Tập Tính Loài Cá Lau Kiếng | Tại Sao Cá Lau Kính Bị “Căm Ghét” – Loài Vật

Cá lau kiếng hay còn được gọi với cái tên cá lau kính, cá tỳ bà, cá mặt quỷ, cá dọn bể, còn tên tiếng anh là suckermouth catfish hoặc janitor fish, còn giới buôn bán cá cảnh thì gọi chúng là “pleco” (Hypostomus plecostomus). Đây là một loài cá thuộc họ cá da trơn Loricariidae.

Xem thêm:

Phạm vi phân bố

Loài cá này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, và được nhập vào Việt Nam qua con đường kinh doanh cá cảnh. Chúng được nhập nội từ thập niên 80, và sản xuất giống cá này trong nước từ những thập niên 90.

Môi trường sống

Cá lau kiếng có thể sinh sống trong nhiều điều kiện môi trường sinh thái khác nhau, chính vì thế mà khả năng phát triển theo đàn của chúng cũng rất nhanh. Trên thế giới nhiều nơi với sự phát triển của đàn cá lau kiếng, đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

Với biên độ sinh thái rộng, khả năng sống mạnh mẽ, giúp cá lau kiếng trở thành một loài ngoại lai xâm lấn lý tưởng. Tuy nhiên, loài cá này cũng được nuôi nhiều với mục đích dọn bể, và ở Việt Nam ngày nay chúng đã trở thành một loài xâm lấn.

Mô tả

Cá lau kiếng có chiều dài cơ thể lên đến 70cm, khi nuôi trong bể cá cảnh, chúng có trọng lượng khiêm tốn, tuy nhiên khi được thả ra môi trường, trọng lượng có thể lên tới vài kilogam.

Cá lau kiếng có màu nâu sẫm, đen thẫm…, có khi nâu đen hoặc nâu nhạt. Da cứng, sần sùi, thô ráp, da của chúng có thêm các hoa văn đen trắng. Miệng to tương tự như miệng cá bát, với nhiều dạng khác nhau.

Thân dẹp phẳng như đàn tỳ bà, đầu dẹp và phẳng, vây lưng cao cứng và thẳng đứng, vây ngực thì xòe như cánh phi cơ. Vây đuôi nhỏ, dày, cuốn đuôi không dẹt xuống. Phần trên đầu và thân được bọc trong các dãy xương, phía dưới đầu và bụng trần.

Cá lau kiếng ăn gì?

Chúng là loài ăn tạp và hung hăng, thức ăn chính là các loại rong rêu, cá nhỏ, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nên đáy. Chúng sinh sống chủ yếu ở đáy hồ và thói quen ăn rong rêu, tảo, thực vật, mùn bã, giáp xác và các loài côn trùng nhỏ, nên đôi khi cá lau kiếng được xem là một chuyên gia dọn dẹp.

Hơn thế loài cá này còn có thể sống tốt trong suốt một tháng trời mà không cần đến thức ăn. Ngoài ra cá lau kiếng còn cạnh tranh thức ăn với các loài cá khác, ăn hết rong rêu trong khu vực, lại sinh sản nhanh, lấn át các loài cá khác, điều này đã làm mất đi cân bằng sinh thái.

Một đặc điểm nữa là cả cá lau kiếng mẹ và cá lau kiếng con đều có thể tiếp cận các loài cá khác để hút chất nhớt, điều này khiến các loài cá khác suy giảm đi khả năng phát triển.

Sinh sản

Cá lau kiếng sinh sản trong các ao đất, chúng làm tổ trong hang, được biết chúng đã từng làm thoát nước trong ao do thói quen đào hang làm tổ. Mỗi lần, cá cái có thể đẻ từ 5000 đến 6000 trứng. Hơn thế loài này có khả năng sinh sản quanh năm, và tỉ lệ cá con sống lên đến 70%.

Cá lau kiếng với con người

  • Về ẩm thực

Nhìn bề ngoài cá lau kiếng rất xấu xí, với toàn thân đen thẫm, xù xì, sần sùi, da vằn vện. Tuy nhiên nếu chế biến đúng cách, chúng lại trở thành món ăn cực kỳ hấp dẫn. Có thể chế biến cá lau kiếng thành nhiều món khác nhau, như kho tiêu, nướng, hấp sả ớt, hầm nước cốt dừa, có nơi người ta còn thu mua loại cá này về lấy thịt trộn chúng với các nguyên liệu khác để làm chả.

  • Đối với dân câu

Cá lau kiếng có lẽ là nỗi khiếp sợ của không chỉ ngư dân, mà ngay đến những người dân đi câu cá giải trí cũng không được yên. Chúng phá mồi, chúng quấn ổ, chúng lấn át không cho các loài cá khác đến ăn mồi, và kết quả người đi câu chỉ có thể câu được những con cá lau kiếng.

Cá lau kiếng là loài xâm lấn

Sau khi phát tán ra môi trường tự nhiên, chúng nhanh chóng phát triển. Hiện nay chúng phát tán, sinh sản rất mạnh với mật độ dày đặc ở nhiều hồ chứa, sông, rạch, ao đầm nội địa, gây trở ngại vướng và rách lưới khi ngư dân khai thác thủy sản.

Ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long, loài cá lau kiếng xuất hiện nhiều vô số kể, gần như chúng có mặt ở khắp các con kênh rạch, ao, hồ… Cho dù người dân có đi dỡ chà, tát mương, thả lưới hay câu cá… là y như rằng sẽ phải đối mặt chúng.

Đối với người thả lưới, nếu chẳng may dính loài cá này chắc không ai vui, vì sẽ mất khá nhiều thời gian để gỡ, có khi phải xé cả lưới mới lôi được con cá xù xì này ra, một tấm lưới nếu vài lần đính chúng có thể bị rách tả tơi và không thể sử dụng nữa.

Khi chẳng may vô tình bắt được loài cá này, họ thường bực mình ném bỏ, trả chúng lại với sông nước, ao hồ, và cứ thế chỉ sau một thời gian ngắn, chúng đã sinh sôi nảy nở nhiều đến mức báo động, không thể kiểm soát nổi.

Tuổi thọ

Cá lau kiếng có thể sống được từ 10 đến 15 năm.

Rate this post

Viết một bình luận