- Giáo dục cấp 2
- Lớp 6
- Tác giả tác phẩm Ngữ Văn 6 – Cánh diều
Thạch Sanh – tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý – Ngữ văn lớp 6 Cánh diều
❮ Bài trước
Bài sau ❯
Tác giả tác phẩm Thạch Sanh – Ngữ văn lớp 6
Qua bài học về tác giả, tác phẩm Thạch Sanh Ngữ văn lớp 6 Cánh diều gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Thạch Sanh.
I. Cổ tích
1. Khái niệm:
– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, kể về số phận và cuộc đời của nhân vật trong các mối quan hệ xã hội. Truyện cổ tích thể hiện cái nhìn về hiện thực, bộc lộ quan niệm đạo đức, lễ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp
2. Một số yếu tố của cổ tích:
– Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ đổi thay số phận của chính họ.
– Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).
– Các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kì ảo.
– Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
– Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tuỳ thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một cốt truyện.
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Truyện cổ tích
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Theo Nguyễn Đổng Chi và Vũ ngọc Phan, Ngữ văn 6, tập I, 2017
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
5. Tóm tắt:
Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác mang Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Nhận ra Lý Thông hại mình, chàng chỉ xin một cây đàn rồi trở về gốc đa quy ẩn. Chàng và công chúa kết hôn, các nước chư hầu cùng thán phục tài năng của chàng.
6. Bố cục:
– Phần 1 (từ đầu đến “mọi phép thần thông”): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
– Phần 2 (tiếp đó đến “hóa kiếp thành bọ hung”): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
– Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân lính chư hầu
7. Giá trị nội dung:
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
8. Giá trị nghệ thuật:
– Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)
– Xây dựng hai nhân vật đối lập
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
– Là thái tử con của Ngọc Hoàng
– Mẹ mang thai nhiều năm
– Mồ côi cha lớn lên bằng nghề kiểm củi, không lâu thì mẹ qua đời
– Được thần dạy đủ võ nghệ và tài giỏi
→ Vừa bình thường, vừa khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu. Khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông -Bình thường:
→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.
2. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
– Bị mẹ con Lý Thông lừa đến miếu hoang để thế mạng. Giết được chằn tinh, nhặt được cung tên vàng, bị Lí Thông cướp công.
– Xuống cứu công chúa lại bị Lý Thông lấp cửa hang về giành chiến tích.
– Giết đại bàng, cứu được con trai vua Thủy tề và được tặng cây đàn thần
– Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt vào ngục.
+ Tự minh oan cho mình
+ Thật thà kể lại mọi chuyện
→ Thạch Sanh được minh oan. Vua giao cho Thạch Sanh xét xử hai mẹ con Lí Thông nhưng chàng không giết mà cho về quê làm ăn, trên được về thị bị sét đánh chết, hóa thành con bọ hung. Điều này cho thấy quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân ta
→ Thạch Sanh là chàng trai dũng cảm, tài năng, thật thà, chất phác và khoan dung.
3. Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân chư hầu
– Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì
– Hoàng tử bị công chúa từ hôn nổi giận, binh lính mười tám nước kéo sang đánh
– Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tiếng đàn của chàng khiến binh lính phải cởi áo xin hàng và dọn cơm thết đãi những kẻ thua trận
– Thạch Sanh lên ngôi vua.
Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh diều hay:
-
Tác giả – tác phẩm: Sự tích Hồ Gươm
-
Tác giả – tác phẩm: À ơi tay mẹ
-
Tác giả – tác phẩm: Về thăm mẹ
-
Tác giả – tác phẩm: Ca dao Việt Nam
-
Tác giả – tác phẩm: Trong lòng mẹ
❮ Bài trước
Bài sau ❯
2018 © All Rights Reserved.