Non GMO là từ dùng để gọi tên những thực phẩm được sản xuất bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng không gây ra hiện tượng biến đổi gen. Hiện nay, sau một số nghiên cứu cho thấy sự biến đổi gen sẽ ảnh hưởng nhiều đến các mặt hàng mà người tiêu dùng sử dụng. Do vậy, được thiết lập nhằm kiểm soát các sản phẩm không bị biến đổi gen.
Tiêu chuẩn Non GMO là gì?
Non – GMO vốn là viết tắt của Non- Genetically Modified Organisms dùng để chỉ những sản phẩm không có hiện tượng biến đổi gen. Hiện nay những loại thực phẩm được gắn nhãn Non GMO có ý nghĩa khá lớn trong việc tạo sự bền vững trong việc trồng trọt và chăn nuôi.
Đồng thời, đây cũng là nguồn thực phẩm cung cấp nhu cầu khá lớn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, một sản phẩm được đảm bảo không phải GMO cần có giấy chứng nhận Non GMO. Nhưng nếu điều này chỉ được xác nhận dựa trên tuyên bố của công ty thì vẫn chưa đủ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Vì sao giấy chứng nhận Non GMO lại được đánh giá là rất quan trọng?
Tại sao giấy chứng nhận Non GMO lại quan trọng trong ngành thực phẩm và cả người tiêu dùng? Điều này sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Giấy chứng nhận Non GMO đảm bảo thực phẩm không chịu ảnh hưởng từ thuốc hóa học
Một trong những lợi ích mà thiết kế di truyền không gây biến đổi gen mang lại chính là đảm bảo thực phẩm không phải chịu ảnh hưởng từ các loại thuốc hóa học. Điển hình như một số loại thường được dùng trong quá trình trồng trọt như diệt cỏ hay trừ sâu.
Giấy chứng nhận Non GMO đảm bảo về khả năng chống sâu bệnh của cây trồng
Ngoài ra, với những thực phẩm Non GMO, chúng còn có khả năng chống lại sâu bệnh. Điều này được lý giải từ việc các vi khuẩn trong đất góp phần sản xuất nên gen cây trồng. Sau đó, chúng tạo ra một loại protein có thể diệt trừ được côn trùng hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.
Làm sao nhận biết được thực phẩm Non GMO?
Một trong những cách nhận biết thực phẩm Non GMO được chính xác nhất là dựa vào nhãn mác. Tuy nhiên, việc gắn nhãn mác trên thực phẩm Non GMO chưa thật sự phổ biến. Ngoài cách trên, bạn còn có thể xác định sản phẩm Non GMO dựa trên ba mức rủi ro. Với mức rủi ro cao nhất, bạn cần lưu ý đến những loại được sản xuất theo quy trình liên quan đến sinh vật biến đổi gen như cỏ linh lăng, củ cải đường hay bí ngô.
Bên cạnh đó, mức rủi ro thấp chính là những sản phẩm không được sản xuất bởi quy trình gồm các sinh vật biến đổi gen. Điển hình như cà chua, đỗ lăng hay hạt vừng. Cuối cùng là mức rủi ro giám sát. Đây là trường hợp dành cho những sản phẩm được theo dõi và giám sát cẩn thận thông qua dự án Non GMO.
Hiện nay, yêu cầu về tính minh bạch của nguồn thực phẩm trở nên khắt khe hơn. Chính vì vậy tiêu chuẩn Non GMO được thiết lập nhằm củng cố niềm tin cho người tiêu dùng. Không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng mà giấy chứng nhận Non GMO còn mang lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp.
Liên hệ đào tạo tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn :
AHEAD VIỆT NAM
Hà Nội : Số 31/487, phố Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hồ Chí Minh : 8/29 Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
ĐT : 028 22268288
Hotline : 0933096426 – 0931796188 – Ms. Vân
Email : vanpham.ahead@gmail.com