Tết Cổ Truyền Là Gì Nguồn Gốc Ý Nghĩa Tết Cổ Truyền Việt Nam

Đối với người Việt Nam chúng ta, Tết cổ truyền mang ý nghĩa thiêng liêng và cũng là ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Dù ở mảnh đất nào trên đất nước hình chữ S thân thương, từ nông thôn lên thành thì, từ quê nghèo hay phố lớn, từ miền núi đến miền xui, từ đất liền hay hải đạo, dù ở trong nước hay ngoài nước…Thì dịp Tết đến Xuân về chính là dịp để mỗi người cùng nhớ về quê hương cội nguồn. Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu Tết cổ truyền là gì nhé!

Tết cổ truyền là gì?

Trước tiên cần khẳng định ngay Tết cổ truyền là một nét đẹp văn hóa, một ngày lễ truyền thống đã in sâu vào tâm thức của mọi thế hệ người Việt Nam.

“Tết” là biến dạng phiên âm của “Tiết”, một thuật ngữ Hán Việt có nghĩa là “Chặng tre nối đuôi nhau” và theo nghĩa rộng hơn, là “đầu một năm”, ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Có nhiều Tết trong năm của người Việt là: Tết Trung thu, Tết mùng 5/5,… Nhưng quan trọng nhất vẫn là ngày Tết cổ truyền là gì (Tết Nguyên Đán).

Tính theo âm lịch là chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn được gọi là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch, nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/01 dương lịch và sau ngày 19/02 dương lịch, mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 dương lịch.

Ở Việt Nam chúng ta, mọi người xem Tết cổ truyền là gì nhỉ? Tên gọi khác là Tết nguyên đán hay Tết Âm lịch. Đây là ngày Tết chính thức của Việt Nam và nhiều nước châu Á khác, dịp Tết cũng là khoảng thời gian mà mùa Xuân hiện diện khắp mọi nơi. Là lễ hội quan trọng cũng như phổ biến nhất trong năm mà bất kì ai cũng mong chờ.

Về mặt thời gian thì Tết cổ truyền Việt Nam sẽ diễn ra trong khoảng thời gian cuối tháng giêng đến giữa tháng 2 theo Dương lịch. Người Việt chúng ta có niềm tin vế 12 con vật linh thiêng từ Hoàng đạo và chúng thay phiên nhau để theo dõi và điều khiển những hoạt động diễn ra trên trái đất. Và thời điểm Giao thừa chính là thời khắc quan trọng để 2 con vật (năm cũ và năm mới) chuyển giao công việc cho nhau. Các con vật sẽ luân chuyển công việc theo thứ tự 12 con giáp.

tết cổ truyền

Nguồn gốc của Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán)

Chúng ta đã được biết Tết cổ truyền là gì? Vậy Tết Nguyên Đán (cũng là Tết cổ truyền) có nguồn gốc như thế nào đến nay vẫn còn là vấn đề đang được tranh cãi. Hầu hết thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.

Thậm chí, ngay cả Khổng Tử cũng đã viết trong cuốn Kinh Lễ: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”. Trong sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Như vậy có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.

Tổng quan thì Tết Âm lịch hay Tết cổ truyền là gì ở Việt Nam và Trung Quốc cũng có sự ảnh hưởng của nhau. Nhưng không giống nhau hoàn toàn mà có nét đặc trưng riêng của từng quốc gia.

tết cổ truyền là gì

Ý nghĩa của Tết cổ truyền là gì?

Về ý nghĩa xâu xa thì mục đích ngày Tết cổ truyền người ta thường tạ ơn các vị thần mùa xuân đã mang không khí xuân đến với đất trời. Các loài hoa và cây cối sẽ được khoe sắc sau khi trải qua một mùa đông đầy giá lạnh.

Ý nghĩa hiện thực trong cuộc sống thì Tết nguyên đán là dịp để mọi người cùng nhau đi hành hương ở các chùa, đền…Các thành viên trong gia đình bao gồm nhiều thế hệ được sum họp, quây quần bên nhau để tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới với những điều tốt đẹp sẽ đến. Tết cổ truyền là gì? là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Việt Nam. Vì vậy tất cả mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất với mong ước nắm mới an khanh thịnh vượng, vạn sự như ý.

Ngoài ra, Tết cổ truyền còn là dịp để những người nông dân có cơ hội bày tỏ lòng thành kính đến những vị thần. Có thể kể đến như thần Đất, thần Mưa, thần Mặt trời…cùng cầu nguyện những vị thần cho một năm mới mua thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đây cũng là dịp mọi người đổi mới nhiều thứ, tạm biệt cái cũ. Hi vọng vào một năm mới với nhiều an lành, may mắn, sung túc, tài lộc….tạm biệt những điều không may mắn ở lại phía sau. Cho nên mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhà nhà cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ, sắm sửa và trang trí cho nhà cửa thật đẹp.

Dịp Tết cũng là khoảng thời gian mọi người cùng nhau làm mới lại tinh thần và tình cảm với người thân. Tạo sự gắn kết, yêu thương để mối quan hệ khắn khít và yêu thương hơn. Mỗi dịp Tết các gia đình sẽ tụ họp và chúc Tết cho nhau, đồng thời thắp hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên đã phù hộ suốt một năm đã qua.

tết cổ truyền là gì

Sự khác nhau của Tết xưa và Tết nay

Tết cổ truyền là gì ở ngày xưa và ngày nay? Theo thời gian thì đất nước, con người, khoa học đá phát triển và đổi thay khá nhiều. Chính vì lí do này mà Tết cổ truyền Việt Nam đã ít nhiều có sự thay đổi theo từng thời gian khác nhau. Hãy cũng điểm qua một vài nét khác biệt của Tết xưa và Tết nay với những kiến thức bên dưới.

Tết cổ truyền Việt Nam xưa

🌻Ngày xưa, với mọi người ngày Tết không đơn thuần chỉ là thời gian nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả. Điều quan trọng hơn Tết còn là dịp để được thưởng thức những món ăn ngon, bởi vì thời kì trước đây khó khăn thì đồ ăn ngon là một thứ xa xỉ trong cuộc sống hàng ngày. Vào ngày Tết xưa, người ta chú trọng nhiều vào việc chuẩn bị bữa ăn ngày Tết. Nào là lập ra kế hoạch nuôi heo để chuẩn bị đón Tết, nào là gói bánh chưng cũng phải chuẩn bị sớm từ khoảng đầu tháng Chạp.

🌻Món ăn kèm không thể thiếu là món dưa hành, gần như món này đều xuất hiện trong nhà vào dịp Tết. Dưa hành đứng vào 6 loại phẩm vật đặc trưng của Tết cổ truyền Việt Nam xưa: “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”.

🌻Thông thường khoảng đầu tháng Chạp thì bắt đầu có không khí Tết nhưng đến khoảng ngày 23 tháng Chạp thì sự rộn ràng mới được thể hiện rõ. Qua ngày 24 trở đi thì gần như Tết đã đến bên hiên nhà, trẻ con rộn rã xem đốt pháo ở sân đình. Người lớn thì bận rộn với công việc tảo mộ ông bà, lau dọn bàn thờ tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp toàn bộ nhà cửa. Khoảng từ ngày 27 tháng Chạp thì nhà nhà đua nhau mổ lợn, gói bánh chưng, bánh tẻ, nấu kẹo lạc, thịt kho tàu…

🌻Nhìn chung Tết cổ truyền là gì ở ngày xưa mang âm hưởng gì đó rất riêng mà ngày nay chúng ta không còn cảm nhận được.

tết cổ truyền là gì

Tết cổ truyền là gì ở Việt Nam hiện nay

🌻Cùng với sự phát triển tổng thể trong nhiều khía cạnh cuộc sống, đời sống ngày nay khá đầy đủ từ cơm ăn áo mặc. Cho nên Tết cổ truyền là gì ở ngày nay đã không còn quá quan trọng và mang nhiều ý nghĩa như ngày xưa. Ở thời xưa khoảng từ năm 2000 trở về trước, nếu như cả năm chỉ đợi đến ngày Tết để được ăn miếng bánh trưng, thịt lợn, thị gà…Thì ở ngày nay những món ăn này đã quá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Vì vậy mà những món ăn ngon đã khong còn là đặc trưng của ngày Tết nữa. Ở một số gia đình vẫn giữ truyền thống gói bánh chưng ngày Tết nhưng có vẻ như đây là việc làm để tạo không khí Tết. Không còn ý nghĩa nguyên thủy chuẩn bị món ăn ngon như trước đây nữa.

🌻Tết cổ truyền là gì ở ngày nay cũng không còn phải chuẩn bị cầu kì và vất vả như ngày xưa. Những mặt hàng từ thực phẩm đến trái cây, đồ uống đều có bán sẵn và có thể mua nhanh chóng. Ngoài ra nhiều gia đình cũng có xu hướng đi du lịch trong và ngoài nước vào dịp lễ Tết.

🌻Tuy có nhiều khác biệt trong việc chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền Việt Nam, nhưng trong tiềm thức thì người Việt chúng ta luôn ý thức được việc giữ gìn những nét văn hóa, bản sắc dân tộc. Với những việc làm tảo mộ, thờ cúng ông bà tổ tiên và quan trọng hơn cả là sự sum họp gia đình cùng nhau đón Tết.

🌻Qua bài viết này chúng ta đã được biết Tết cổ truyền là gì, hãy cùng nhau chào đón không khí Xuân về với niềm vui ngày Tết thật ý nghĩa nhé.

Có thể bạn cần: Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết?

Rate this post

Viết một bình luận