Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ xâm nhập, gây bệnh và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ với những biến chứng nặng nề. Tiêm phòng vắc xin Tetraxim là biện pháp bảo vệ trẻ tối ưu và tiết kiệm nhất trước những căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ này.
Thông tin Vắc xin Tetraxim (Pháp)
Vắc xin Tetraxim 0.5 ml là vắc xin 4 trong 1 được chỉ định để phòng ngừa các bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Ho gà – Bại liệt ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên khi tiêm chủng cơ bản hay nhắc lại trong năm tuổi thứ 2 hoặc ở trẻ em từ độ tuổi 5 – 11 tuổi và 11 – 13 tuổi tùy theo mỗi quốc gia.
Nguồn gốc:
Sanofi Pasteur – Pháp
Chỉ định:
Phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt từ 2 tháng tuổi trở lên khi tiêm chủng các liều cơ bản.
Khi tiêm liều nhắc lại trong năm tuổi thứ hai và từ 5 đến 13 tuổi, tùy theo khuyến cáo chính thức của quốc gia.
Liều dùng:
0,5ml/liều
Đường tiêm:
Nên tiêm bắp là mặt trước-bên của đùi (một phần ba giữa) đối với trẻ nhỏ và ở vùng cơ Delta đối với trẻ lớn.
Chống chỉ định:
Nếu trẻ bị dị ứng với một trong các thành phần của vắc-xin, với một trong các chất được dùng trong quá trình sản xuất (ví dụ như glutaraldehyde, neomycin, streptomycin và polymixin B) có thể còn tồn dư trong thành phẩm với một lượng rất ít (vết hay ở mức không thể đo lường được) hay với vắc-xin ho gà (ho gà vô bào hay nguyên bào), hay trước đây trẻ đã bị phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc-xin có chứa các chất tương tự.
Nếu trẻ bị bệnh não tiến triển (thương tổn ở não).
Nếu lần trước trẻ từng bị bệnh não (tổn thương ở não) trong vòng 7 ngày sau khi tiêm liều vắc-xin ho gà (ho gà vô bào hay nguyên bào).
Nếu trẻ bị sốt hay bị bệnh cấp tính (phải hoãn việc tiêm ngừa lại).
Lịch tiêm chủng:
Lịch tiêm cơ bản: (Gồm 3 mũi)
Mũi 1: Lần đầu đến tiêm từ 2 tháng tuổi
Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu một tháng
Mũi 3: Cách mũi 2 tối thiểu một tháng
Mũi nhắc lại: Cách mũi 3 sau một năm
Từ 5-13 tuổi nhắc 1 liều tùy theo khuyến cáo chính thức của mỗi quốc gia.
Thận trọng khi sử dụng:
-
Bảo đảm rằng không tiêm vắc-xin vào lòng mạch máu, trong da.
-
Có nguy cơ bị chảy máu khi tiêm bắp nếu trẻ bị giảm tiểu cầu hay bị rối loạn đông máu.
-
Từng bị bất kỳ vấn đề nào sau đây, mà cho rằng vấn đề này có liên quan đến việc tiêm vắc-xin (thì nên cân nhắc cẩn thận khi quyết định dùng tiếp các liều vắc-xin có chứa thành phần ho gà):
-
Sốt ≥ 40°C trong vòng 48 giờ, mà không phải do một nguyên nhân xác định nào khác.
-
Trụy mạch hay tình trạng giống như sốc với giai đoạn giảm trương lực – giảm đáp ứng (suy nhược) trong vòng 48 giờ sau khi tiêm ngừa.
-
Quấy khóc dai dẳng, khó dỗ kéo dài ≥ 3 giờ, xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm ngừa.
-
Co giật có hay không có sốt, xảy ra trong vòng 3 ngày sau khi tiêm ngừa.
-
Hay phản ứng dị ứng, đặc biệt là phản ứng dị ứng sau khi tiêm TETRAXIM.
-
Sau khi tiêm vắc-xin có chứa giải độc tố uốn ván (vắc-xin uốn ván) trẻ bị hội chứng Guillain-Barré (nhạy cảm bất thường, liệt) hay viêm dây thần kinh cánh tay (liệt, đau lan tỏa ở cánh tay và vai)
-
Trẻ từng bị phản ứng phù nề (hay sưng) ở chi dưới sau khi tiêm vắc-xin có chứa thành phần Haemophilus influenzae týp b, thì hai vắc-xin: vắc-xin bạch hầu-uốn ván-ho gà-bại liệt và vắc-xin Haemophilus influenzae týp b cộng hợp nên tiêm ở hai vị trí tiêm khác nhau vào hai ngày khác nhau.
-
Đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch
Tác dụng không mong muốn:
Các phản ứng thường gặp nhất là dễ bị kích thích, phản ứng tại nơi tiêm như nổi quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2cm. Các dấu hiệu và triệu chứng này thường gặp trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vắc-xin và có thể kéo dài trong 48-72 giờ. Chúng thường tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu.
Các tác dụng không mong muốn sau đây đã được ghi nhận gồm:
-
Sốt, đôi khi ≥ 40°C.
-
Quầng đỏ, nốt cứng, đau tại nơi tiêm; quầng đỏ và phù (sưng) ≥ 5cm tại nơi tiêm.
-
Phù (sưng) > 5cm có thể lan ra toàn bộ chi dưới nơi tiêm vắc-xin. Phù (sưng) xảy ra trong vòng 24-72 giờ sau khi tiêm vắc-xin và tự khỏi trong vòng 3-5 ngày. Khả năng bị phù (sưng) phụ thuộc vào số liều vắc-xin có chứa thành phần ho gà vô bào đã tiêm trước đó, với khả năng gặp cao hơn sau liều thứ tư hay thứ năm.
-
Tiêu chảy, nôn mửa.
-
Chán ăn.
-
Buồn ngủ, co giật có hay không có sốt.
-
Mất ý thức (ngất).
-
Bồn chồn, dễ bị kích thích; mất ngủ hay xáo trộn giấc ngủ; khóc nhè bất thường, khóc khó dỗ kéo dài.
-
Các triệu chứng giống dị ứng như: phát ban, hồng ban và mày đay, phù mặt, sưng mặt và cổ đột ngột (phù Quinke) hay phản ứng toàn thân, tình trạng khó chịu đột ngột và nghiêm trọng với tụt huyết áp, nhịp tim nhanh kèm với rối loạn về hô hấp và rối loạn tiêu hóa (phản ứng phản vệ)…
Bảo quản:
Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh)