Tập tính chung của các loại cá rô phi ở nước ta

Cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi. Trong họ cá rô phi có khá nhiều loài. Ở nước ta đến nay cũng đã nhập nhiều chủng rô phi khác nhau như:

–    Rô phi đen đã nhập về từ năm 1951. Loài cá này chậm lớn và đẻ dày, hiện nay không được quan tâm.

–    Rô phi vằn (Niloticus) được nhập từ Đài Loan vào nước ta vào năm 1973. Loài cá này lớn nhanh, đẻ thưa, nhưng đáng tiếc lâu nay đã bị lai với rô phi đen nên sức lớn cũng bị chậm lại. Rất hiếm nơi còn giữ được giống thuần chủng.

–    Rô phi vằn GIFT (Philipin), rô phi vằn chủng Ai Cập và chủng Thái Lan là những loài rô phi thuần chủng có sức lớn nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, mới được nhập vào nước ta năm 1994, đang được phát triển rộng rãi.

–    Rô phi hồng: Còn gọi là cá điêu hồng, cá có màu sắc rực rỡ như màu cá vàng, mới nhập từ Malaysia vào nước ta năm 1975, cũng là loài cá thuần, có sức lớn nhanh, màu sắc đẹp, thịt ngon, rất được ưa chuộng, hiện đang là đối tượng nuôi xuất khẩu.

ao cá đẹp

Sau đây là tập tính chung của các chủng rô phi thuần nói trên:

+ Cá rô phi có thể nuôi trong ao hồ nước ngọt và ao đầm nước lợ. Nếu nuôi trong nước lợ; chất lượng lại càng thơm ngon. Vì cá có khả năng chịu được độ mặn tới 32%.

+ Nhiệt độ thích hợp cho cá rô phi phát triển là 25 – 35oC. Chúng không có khả năng chịu rét. Nhiệt độ nước xuống 20oC cá đã ngừng ăn xuống 12 oC cá chết.

+ Rô phi là loài cá ăn tạp, bao gồm: Động thực vật phù du, giun đất, ấu trùng, côn trùng, động vật sống dưới nước. Chúng còn ăn bèo, mùn bã hữu cơ và các thực phẩm phế thải. Nếu nuôi cá rô phi trong lồng bè theo hình thức nuôi công nghiệp thì cho ăn thức ăn nhân tạo.

Ở giai đoạn cá hương, rô phi ăn chủ yếu động vật phù du và một số loài thực vật phù du. Từ giai đoạn cá giống đến trưởng thành, cá chủ yếu ăn mùn bã hữu cơ và thực vật phù du vì chúng có khả năng tiêu hoá được tảo lam, tảo lục.

Tốc độ sinh trưởng của cá phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng miền và khả năng chăm sóc. Ở các tỉnh phía nam khí hậu ấm nóng, nuôi cá được quanh năm. Nói chung sau : 4 tháng nuôi kể từ giai đoạn cá hương (2g/con) cá đạt bình quân 160g – 170g/con. Cá nuôi 1 năm với điều kiện nuôi dưỡng tốt có thể dạt 600 – 800gam/con. Cá đực thường lớn nhanh hơn cá cái, nhất là sau khi thành thục sinh dục.

+ Trong điều kiện ở nước ta. Cá rô phi nuôi sau 3-4 tháng đã phát dục. Chu kỳ đẻ 30 – 35 ngày 1 lứa. Ở các tỉnh miền Nam, cá đẻ 10 – 11 lứa/năm: còn ở các tỉnh phía bắc đẻ 5 – 6 lứa/năm (vì những tháng rét cá không đẻ). Cá khoét đất làm tổ đẻ và ấp trứng trong miệng cá mẹ.

♥♥♥ ⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN TOÀN TẬP  để vững tin hơn trên con đường chăn nuôi ong của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây

Rate this post

Viết một bình luận