Đầu năm ăn gì cho may mắn? Tết ăn gì cho đỡ ngán? Tết ăn gì để không bị tăng cân? là những nỗi băn khoăn thường trực trong ngày đầu năm mới của rất nhiều người. Hãy cùng VinID tìm hiểu Tết ăn gì để rước vận may, không lo tăng cân cũng không sợ ngán qua bài viết sau nhé!
1. Giải đáp: Đầu năm ăn gì cho may mắn?
Bánh chưng
Nếu bạn vẫn chưa biết đầu năm nên ăn gì thì hãy thử món bánh chưng nhé!
Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết. Bánh được làm từ nếp dẻo thơm, gói ghém bên trong nhân thịt mỡ beo béo, vị đậu xanh ngọt bùi tạo nên hương vị quê hương không thể nào quên.
Cùng với chiếc bánh dày, bánh chưng đại diện cho quan niệm trời tròn đất vuông từ xa xưa. Bánh chưng còn tượng trưng cho nền văn minh lúa nước, cho lịch sử lâu đời và giàu bản sắc văn hóa của ẩm thực Việt.
Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị, những người con xa quê còn cay cay sống mũi mỗi lần nhớ đến đêm giao thừa ngồi quây quần nấu bánh chưng chờ Tết đến. Không khí ấy mới thật ấm cúng và ý nghĩa làm sao. Do đó, bánh chưng chính là chiếc bánh của sự đoàn viên, của tình thân gia đình.
Cá
Trong tiếng Hán, “cá” được phát âm gần với “dư”. Do đó, người xưa quan niệm rằng ăn cá đầu năm sẽ đem đến dư dả, sung túc, tiền tài, thăng tiến trong sự nghiệp và sự suôn sẻ trong cuộc sống. Món ăn bổ dưỡng này chính là đáp án cho thắc mắc của nhiều người: Năm mới ăn gì cho may mắn?
Ngoài ra, mâm cỗ cao đầy ngày Tết cũng dễ gây ngán, khó tiêu với các món thịt thà dầu mỡ. Để cân bằng khẩu vị, chống ngán và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bạn nên chế biến các món cá để dùng xen kẽ.
Các món cá được ưa chuộng đầu xuân là cá chưng tương, cá hấp… Khi nấu cần chú ý giữ nguyên vẹn, không làm nát cá để tránh mất đi ý nghĩa phong thủy.
Canh khổ qua
Nếu hỏi ông bà “Mùng 1 đầu năm nên ăn gì?”, bạn sẽ nhận được câu trả lời là canh khổ qua.
Canh khổ qua thường xuất hiện trong mâm cỗ Tết, đặc biệt là ở các gia đình miền Nam. Sở dĩ món canh này được ưa chuộng vì cái tên của nó tượng trưng cho mọi cái “khổ” của năm cũ đã “qua”, năm mới sẽ may mắn, tốt đẹp hơn.
Mỗi người trong gia đình đều phải nếm canh khổ qua trong ngày Tết, dù ít hay nhiều cũng được. Đó là cách để xua đuổi những điều xui rủi trong năm cũ, chào đón những vận may sắp đến.
Món canh này còn rất ngon, bổ, có tác dụng giải nhiệt, làm mát cơ thể, giải ngán sau những bữa tiệc thịnh soạn nhiều mỡ dầu.
Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi lẽ nó đại diện cho sự đủ đầy, sung túc về mọi mặt trong năm mới. Ăn đu đủ là cách mọi người đón chào một mùa xuân mới thịnh vượng và no ấm.
Ngoài ra, màu vàng, màu cam của quả đu đủ cũng là những màu sắc nổi bật, xua vận rủi, rước điềm lành.
Dưa hấu
Theo phong tục nước ta, quả dưa hấu là loại trái cây phải được chưng trên bàn thờ dịp Tết. Đây là loại quả lớn, đẹp, thu hút may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Quả có hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, hạnh phúc. Màu đỏ bên trong là màu sắc rực rỡ, may mắn, mãnh liệt, thu hút tài lộc. Màu xanh của vỏ chính là niềm hy vọng bao bọc lấy vận may, cát tường bên trong.
Gà luộc
Trong mâm cúng giao thừa của gia đình Việt luôn có món gà trống luộc nguyên con. Bởi lẽ đêm giao thừa là đêm u ám, tăm tối nhất trong năm. Con gà trống sẽ giúp đánh thức mặt trời dậy dù cho mặt trời có ẩn mình sâu đến đâu đi nữa.
Nhờ gà trống báo thức, ánh dương sẽ soi sáng khắp đất trời mùa xuân đem đến ánh sáng, hy vọng, năng lượng cho năm mới. Đó cũng là điều kiện tất yếu cho một năm mưa thuận gió hòa mà người nông dân hằng mong ước.
Ngoài ra, theo quan niệm xưa, con gà tượng trưng cho sự cương nghị, chính trực, mạnh mẽ là những đức tính được đề cao.
Khay bánh kẹo
Khay bánh kẹo là món ăn ngày lễ Tết thường thấy trên bàn trà. Khách đến nhà, không trà cũng bánh là nét đẹp văn hóa từ xưa, thể hiện lòng mến khách và lịch sự, thân tình. Khay bánh kẹo cũng là món quà Tết khiến trẻ con thích thú không thôi.
Khay bánh mứt chứa nhiều loại mứt, bánh, kẹo khác nhau với nhiều màu sắc hấp dẫn tượng trưng cho sự giàu có, đầy đủ, đoàn viên.
Không những vậy, sự đa dạng hương vị chua cay mặn ngọt trong các loại bánh mứt cũng đại diện cho cuộc sống muôn màu và một năm mới đầy thú vị.
Lạp xưởng
Lạp xưởng có hình dáng dài, được xâu thành chuỗi như xâu tiền thể hiện sự may mắn, sung túc, tài lộc. Do đó, đây là món ăn ngày Tết vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng vừa có giá trị phong thủy.
Có nhiều cách chế biến lạp xưởng khác nhau như luộc, nướng, chiên bằng nước, chiên bằng dầu… đều mang đến vị ngon khó cưỡng. Món này sẽ ngon hơn nếu dùng kèm nước tương đấy.
Mì sợi
Trong văn hóa, mì sợi còn có tên là mì trường thọ vì nó rất dài. Món ăn lễ Tết này thường được dùng trong dịp năm mới, sinh nhật, chúc thọ cha mẹ, ông bà hay những bậc cao niên trong họ tộc.
Sợi mì dài miên man đại diện cho sự trường thọ, sức khỏe và may mắn. Con cháu nấu mì sợi dịp năm mới chính là lời chúc thọ tuyệt vời nhất dành cho ông bà cha mẹ, thể hiện tấm lòng hiếu kính thơm thảo.
Một điều khác khiến mì sợi được ưa chuộng trong dịp Tết chính là sợi mì được cắn đứt dễ dàng, đại diện cho việc xua tan những bất hạnh, xui rủi trong năm cũ, đón rước cái mới an lành, tốt đẹp.
Thịt kho tàu
Năm mới nên ăn gì tại hai miền đất nước? Nếu ngày Tết miền Bắc có thịt đông thì tại miền Nam không thể thiếu thịt kho Tàu.
Món ăn có vị ngon đậm đà, trọn vẹn, màu vàng sóng sánh vô cùng ấm áp, có cả mỡ lẫn nạc tượng trưng cho sự đủ đầy.
Nồi thịt kho Tàu đã trở thành biểu tượng của sự đoàn viên, quây quần dịp Tết. Trái trứng vịt được giữ nguyên, không xẻ cắt đại diện cho không khí đầm ấm, thuận hòa, sum họp.
Xôi gấc
Màu đỏ là màu may mắn, thu hút tiền tài trong dịp Tết. Do đó, người ta dùng màu đỏ trong các biểu tượng cát tường: bao lì xì, dây đồng tâm, đèn lồng…
Trong ẩm thực cũng không ngoại lệ. Với sắc đỏ rực rỡ, xôi gấc chính là đáp án hoàn hảo cho câu hỏi “Mùng 1 Tết ăn gì cho may mắn?” Màu đỏ của xôi tượng trưng cho điềm lành, vận may, hạnh phúc, cát tường, thịnh vượng. Xôi có vị dẻo mềm, thơm bùi là món ăn ngon không thể nào quên.
2. Các món ăn chống ngán ngày Tết
Gỏi chân gà ngó sen
Gỏi chân gà thấm đều các gia vị tạo nên vị chua, cay, mặn, ngọt rất đa dạng, giúp bữa ăn ngày Tết đỡ ngán, tăng thêm sắc hương vị.
Món ăn này cũng tạo sự thanh mát, giải ngấy cho ngày Tết nóng bức trong người với quá nhiều thịt mỡ cùng các món chiên xào. Những nguyên liệu tạo độ mát, tươi, giòn cho món ăn gồm có chân gà, dưa leo, ngó sen, ngò rí, cà rốt, húng lủi, hành tây, chanh, ớt, rau răm, gừng…
Bắp bò ngâm mắm chua ngọt
Bắp bò mềm ngon thấm đẫm vị chua chua ngọt ngọt từ đường, giấm cùng nước mắm là món ăn hết sức đưa cơm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng làm mồi nhậu lai rai ngày Tết, vừa ngon miệng vừa không ngán.
Canh chua cá diêu hồng
Tô canh chua cá vừa thanh mát vừa chua chua ngon miệng sẽ là món ăn giải ngấy lý tưởng, là lời đáp hoàn hảo cho câu hỏi “Năm mới ăn gì không ngán?”. Với nguyên liệu chính là cá diêu hồng, món canh chua có thêm nhiều loại rau, quả tạo vị chua, hương thơm cho món ăn như: ngò gai, thơm, cà chua, giá, hành lá, đậu bắp…
Miến gà trộn
Nếu bạn đã ngán cơm, ngán mì, sao không thử miến, vừa ngon miệng, vừa lạ vị? Miến trộn với các nguyên liệu như thịt gà, ngò rí, ngò tây, chanh, giá, hành lá, đậu phộng… sẽ tạo màu sắc xanh mát, vị giòn ngon cho món ăn.
Salad bắp cải cà rốt – món ngon ăn chay mùng 1 Tết
Mùng 1 Tết ăn chay vừa tốt cho sức khỏe vừa tạo vận khí tốt, tích phúc cho gia chủ theo quan niệm phong thủy. Các món ăn chay với rau củ như salad bắp cải cà rốt sẽ giúp thanh lọc cơ thể, thay đổi các món ăn thịt thà quen thuộc hằng ngày.
Ngoài ra, rau củ còn có ích cho việc giảm cân, bổ sung vitamin và tạo độ giòn, tươi cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
3. Bí kíp ăn Tết không lo tăng cân
Dưới đây là một số bí kíp giúp bạn ăn Tết không tăng cân, có thể giữ nguyên vóc dáng sau một dịp Tết “mâm cao cỗ đầy”:
-
Giảm ăn vặt bằng cách đặt các loại bánh mứt ra khỏi tầm mắt và tự nhủ chỉ ăn vì đói chứ không ăn vì thèm.
-
Uống đủ nước để bạn cảm thấy mau no hơn, thải độc tốt hơn và hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể vận hành trơn tru.
-
Tăng cường vận động để tiêu hao bớt năng lượng đã nạp.
-
Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày.
-
Dùng tô, chén nhỏ hơn khi ăn cơm để đánh lừa thị giác, tránh ăn quá nhiều.
-
Ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp cơ thể mau cảm thấy no hơn.
-
Bổ sung nhiều rau, củ, quả vào khẩu phần ăn để tăng lượng chất xơ, giảm lượng calo cơ thể hấp thụ.
-
Chế biến nhiều món ăn lành mạnh như món chay, salad, sữa chua, nước ép, sinh tố…
-
Giảm ăn các loại thức ăn và nước uống nhiều calo và chất béo, chất đạm
-
Lên kế hoạch giảm cân cụ thể và thực hiện theo những dự định đã đề ra. Thường xuyên kiểm tra cân nặng để đánh giá hiệu quả và có phương pháp điều chỉnh kịp thời.
Hy vọng qua các gợi ý của VinID, bạn đã có lời giải cho thắc mắc Tết ăn gì và nắm rõ ăn gì đầu năm cho may mắn, phù hợp truyền thống cũng như chống ngán và chống tăng cân ngày Tết. Đừng quên ghé thăm siêu thị VinMart và tải app đặt hàng VinID để mua được những nguyên liệu tươi ngon, chất lượng nhất cho mâm cúng ông bà và mâm cơm ấm cúng đoàn viên ngày Tết nhé.