Nguyễn Thị HuếĐào tạo01 Tháng 11 2011Lượt xem: 27993
Thần thoại các dân tộc Việt Nam, thể loại và bản chất
I. Khái niệm thần thoại
Thần thoại là gì? Thần thoại theo Mác nói đó là vẻ đẹp “một đi không trở lại” của loài người khi xã hội nguyên thuỷ kết thúc. Sự thực thì trên thế giới, bất cứ dân tộc nào cũng có thần thoại.
E.M. Mêlêtinxki đã định nghĩa thần thoại như sau: Thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, huyền thoại. Thường người ta hiểu đó là những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hoá(1).
Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kỳ vĩ, bí ẩn, con người đã hình dung, lý giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên, hữu linh. Bằng cách đó, con người đã làm ra thần thoại.
II. Tiền đề xã hội – cơ sở hình thành và lưu truyền thần thoại
Theo quan điểm của Mác thì thần thoại gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại “trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa”, nó là thứ “nghệ thuật vô ý thức”. Cũng theo Mác thì “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”. Nghĩa là không thể nào hiểu và lý giải đúng thần thoại nếu tách nó ra ngoài xã hội nguyên thuỷ, thế giới quan thần linh và nhu cầu lý giải, chinh phục tự nhiên, xã hội của con người thời cổ đại. Dùng trí tư�