Tép cảnh có thể sống chung với những loài nào trong cùng bể nuôi – Chăm vật nuôi

Nhiều người nuôi tép cảnh cho biết nếu chỉ nuôi mình tép cảnh trong bể nuôi thì hơi lãng phí, bể nuôi không được đặc sắc, do đó họ muốn nuôi thêm một số loài cá cảnh. Nhưng không phải loài cá cảnh nào cũng phù hợp để sống chung với tép cảnh. Vậy những loài cá cảnh nào có thể chung sống hòa bình và những loài cá cảnh nào tuyệt đối không được nuôi cùng với tép cảnh trong cùng một bể nuôi?

Trước khi quyết định nuôi một số loài cá cảnh chung với tép cảnh người nuôi cần lưu ý điều này:

+ Tép cảnh sở hữu kích thước nhỏ nếu nuôi chung với một số loài cá cảnh lớn, rất có thể cá cảnh trở thành thức ăn của những loài cá cảnh đó

+ Do tép cảnh có tập tính sống bầy đàn do đó nên nuôi với số lượng đông, giúp chúng đỡ cảm thấy sợ, stress khi sống cùng một số loài cá cảnh khác trong cùng một bể nuôi.

+ Tép cảnh hiền lành, không ăn hiếp bất cừ loài vật nào nên chúng dễ trở thành mục tiêu ăn hiếp của một số loài cá cảnh.

+ Do điều kiện sống và phát triển khá đặc biệt của tép cảnh nên nếu nuôi chung với một số loài cá cảnh khác mà khác biệt về môi trường sống cũng khiến tép cảnh khó phát triển thậm chí có thể bị chết.

+ Tép cảnh là một loài giáp xác nên trong quá trình sinh trưởng và phát triển tép cảnh sẽ trải qua quá trình lột xác giúp chúng lớn hơn, khỏe mạnh hơn. Nhưng do mới lột xác xong cơ thể chúng còn yếu, lớp giáp xác ngoài còn chưa cứng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, sán, cá con,…

Tép cảnh có thể sống chung với những loài nào trong cùng bể nuôi

Những loài nào có thể nuôi chung với tép cảnh trong bể nuôi

Cá neon

Cá neon sở hữu màu sắc lung linh, cuốn hút nên được rất nhiều người chọn nuôi làm cảnh, chúng còn được biết với tên gọi khác là cá huỳnh quang, dạ quang. Chúng có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành cá chiều dài của cá chỉ khoảng 3-4cm. Bên cạnh đó, miệng của cá neon khá nhỏ nên khi nuôi chung với tép cảnh trong bể nuôi chúng không thể ăn được tép cảnh. Nhưng với những con tép mới nở thì chúng có thể trở thành thức ăn của cá neon.

+ Nếu nuôi chung cá neon với tép cảnh khi tép đến thời kỳ sinh sản nên tách riêng ra khỏi bể nuôi chung.

+ Trồng nhiều cụm rêu thủy sinh, rong rêu, hang trú ẩn cho tép cảnh.

+ Nên chia làm 2 loại thức ăn khác nhau cho cá neon và tép cảnh. Bởi cá neon thường sống ở tầng giữa của nước còn tép cảnh sống ở tầng đáy của bể nuôi.

Cá bảy màu

Cá bảy màu là một trong những loại cá cảnh được nhiều người yêu thích và nuôi làm cảnh nhiều do đặc tính khá dễ nuôi, dễ cho ăn, sinh đẻ nhiều.

Khi sinh sống trong môi trường tự nhiên thức ăn chính của cá màu chủ yếu là rong, rêu, tảo hoặc những ký sinh trùng trong nước, sinh vật nhỏ nên sẽ không làm hại tới tép cảnh hoặc xảy ra việc tranh chấp lãnh thổ với tép cảnh. Khi sống trong môi trường bể nuôi cá bảy màu có thể ăn kèm theo thức ăn công nghiệp, thức ăn khô.

Bên cạnh đó, cá bảy màu có tập tính khá nhút nhát nên có thích hợp với tép cảnh trong cùng một bể nuôi.

Trong cùng bể nuôi bạn có thể trồng thêm rong, rêu, tạo nhiều chỗ trú ẩn cho tép cảnh, chú ý nguồn thức ăn cho 2 loài này là được

Cá tỳ bà bướm

Cá tỳ bà bướm sở hữu hình đáng độc đáo cùng màu sắc, hoa văn độc đáo trên cơ thể. Hình dáng của cá tỳ bà bướm giống như một con cá sam, bám sát lấy phần mặt kính hoặc lá cây để hút hết rêu bẩn trong bể nuôi.

Tép cảnh có thể sống chung với những loài nào trong cùng bể nuôi

Do cá tỳ bà bướm khá hiền lành đôi phần nhát nên có thể nuôi chung với tép cảnh.

Thức ăn của cá tỳ bà bướm thường là rêu, tảo bám vào kính nhưng chúng rất háo ăn có xu hướng dành ăn với tép cảnh. Do đó, khi nuôi chung hai loài này trong cùng bể nuôi hãy cho thức ăn rãi rác khắp hồ thủy sinh là được.

Cá otto

Cá otto có tên khoa học là Otocinclus affinis thuộc chi Macrotocinclus, họ Loricariidae. Chúng là một trong những dòng cá canh được nhiều người nuôi cá cảnh yêu thích nuôi bởi tập tính chăm chỉ của dòng cá này.

Sở hữu màu sắc cơ bản là vàng nhạt kết hợp với họa tiết sọc dài từ đến đuôi màu đen. Nhưng có một số cá otto loại sở hữu màu vàng xám hoặc ghi nhưng màu vàng nhạt vẫn là phổ biến. Trên phận bụng của otto có màu trắng bạc hài hòa nhưng chỉ khi quan sát ở cự ly gần bạn mới có thể phát hiện thấy. Loài cá otto sở hữu thân hình nhỏ bé, khi trưởng thành kích cỡ to nhất khoảng 5cm.

Cá otto là loại một loại cá cảnh hiền lành đôi khi còn nhút nhát nên có thể chung sống với nhiều loại cá cảnh khác hoặc tép cảnh trong cùng bể nuôi.

Bên cạnh đóm thức ăn chính của chúng là các mảng rêu bám trên đá, hòn non bộ giả, thân cây, thành bể kính,…quanh khu vực sinh sống của chúng. Nên bạn không phải lo lắng về chuyện thức ăn của cá otto

Cuối cùng, do sở hữu kích thước cơ thể khá nhỏ bé, kích thước miệng nhỏ nên bạn không phải lo lắng cho việc các otto làm hại tới tép cảnh.

Cá trực thăng

Cá trực thăng sở hữu hình dáng lạ mắt nhìn giống với chiếc trực thăng. Do tập tính hiền lành nên chúng thích hợp nuôi chung với tép cảnh. Bên cạnh đó, thức ăn của chúng là rêu tảo nên khi nuôi chung loài cá này trong bể  nuôi tép cảnh sẽ có tác dụng dọn dẹp thức ăn thừa, tảo trong bể.

Tép yamato

Mặc dù tép yamato sở hữu thân hình khá lớn, gấp 2-3 thân hình tép cảnh. Nhưng chúng là một loài khá hiền lành nên có thể sống chung với tép cảnh.

Thức ăn của chúng chủ yếu là tất các loại rêu hại trong hồ, đặc biệt là rêu tóc xanh đây được biết đến là một loại rêu khó trị trong bể nuôi.

Nhưng khi nuôi tép yamato với tép cảnh bạn nên rải đều thức ăn trong bể nuôi bởi tép yamato rất háu ăn nên chúng hay giành thức ăn với tép cảnh.

Cá chuột sao

Cá chuột sao sở hữu kích thước khá nhỏ, hiền lành nên cũng được nhiều người chọn để nuôi chung với tép cảnh.

Ốc nerita

Ốc nerita là một loài ốc nhỏ, có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Nhờ sở hữu màu sắc kết hợp cùng với hoa văn trên mình độc đáo nên được nhiều người chọn nuôi trong bể. Thức ăn yêu thích của chúng là những loại rêu bám quanh thành hồ cá và hồ thủy sinh. Chúng cũng không gây hại cho tép cảnh sống cùng bể nuôi nên được rất nhiều người chọn nuôi cùng với tép cảnh.

Những loài cá cảnh nào tuyệt đối không nuôi chung với tép cảnh trong bể nuôi

Cá rồng

Cá rồng sở hữu thân hình nổi bật cùng những nếp vảy dày mịn, vàng óng ánh uy nghi khiến bao người đắm say vẻ đẹp của chúng. Chính vì vẻ đẹp độc đáo ấy cá rồng được mệnh danh là “ông vua của các loài cá”.

Rất nhiều gia đình muốn nuôi cá rồng làm cảnh bởi họ quan niệm rằng nuôi cá rồng sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn, phước lành đồng thời xua đuổi mọi việc không hay xảy ra cho gia đình.

Tép cảnh có thể sống chung với những loài nào trong cùng bể nuôi

Nhưng cá rồng không phải là loài thích hợp nuôi chung với tép cảnh. Bởi thức ăn của chúng là tôm đông lạnh, rết, chuột bao tử, gián, thạch sùng, lươn, chạch và một loại sâu gọi là “super worm”, tép. Nên nếu nuôi chung cá rồng với tép cảnh thì tép cảnh lại trở thành thức ăn của cá rồng.

Cá sặc

Cá sặc hay còn được biết đến với tên gọi khác là cá sặc lửa. Chúng sở hữu màu sắc vô cùng sặc sỡ với những màu sắc nổi bật như xanh dương, xanh lục, hồng đỏ.

Mặc dù cá sặc là loài khá hiền lành, không gây chiến với loài cá nào trong bể nuôi nhưng chúng rất thích ức hiếp những sinh vật nhỏ bé hơn mình. Do đó, để đảm bảo an toàn cho tép cảnh trong bể nuôi bạn không nên nuôi chung cá sặc với tép cảnh. Rất có thể tép cảnh sẽ trở thành thức ăn cho cá sặc.

Cá dĩa

Cá dĩa được mệnh danh là “vua của hồ cá” “Ngũ Sắc Thần Tiên” hoặc “Nhất Đại Mỹ Ngư”. Nhờ sở hữu màu sắc độc đáo, bắt mắt nên chúng được rất nhiều người nuôi. Mặc dù chúng có thể nuôi chung với một số loài khác trong bể nuôi nhưng lại không phù hợp nuôi chung với tép cảnh. Bởi cá dĩa là loại cá ăn thịt do đó nếu nuôi chung với tép cảnh thì tép cảnh sẽ trở thành thức ăn của chúng.

Cá ông tiên, cá thần thiên

Cá ông tiên hay cá thần tiên chúng được bình chọn là một trong những loài cá đẹp nhất nhờ sở hữu màu sắc bắt mắt.

Mặc dù cá thần tiên tương đối hiền lành, chúng hiếm khi tranh chấp với loài cá khác trong bể nhưng chúng không phù hợp nuôi chung với tép cảnh. Bởi thức ăn chính của loài cá này chính là cá nhỏ, tép nhỏ, tép cảnh.

Cá La Hán

Cá La Hán sở hữu chiếc đầu gù độc đáo cùng màu sắc rực rỡ. Nhưng dù sở hữu vẻ đẹp đẹp đẽ nhưng loài cá này rất dữ dằn và hung hẵn. Bên cạnh đó, thức ăn chính của cá La Hán chính là trùn chỉ, loăng quăng, tôm tép, cá con, thịt bò, thức ăn dạng viên, thức ăn đông lạnh nên không thể nuôi chung với tép cảnh. Bởi nếu nuôi chung tép cảnh sẽ trở thành thức ăn của chúng.

Các loài tôm cảnh

Mặc dù tôm và tép có họ hàng chung với nhau nhưng không phải thế mà chúng có thể nuôi chung với nhau. Bởi kích thước của tôm và tép khác nhau, những loài tép cảnh có kích thước nhỏ hơn có thể trở thành thức ăn của các loài tôm có kích thước lớn hơn.

Cá ping pong

Cá ping pong hay cá ping pong bụng bự, cá vàng ngọc trai, cá bóng bàn hay cá ngọc trai nữ hoàng. Loài cá này có hình thù lạ, ngộ nghĩnh cùng màu sắc rực rỡ được nuôi làm cảnh rất nhiều. Mặc dù khá hiền lành nhưng chúng cũng không thích hợp nuôi chung với tép cảnh. Nguyên nhân do miệng lúc nào cũng hốp ra hốp vào nên sẽ vô tình hút cả tép cảnh vào trong miệng gây nguy hiểm cho tép cảnh.

Ấu trùng chuồn chuồn

Ấu trùng chuồn chuồn rất thích ăn tép , chúng cắn tép chết và ăn chúng từ từ. Do đó, nếu trong bể nuôi phát hiện có sự xuất hiện của ấu trùng chuồn chuồn chúng ra cần vớt ngay ra ngoài ngay.

Trên đây là những loài có thể nuôi chung với tép cảnh, những loài tuyệt đối không nuôi chung với tép cảnh. Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình nuôi và chăm sóc tép cảnh.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Rate this post

Viết một bình luận