Những ngày mùa thu tháng 9, tháng 10, các bạn tân sinh viên sẽ vô cùng háo hức đến ngày nhập học, cùng với đó là những lo lắng, băn khoăn khi phải rời xa gia đình bước vào cuộc sống tự lập. Đặc biệt, các bạn không biết nên chuẩn bị trước những đồ dùng, vật dụng gì để bắt đầu với cuộc sống ở nơi ở mới. Thấu hiểu điều này, Vua Nệm sẽ cùng bạn tìm hiểu các vật dụng cần thiết khi lên thành phố nhập học. Hãy lưu lại và sử dụng khi cần thiết, bạn nhé!
1. Chuẩn bị hồ sơ nhập học
Sau khi nhận giấy báo trúng tuyển, bạn sẽ nhận được thông tin về hồ sơ, học phí, ngày giờ nhập học và một số giấy tờ khác mà bạn phải chuẩn bị… Bạn nên đọc kỹ giấy báo trúng tuyển và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để không bị mất công đi đi về về nhiều lần. Ngoài ra, bạn nên photo và công chứng các loại giấy tờ nhiều hơn số lượng mà nhà trường yêu cầu. Vì có thể sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh và cần dùng đến đấy, thừa ocnf hơn thiếu mà!
2. Tân sinh viên nên ở đâu? Ký túc xá hay ở trọ?
Tân sinh viên nên ở đâu là vấn đề tân sinh viên cần hết sức lưu ý, thông thường bạn sẽ có hai sự lựa chọn là ở ký túc xá hoặc tìm phòng trọ.
Ký túc xá sẽ có những ưu điểm riêng như giá phòng khá rẻ (mỗi người chỉ mất khoảng 150.000vnđ đến 600.000vnđ/tháng). Ngoài ra, ký túc xá cũng rất thuận lợi cho việc đi học vì thường được xây ở trong trường hoặc cạnh trường. Tuy nhiên, ở ký túc xá cũng sẽ có những nhược điểm riêng như không được nấu ăn ở trong phòng, bạn sẽ phải tốn một khoản tiền kha khá để đi ăn ở ngoài đấy, chưa kể đồ ăn sẽ không thể đảm bảo vệ sinh như việc tự nấu. Ngoài ra, ký túc xá thường có giờ giấc đi lại không được thoải mái và có hạn chế số lượng sinh viên đăng ký ở…
Đối với những bạn sinh viên, điều tuyệt vời nhất chính là sự tự do để làm những điều mình muốn. Dĩ nhiên rằng, ở phòng trọ sẽ giúp bạn thoải mái và tự do hơn. Dù vậy, việc thuê trọ ở ngoài sẽ có nhiều phức tạp mà bạn cần phải lưu ý.
Tân sinh viên nên tìm nhà trọ ở gần trường để tiện cho việc đi lại. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý các vấn đề như an ninh, gần chợ, giá cả tốt, phương tiện di chuyển đến trường… Trước khi thuê, bạn cần hỏi rõ về tiền cọc, tiền điện nước, wifi hay giờ giấc và nhớ phải có hợp đồng rõ ràng.
3. Phương tiện đi lại
Tân sinh viên khi học đại học thường có nhu cầu đi lại rất thường xuyên, có rất nhiều phương tiện để bạn lựa chọn như xe máy, xe điện, xe bus, hay đi bộ nếu ở gần trường…
Dù đi bằng phương tiện nào, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình bản đồ hoặc biết cách sử dụng Google Map để không bị lạc đường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tải những ứng dụng đặt xe như Grab, Gojek, Bee… Điều này cũng giúp bạn chủ động hơn trong việc đi lại và không lo chặt chém về giá.
Đặc biệt, tuy có một vài bất tiện nhưng xe bus vẫn là phương tiện được nhiều sinh viên lựa chọn để di chuyển. Nếu thường xuyên di chuyển, tân sinh viên có thể đăng ký vé theo tháng để tiết kiệm tiền hơn.
4. Chọn mua chăn ga gối nệm
Một chỗ ngủ thoải mái sẽ làm tăng chất lượng giấc ngủ của chúng ta, giúp bạn có sức khỏe và tinh thần tỉnh táo để họp tập. Chính vì lẽ đó, chăn chiếu gối nệm luôn là những vật dụng cần thiết dù ở bất cứ nơi đâu.
Thông thường, không gian phòng ở ký túc xá hay ở trọ cũng sẽ khá chật hẹp, không rộng rãi như ở nhà. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại chăn ga gối nệm cá nhân vừa vặn với giường ngủ ở ký túc xá hoặc phù hợp cho hai người nằm khi ở trọ. Điều này sẽ giúp tiết kiệm diện tích, tạo không gian thoáng đãng để sinh hoạt và học tập. Đồng thời, bạn cũng có thể đầu tư về chất lượng sản phẩm hơn.
Khi mua chăn ga gối nệm, bạn nên ưu tiên chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không gây cảm giác hầm nóng bí bách trong giấc ngủ.
Về nệm, bạn nên lựa chọn loại nệm foam, nệm bông ép có giá thành phải chăng, trọng lượng nhẹ, dễ dàng di chuyển. Chẳng hạn như nệm bông ép Goodnight Nova có độ dày 9cm, lõi nệm được làm từ sợi bông cao cấp. Nhờ đó, Goodnight Nova có độ thoáng khí cao, thoát ẩm nhanh, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Bề mặt nệm bằng phẳng và có độ đàn hồi thấp, cột sống người dùng sẽ được giữ thẳng và không bị võng trong quá trình nằm.
Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/nem-goodnight-nova.html
Về chăn, ga, vỏ gối nên lựa chọn sản phẩm làm từ thiên nhiên thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt như cotton, tencel… Điển hình như bộ chăn ga Amando Dormi được làm từ vải cotton với nhiều ưu điểm như khả năng thấm hút cao, thích hợp sử dụng nhiều mùa trong năm. Đặc biệt, chất liệu vải cotton dễ dàng vệ sinh, khô nhanh rất thích hợp cho sinh viên ở trọ hoặc ký túc xá.
Tham khảo chi tiết sản phẩm tại: https://vuanem.com/bo-chan-ga-amando-dormi.html
5. Mua sắm vật dụng cần thiết
Chiếc quạt máy nhỏ gọn rất cần thiết cho cuộc sống ở trọ của sinh viên kể cả khi bạn ở trọ hay ký túc xá. Đặc biệt là trong những ngày trời nóng oi bức thì quạt máy sẽ giúp chúng ta điều hòa không khí, hạ nhiệt phần nào.
Nếu như có điều kiện hơn hoặc phòng trọ có lắp đặt sẵn máy lạnh thì chúng ta cũng có thể sử dụng, nhưng bạn nên chú ý sử dụng điều hòa một cách hợp lý, tiết kiệm tiền điện.
Ngoài ra, nếu ở trọ thì bạn cần mua sắm các dụng cụ bếp núc như bếp gas hoặc bếp từ, nồi cơm điện, bình đun nước siêu tốc, đũa muỗng, chén, ly…
Những đồ dùng sinh hoạt khác như sữa tắm, dầu gội đầu, lược, giấy vệ sinh… cũng đều là vật dụng cần thiết khi ở trọ mà sinh viên cần sắm sửa. Bạn nên lập trước danh sách những khi mua sắm để tránh tình trạng mua trước, quên sau.
6. Bàn học, bàn gấp mini để laptop, sách vở
Hiện tại, đa phần các bạn sinh viên sẽ được gia đình mua cho laptop để phục vụ việc học và giải trí cá nhân, bạn nên có một chiếc bàn trong phòng để đặt máy tính, sách vở lên.
Tùy theo điều kiện về diện tích phòng và kinh tế cá nhân, bạn sẽ chọn mua loại bàn học phù hợp nhất. Các loại bàn gấp mini rất được các bạn sinh viên ưa chuộng sử dụng vfif tính tiện lợi cao, phù hợp với người ở phòng dạng giường tầng ký túc xá và cả với phòng trọ bình thường.
Tân sinh viên hãy tự trang bị cho mình những vật dụng cần thiết khi lên nhập học để khỏi bỡ ngỡ với cuộc sống tự lập xa. Mong rằng bài viết trên đã mang đến những thông tin thật hữu ích, bạn có thể tiếp tục truy cập website Vua Nệm để có thêm nhiều kinh nghiệm hay ho nhé!