64
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
ngân hàng trong nghiên cứu;
(2) Mô hình FEM (Fixed Effects Model): phát
triển từ mô hình Pooled OLS khi có thêm kiểm
soát được từng đặc điểm khác nhau giữa các ngân
hàng, và có sự tương quan giữa phần dư của mô
hình và các biến độc lập;
(3) Mô hình REM (Random Effects Model):
phát triển từ mô hình Pooled OLS khi có thêm
kiểm soát được từng đặc điểm khác nhau giữa các
ngân hàng, nhưng không có sự tương quan giữa
phần dư của mô hình và các biến độc lập.
Để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên
trong và bên ngoài ngân hàng tác động đến khe
hở thanh khoản, tác giả tiến hành ước lượng lần
lượt với 3 mô hình:
– Mô hình Pooled OLS;
– Mô hình FEM;
– Mô hình REM.
Sau đó, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định
Hausman để xác định lựa chọn mô hình FEM hay
mô hình REM là phù hợp để nghiên cứu. Sau khi
xác định được mô hình phù hợp, tác giả thực hiện
loại bỏ biến thừa ra khỏi mô hình và ước lượng lại
mô hình để đưa ra phương trình hồi quy.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Ước lượng với mô hình Pooled
Qua kết quả ước lượng với mô hình Pooled
(Bảng 2) cho thấy:
Các biến ETA, ROE, GDP và INF không có ý
biến, chỉ số này nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà phân tích, quản trị rủi ro và là chỉ số tin
cậy để đánh giá đầy đủ thực trạng rủi ro thanh
khoản của các NHTM. Chỉ số này càng cao thì khả
năng thanh khoản của NHTM càng thấp (Bảng 1).
Qua số liệu thực tế nhận thấy các ngân hàng
thuộc nhóm 3 và nhóm 4 có tỷ lệ dư nợ so với
vốn huy động cao hơn so với các ngân hàng thuộc
nhóm 1 và nhóm 2, cho thấy các ngân hàng thuộc
2 nhóm 3 và 4 có rủi ro thanh khoản cao hơn các
nhóm ngân hàng còn lại. Ngoài ra, năm 2011 là
năm đặc biệt căng thẳng thanh khoản của các
NHTM, điều này được thể hiện qua tỷ lệ dư nợ so
với vốn huy động của năm 2011 có mức cao nhất
trong giai đoạn 2010-2014. Năm 2011 là năm xảy
ra lạm phát cao với mức tỷ lệ lạm phát 18,13%,
trước tình hình lạm phát cao NHNN đã thực thi
chính sách tiền tệ thắt chặt với mục tiêu kiểm soát
lạm phát, điều này đã tác động làm tăng lãi suất
tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM.
Nhằm ngăn chặn tình trạng chạy đua lãi suất
huy động, tháng 3/2011 Ngân hàng Nhà nước
đã ban hành thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy
định mức trần lãi suất huy động tiền gửi là 14%
cho các NHTM. Với quy định này, ngân hàng bị
giảm sút nguồn vốn, trong khi nhu cầu vốn của
ngân hàng lớn đã khiến các ngân hàng gặp khó
khăn về thanh khoản, tất cả các ngân hàng đều
có tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ở mức rất cao
đồng nghĩa với rủi ro thanh khoản rất lớn trong
năm 2011. Từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ dư nợ so với
vốn huy động của các ngân hàng thuộc nhóm 1 và
nhóm 2 ở mức tương đối an toàn, tình trạng thanh
khoản của các NHTM tương đối ổn định, không
còn tình trạng căng thẳng cao về thanh khoản như
đã xảy ra vào năm 2011. Tuy nhiên, qua số liệu
cho thấy khả năng thanh khoản của các ngân hàng
thuộc nhóm 3 và 4 vẫn còn thấp.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu thời gian
theo năm được thu thập từ báo cáo tài chính hàng
năm của 15 NHTM lớn tại Việt Nam trong giai
đoạn 2007-2014, các số liệu kinh tế vĩ mô được
thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam. Do dữ
liệu trong nghiên cứu vừa theo thời gian và vừa
theo không gian nên phương pháp hồi quy với
dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu. Đối
với phân tích hồi quy bằng dữ liệu bảng có thể sử
dụng 3 mô hình đó là:
(1) Mô hình Pooled OLS: là mô hình không
kiểm soát được từng đặc điểm riêng của từng
BẢNG 2: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VỚI MÔ HÌNH POOLED
Biến
Hệ số hồi quy Giá trị kiểm định P
ETA
-0.0928
0.7322
SIZE
-0.0316
0.0135
TLA
0.6224
0.0000
ROE
0.0405
0.8451
GDP
1.5682
0.1504
INF
0.3998
0.0845
C
0.0524
0.8379
R2
0.4620
R2 điều chỉnh
0.4265
Giá trị kiểm định F
13.0253
Giá trị kiểm định P
(F – statistic)
0.0000
Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews.
Warning.
You are currently viewing the SEO version of !text.
It has a number of design and functionality limitations.
We recommend viewing the Flash version or the basic HTML version of this publication.
SEO Version
Table of Contents
|
Flash Version