Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Ở Việt Nam, chắc hẳn bạn cũng biết Việt Nam là nước có cả một kho tàng nhạc cụ cổ truyền hết sức là phong phú và đa dạng. Kho tàng ấy được hình thành trong suốt hành trình cuộc sống và chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Có những nhạc cụ được sáng tạo tại chỗ có tính đặc trưng bản địa, cũng có nhạc cụ được du nhập từ nhiều nơi khác nhau đến Việt Nam và trở thành các nhạc cụ tạo nên văn hoá đặc trưng của nhiều dân tộc. Vậy tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam là gì? Hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

1. Đàn bầu

Đàn bầu là một loại nhạc cụ truyền thống của người Việt, có 1 dây chạy dọc phần thân đàn, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

  • Đàn bầu thân tre: Được sử dụng trong hát Xẩm. Đàn có phần thân được làm bằng môt đoạn tre dài 120cm, đường kính khoảng 15cm. Phần mặt đàn được đục đi phần cật trên phần tre bương đàn.
  • Đàn bầu hộp gỗ: Loại đàn sau này được cải tiến, được dùng bởi người chơi đàn chuyên nghiệp. Dòng đàn bầu hộp gỗ có nhiều kích thước khác nhau.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

2. Đàn tứ (Đàn đoản)

Đàn tứ là một loại nhạc cụ cổ truyền của Việt Nam. Nó cũng được xem là guitar của người Việt Nam. Đàn tứ có bốn dây nên người ta gọi là đàn tứ (tứ là bốn). Tuy nhiên đàn này còn nhiều tên gọi khác như đàn đoản (đoản là ngắn) vì cần đàn ngắn hơn các loại đàn có cần còn lại (như đàn nguyệt hay tỳ bà, nguyễn, tần cầm, liễu cầm).

Đàn tứ có âm vực rộng 2 quãng tám. Loại đàn tứ cổ truyền có 4 dây (2 dây to đồng âm, 2 dây nhỏ đồng âm) nên ngày nay các nghệ nhân chỉ mắc dây trên 2 trục. Tuy nhiên có người lại gắn 4 dây với 4 âm khác nhau theo kiểu đàn Mandoline. Đây là sự cách tân đáng chú ý.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

3. Đàn nhị (Đàn Hồ)

Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây có cung vĩ, do đàn có 2 dây nên gọi là đàn nhị. Đây là cây đàn có xuất xứ từ Ấn Độ du nhập đến Trung Quốc ngay từ thế kỷ Ⅰ, và có mặt tại Việt Nam vào thế kỷ thứ Ⅹ sau công nguyên.

Tuy phổ biến tên gọi “đàn nhị”, nhiều dân tộc tại Việt Nam còn gọi đàn bằng tên khác nhau. Người Kinh gọi là líu hay nhị líu (để phân biệt với “nhị chính“), người Mường gọi là “Cò ke“, người miền Nam gọi là Đờn cò. Hình dáng, kích cỡ và nguyên liệu làm đàn nhị cũng khác nhau đôi chút tùy theo tộc người sử dụng nó.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

4. Tam Thập Lục

Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục, có lịch sử bắt nguồn từ quốc gia Ba Tư có tên là santur được chế tác vào khoảng thể kỷ thứ XII. Và đến Việt Nam từ thập niên 60, đàn tam thập lục du nhập vào Việt Nam và dần trở thành nhạc cụ dân gian Việt Nam.

Đàn Tam Thập Lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp. Tuy nhiên ngày nay một số nghệ nhân đã cải tiến đàn này bằng cách mắc thêm nhiều dây nữa để đánh được nhiều âm hơn, kể cả những âm nửa cung. Mục đích cải tiến là làm sao để dễ dàng đánh những bài nhạc có nhiều chuyển điệu. Tuy số lượng dây đã vượt quá con số 36 nhưng người ta vẫn quen gọi là đàn Tam Thập Lục.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

5. Đàn T’Rưng

Đàn T’Rưng là dòng nhạc cụ dân tộc của có xuất xứ ở Tây Nguyên. Là ngoại đàn có từ 5- 7 ống rỗng được cắt dài ngắn khác nhau tạo nên âm sắc khác nhau. Một số dòng đàn T’Rưng chuyên nghiệp có từ 12 – 16 ống xếp thành hàng trên đàn. Các ống được kết với nhau qua 2 sợi dây song song tạo thành câu đàn. Khi chơi đàn, người chơi đàn sẽ dùng 2 dùi bọc vải gõ lên các ống.

Đàn T’rưng có khoảng âm rộng tới 3 quãng 8. Có thể đánh chồng âm hoặc đồng âm nhưng 2 nốt nhạc phải cách nhau 1 quãng 8, ống nhỏ ngắn phát ra âm cao, ống to phát ra âm trầm. Đàn T’Rưng có âm sắc độc đáo, tiếng đàn không quá vang và to.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Xem ngay: Đàn piano cơ khuyến mãi trong tháng cực rẻ tại Hoàng Thái Music

6. Đàn Nguyệt

Đàn nguyệt còn được gọi là đàn kìm. Là dòng nhạc cụ được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc cung đình. Nhạc cổ được ra đời và phát triển từ thế kỷ Xl. Tới ngày nay, đàn nguyệt vẫn là một loại nhạc cụ quan trọng trong âm nhạc Việt Nam.

Cần đàn dài phím đàn cao, có thể tạo ra âm thanh mềm mại, nhấn nhá. Âm thanh đàn vang và tươi, sâu lắng phong phú, lúc sâu lắng lúc réo rắt. Chính nhờ vậy, đàn nguyệt được sử dụng trong hòa tấu, nhạc lễ và hát văn. Cách chơi cũng phong phú có thể độc tấu, hòa tấu, hoặc đệm hát.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

7. Đàn Tỳ Bà

Được coi làm một loại nhạc cụ dây của Việt nam. Tuy nhiên cũng có nhiều tài liệu ghi chép rằng đàn tỳ bà xuất hiện ở trung quốc từ rất sớm gọi là PiPA, và ở nhật gọi là BiWa. Đàn tỳ bà có kích thước dài từ 95 – 100cm, mặt đàn được làm bằng gỗ xốp, nhẹ và để mộc. Phần cuối thân đàn mắc dây còn gọi là ngựa đàn. Bầu đàn tỳ bà được chạm khắc cầu kỳ, phần đầu đàn được gắn 4 trục gỗ để lên dây. Đàn tỳ bà cổ dùng dây đàn được làm bằng tơ tằm. Đàn tỳ bà ngày nay được làm bằng dây nilon.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

8. Đàn Tranh

Đàn tranh có dáng hộp, có chiều dài từ 110 – 120cm. Đàn có một phần đầu lớn có lỗ để cài dây (rộng 25-30cm), phần đầu nhỏ có gắn khóa lên dây, số khóa tùy thuộc vào loại đàn và số dây đàn từ 16 đến 21 – 25 dây (rộng 20 – 25cm)

Chất liệu mặt đàn được làm bằng gỗ ván ngô đồng dày khoảng 0.05 – 0.1cm. Được trang bị ngựa đàn (hay còn gọi là con nhạn) nằm ở giữa phần đàn giúp gác dây và di chuyển giúp điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn được làm bằng kim loại gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Để chơi đàn ta cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

9. Sáo Trúc

Nhạc cụ sáo trúc là nhạc cụ bộ hơi, được biết đến từ văn thơ, âm nhạc dân gian cổ xưa của người Việt Nam. Từ trước tới nay, hình ảnh cây sáo trúc đã gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt. Vật liệu tạo thành sáo trúc thường là trúc hoặc tre. Sáo có kích thước đường kính 1,5cm và dài 30cm.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

10. Đàn hồ (Đàn gáo)

Là dòng nhạc cụ phát triển từ đàn nhị, còn được gọi là đàn hồ. Đàn gáo to và dài hơn đàn nhị, có đôi nét giống đàn hồ cầm của Trung Quốc về cách chơi và tính năng.

Phân tích của giáo sư cho biết, đàn gáo và đàn cò là hai loại đàn có đặc điểm tính cách dân gian nam bộ, Đàn gáo ở Việt nam được làm bàng một nữa gáo dừa to, bịt mặt gỗ để làm bầu đàn nên vậy được gọi là đàn gáo.

Tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

– Kết Luận

Trên đây là những thông tin về tên các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam, đặc trưng cho 3 vùng miền nổi bật của nước ta. Ngoài ra còn rất nhiều những loại nhạc cụ dân tộc đến từ các vùng miền khác như đàn đá, công chiên, Khèn,… Nếu bạn là người có niềm đam mê với âm nhạc, với loại nhạc cụ Piano, có thể tham khảo và mua chúng trên website: hoangthaimusic.com.

yamaha u3h

Bạn có thể đến Showroom Hoàng Thái, nơi đây sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm thú vị về tất tần tật về các dòng piano với nhiều mức giá khác nhau. Với sự tận tình, tận tâm, Hoàng Thái sẽ tư vấn bạn chọn được cây đàn phù hợp với tài chính gia đình, phù hợp nội thất, đáp ứng được nhu cầu học tập lâu dài cho bạn. Gọi ngay hotline: 090.123.1678 – 090.146.3333 hãy để Hoàng Thái được phục vụ bạn!

icon-dong-hungole-blog (350)icon-dong-hungole-blog (350)SHOWROOM HOÀNG THÁI MUSICicon-dong-hungole-blog (350)icon-dong-hungole-blog (350)

Địa chỉ 1: 86 Phan Văn Trị, P.12, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Địa chỉ 2: 204 Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 090.123.1678 – 090.146.3333

Tư vấn nhanh qua zalo: icon-dong-hungole-blog (467) Click vào đây

Tư vấn nhanh qua Facebook: icon-dong-hungole-blog (467)Click vào đây

Các bài viết liên quan:

Tìm kiếm liên quan:

  • Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam
  • Kể tên các loại nhạc cụ
  • Kế tên các loại nhạc cụ
  • Giới thiệu về nhạc cụ dân tộc
  • Tên các loại nhạc cụ
  • Tất cả các loại nhạc cụ trên thế giới
  • Hình ảnh các nhạc cụ dân tộc
  • Vai trò vị trí của nhạc cụ dân tộc trong nền âm nhạc Việt Nam

5/5 – (2 bình chọn)

Chia sẻ bài viết ngay

 

 

 

 

Rate this post

Viết một bình luận