân, Thành Phật Là Quả.
  • – [TẬP 75]: Ngũ Ấm: Sắc, Thọ Tưởng, Hành, Thức.
  • – [TẬP 74]: Phiền Não Lớn Là Ngạo Mạn.
  • – [TẬP 72]: Đối Với Đời Người Thống Khổ Lớn Nhất Là Sanh – Lão – Bệnh – Tử.
  • – [TẬP 71]: Tịnh Độ Hoành Siêu, Đốn Tu Đốn Chứng.
  • – [TẬP 70]: Phật, Bồ Tát Cũng Là Phật Pháp, Yêu Ma, Quỷ Quái Cũng Là Phật Pháp. Nghĩa Là Sao?
  • – [TẬP 69]: Phật Độ Chúng Sanh, Không Phân Biệt Oán – Thân
  • – [TẬP 68]: Tâm Tạp Loạn Là Tâm Không Chân Thành.
  • – [TẬP 67]: Thế Nào Là Đại Thiện Căn, Đại Phước Đức?
  • – [TẬP 66]: Quan Thế Âm Có Duyên Với Người Thế Giới Ta Bà.
  • – [TẬP 65]: Vị Tổ Sư Thứ Nhất Của Tịnh Độ Tông Là Ai?
  • – [TẬP 64]: Tạo Lập Đạo Tràng, Tạo Lập Tông Chỉ.
  • – [TẬP 63]: Chuyển Thức Thành Trí
  • – [TẬP 62]: Phương Pháp Hoằng Nguyện Độ Sanh, Phải Dùng Vô Lượng Pháp Môn Cứu Độ Chúng Sanh.
  • – [TẬP 61]: Vô Phước Chẳng Thể Độ Sanh, Thành Phật Rồi, Trăm Kiếp Độ Sanh.
  • – [TẬP 60]: Chư Phật, Bồ Tát Vĩnh Viễn Không Đối Lập Với Bất Cứ Một Chúng Sanh Nào.
  • – [TẬP 59]: Vô Lượng Thọ Phật Có Phải Là Giáo Chủ Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Hay Không?
  • – [TẬP 58]: Hết Thảy Pháp Từ Tâm Tưởng Sanh.
  • – [TẬP 57]: Nhân Quả Báo Ứng.
  • – [TẬP 56]: Chúng Ta Tu Tịnh Độ, Tu Tịnh Độ Là Học Theo A Di Đà Phật.
  • – [TẬP 55]: Thuần Thiện Thuần Tịnh Là Dùng Một Câu A Di Đà Phật!
  • – [TẬP 54]: Pháp Môn Tịnh Độ Được Gọi Là Pháp Môn Nhị Lực.
  • – [TẬP 53]: Hoành Xuất Ngũ Trược.
  • – [TẬP 52]: Phước Đức Là Gì?
  • – [TẬP 51]: Tâm Thuần Thiện – Thuần Tịnh.
  • – [TẬP 50]: Phát Nguyện Hồi Hướng.
  • – [TẬP 49]: Đúng Pháp Là Như Thế Nào?
  • – [TẬP 48]: Tam Huệ.
  • – [TẬP 47]: Thỉnh Chuyển Pháp Luân, Thỉnh Phật Trụ Thế.
  • – [TẬP 46]: Oan Gia Nên Cởi, Không Nên Buộc.
  • – [TẬP 45]:Tin Sâu Phát Nguyện Chính Là Vô Thượng Bồ Đề.
  • – [TẬP 44]: Niệm Phật, Tại Sao Đọa A Tỳ Địa Ngục?
  • – [TẬP 43]: Thiện Tài Tu Pháp Môn Nào?
  • – [TẬP 42]: Bồ Đề Tâm Là Gì?
  • – [TẬP 41]: Chịu Thiệt Thòi Là Phước.
  • – [TẬP 40]: Đới Nghiệp Vãng Sanh Là Thoát Khỏi Tam Giới.
  • – [TẬP 39]: Chúng Sanh Ở Thế Giới Cực Lạc Là Từ Đâu Đến?
  • – [TẬP 38]: Chúng Ta Tin Nhân Quả, Nói Theo Nhân Quả Thì Chúng Ta Phải Tu Phước.
  • – [TẬP 37]: Nhớ Phật, Niệm Phật, Hiện Tiền Tương Lai, Nhất Định Thấy Phật.
  • – [TẬP 36]: Pháp Nhĩ Như Thị
  • – [TẬP 35]: Luyện Công Phu Tại Đâu ?
  • – [TẬP 34]: Bát Nhã Vô Tri, Vô Sở Bất Tri
  • – [TẬP 33]: Niệm Phật Chẳng Thể Vãng Sanh Nguyên Nhân Tại Sao Vậy?
  • – [TẬP 32]: Pháp Môn Thầy Đã Chọn, Mình Có Được Thay Đổi Hay Không?
  • – [TẬP 31]: Chúng Sanh Đông Đảo Ai Mà Không Có Phiền Não?
  • – [TẬP 30]: Cực Lạc Thâu Nhiếp Chúng Sanh Trọn Khắp Pháp Giới
  • – [TẬP 29]: Thế Giới Cực Lạc Do Đâu Mà Có?
  • – [TẬP 28]: Tín Tâm Kiên Cố, Một Đời Chẳng Đổi.
  • – [TẬP 27]: Tu Hành Trọng Yếu Nhất Nhất Là Sửa Đổi Hành Vi Lầm Lạc Của Mình.
  • – [TẬP 26]: Tây Phương Cực Lạc Thù Thắng Ở Chỗ Nào?
  • – [TẬP 25]: Quí Vị Sanh Vào Nhân Đạo, Rốt Cuộc Là Do Nghiệp Lực Gì?
  • – [TẬP 24]: Trong Cửa Phật, Chẳng Bỏ Một Ai
  • – [TẬP 23]: Tử Sanh Đại Sự
  • – [TẬP 22]: Cái Gì Gọi Là Khổ?
  • – [TẬP 21]:Quí Vị Có Thực Sự Nguyện Được Sanh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không?
  • – [TẬP 20]: Có Thành Tựu Hay Không Do Thành Kính.
  • – [TẬP 19]: Phàm Tất Cả Hình Tướng Đều Là Hư Vọng.
  • – [TẬP 18]: Tâm.
  • – [TẬP 17]: Chẳng Thể Dùng Một Chút Thiện Căn, Phước Đức, Nhân Duyên Để Được Sanh Về Cõi Ấy.
  • – [TẬP 16]: Phật Chẳng Độ Kẻ Vô Duyên.
  • – [TẬP 15]: Vạn Pháp Quy Nhất, Nhất Quy Tịnh Độ.
  • – [TẬP 14]: Phật Pháp Trọng Thực Chất, Chẳng Trọng Hình Thức.
  • – [TẬP 13]: Người Tu Hành Còn Rớt Trong Nhân Quả Hay Không?
  • – [TẬP 12]: Tụng Kinh Phải Tùy Văn Nhập Quán.
  • – [TẬP 11]: Từ Bi Là Gốc, Phương Tiện Là Cửa
  • – [TẬP 10]: Muốn Phật Pháp Hưng Khởi Chỉ Có Tăng Khen Tăng.
  • – [Tập 9]: Mục Đích Tu Học Của Kinh A Di Đà.
  • – [Tập 8]: Như Thị Ngã Văn
  • – [Tập 7]: Phương Pháp Tu Học Ăn Bản Trí Và Hậu Đắc Trí
  • – [Tập 6]: Thích Ca Mâu Ni Phật Giới Thiệu Cho Chúng Ta Cảnh Giới Nào Của Tây Phương Cực Lạc.
  • – [Tập 5]: Phương Pháp Siêu Độ Thù Thắng Nhất
  • – [Tập 4]: Vì Sao Chúng Ta Mê Mất Tự Tánh?
  • – [Tập 3]:Đề Mục Trung Phong Hệ Niệm Pháp Sự Tam Thời Toàn Tập
  • – [Tập 2]: Hành Trang 1 Đời Của Trung Phong Thiền Sư
  • – [Tập 1]: Tựa Đề Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
  • – Dẫn Nhập

Rate this post

Viết một bình luận