Thận yếu gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể và có thể tác động xấu đến chức năng sinh lý ở nam giới. Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị bệnh thận, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số nước uống giúp cải thiện chức năng thận.
Thận yếu nên uống nước gì để cải thiện chức năng thận?
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Cố vấn y khoa VTV2), thận được xem là một trong các cơ quan quan trọng của cơ thể. Với chức chính là thanh lọc máu và đào thải các độc tố thông qua đường nước tiểu. Do đó, khi chức năng thận gặp vấn đề sẽ phát sinh các vấn đề xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, điển hình là chứng thận yếu, bệnh sỏi thận, suy thận.
Việc bổ sung một số loại nước uống tốt cho thận là một trong các biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường sức đề kháng đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng của thận.
Các loại nước uống cải thiện chức năng của thận bao gồm:
Nước lọc
Nước lọc được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho người bị bệnh thận. Chức năng chính của nước lọc là thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, đồng thời giúp đào thải các độc tố bên trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với trường hợp thận yếu cần uống nước lọc hợp lý, không được uống quá nhiều nước cũng không nên uống ít nước, cụ thể như sau:
-
Mỗi ngày nên uống từ 2- 2,5 lít nước lọc, với lượng nước lọc này có thể hỗ trợ thận thanh lọc thải các độc tố ra ngoài.
-
Chia nhỏ lượng nước ra thành nhiều lần uống, không nên uống quá nhiều nước trong một lúc.
-
Thời gian tốt nhất để uống nước là trước khi ăn và sau khi ăn khoảng 1 tiếng để có thể đảm bảo các hoạt động của hệ tiêu hóa.
-
Người bệnh nên uống nước ấm để hỗ trợ cải thiện chức năng thận được tốt hơn, cũng như tốt cho hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn.
Nước dừa
Nước dừa là một trong những loại thức uống tự nhiên có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trong nước dừa có chứa các chất điện giải hỗ trợ quá trình bài tiết của hệ tiêu hóa, đồng thời thúc đẩy cải thiện chức năng thận.
Người bị suy thận có thể uống mỗi ngày một trái dừa để hỗ trợ chức năng thận tốt nhất. Bạn cũng có thể dùng nước dừa để chế biến thành các món ăn đa dạng trong thực đơn hàng ngày.
Trà bồ công anh
Các hoạt chất có trong trà bồ công anh giúp làm sạch thận, hỗ trợ cải thiện chức năng của thận. Ngoài ra, trà bồ công anh còn có công dụng giúp lưu thông máu huyết, hỗ trợ tiêu hóa, chữa trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp, viêm gan, giảm hàm lượng cholesterol trong máu,…
Với cách thực hiện đơn giản, bạn cho 2 muỗng bột rễ bồ công anh vào cốc pha với nước đun sôi, kế đến lọc bỏ cặn và dùng. Áp dụng mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Nước ép củ dền
Trong củ dền có chứa nhiều betaine, đây là một chất hóa học có lợi cho sức khỏe, nó có tính chất chống oxy hóa và có tác dụng làm tăng độ chua của nước tiểu. Vì vậy, nước ép củ dền có thể làm sạch struvite và canxi phosphate tích tụ từ thận. Từ đó cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận.
Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt là một trong những thức uống hỗ trợ cải thiện chức năng thận, trong cà rốt có chứa các carotene- là thành phần giúp ngăn ngừa ung thư, đồng thời có khả năng loại bỏ các độc tố và kim loại nặng trong thận.
Ngoài ra, chất xơ có trong nước ép cà rốt còn có tác dụng chống lại các độc tố và loại bỏ chúng ra ngoài cơ thể hiệu quả. Mỗi ngày uống một cốc cà rốt sẽ giúp tăng cường kháng thể, giúp thận hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa bệnh ung thư.
Nước ép dứa
Trong dứa có chứa các chất dinh dưỡng và hợp chất chống oxy hóa cao, bên cạnh đó chất dinh dưỡng có trong dứa có nguồn gốc từ thực vật được gọi là bromelain là một loại enzyme. Có chức năng kiểm soát các hoạt động của thận hiệu quả, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, kích thích chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể.
Nước giấm táo
Giấm táo được biết đến với rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe và hỗ trợ giải độc cơ thể bao gồm cả thận. Các hợp chất axit axetic, axit citric và acid phosphoric có trong giấm táo sẽ giúp hỗ trợ cải thiện hoạt động của thận, từ đó ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Người bệnh pha giấm táo với nước ấm uống đều đặn mỗi ngày sẽ thấy cải thiện bệnh hiệu quả.
Nước rau quả
Các loại nước ép rau quả như dưa chuột, cần tây, rau diếp, rau chân vịt,…Có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình bài tiết và cải thiện chức năng thận tốt hơn, ngăn ngừa bệnh sỏi thận.
Nước chanh
Trong chanh tươi chứa các axit tự nhiên, có tác dụng làm tăng mức citrate trong nước tiểu. Từ đó, làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận và giúp thận hoạt động tốt hơn. Người bệnh có thể uống một ly nước chanh mỗi ngày để phòng ngừa bệnh sỏi thận.
Nước đỗ đen
Nước đỗ đen là một trong các nước uống giúp cải thiện chức năng thận hiệu quả. Trong đỗ đen có chứa các vitamin B, muối khoáng, sắt, hàm lượng chất béo cần thiết cho cơ thể, giúp bổ tinh, ích huyết, tăng cường quá trình giải độc cho thận.
Nước đỗ đen rất thích hợp với người mắc chứng mất ngủ, táo bón, đặc biệt là thận yếu. Bạn có thể sử dụng đỗ đen sau khi đã rang pha với nước ấm như trà để uống mỗi ngày, giúp cải thiện tình trạng thận yếu hiệu quả.
Nước râu ngô
Nước râu ngô có công dụng làm giảm các triệu chứng của thận yếu, nhất là chứng đi tiểu đêm. Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong râu ngô còn có khả năng đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, cải thiện chức năng thận một cách hiệu quả.
Với cách thực hiện đơn giản, người bệnh rửa sạch râu ngô, nấu với 100ml nước đã được đun sôi. Sau đó, lọc bỏ râu ngô lấy nước uống mỗi ngày.
Thận yếu không nên uống nước gì?
Bên cạnh các loại nước uống giúp cải thiện chức năng thận, bạn cũng nên lưu ý một số loại nước uống không tốt cho thận, để tránh tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.
Một số loại thức uống không tốt cho người thận yếu:
Đồ uống có cồn
Người bị các vấn đề về thận nói chung và thận yếu nói riêng cần tránh xa các thức uống có chứa cồn như rượu, bia. Việc dung nạp các đồ uống này sẽ khiến nồng độ cồn trong máu tăng cao, quá trình bài tiết các độc tố bên trong cơ thể sẽ giảm đi, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Ngoài ra, khi uống nhiều bia rượu sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước, khả năng duy trì điện phân trong cơ thể cũng sẽ giảm đi, lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý liên quan đến thận như suy thận sỏi thận,…
Cafe
Cafe có tác dụng giúp cơ thể tỉnh táo, hoạt động và làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp thận yếu, việc dung nạp cafe sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng của thận, khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo các nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất có trong cafe làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, quá trình bài tiết của thận bị suy giảm,…
Nước muối
Nước muối khoáng hay nước chanh muối là các loại nước người bệnh cần tránh xa. Khi dung nạp những loại nước này sẽ khiến cơ thể bị thừa lượng natri và protein trong máu, khi được giải phóng qua đường nước tiểu sẽ tăng cao, từ đó dẫn đến thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Các biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ thận yếu
Tình trạng thận yếu nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như suy thận, sỏi thận, ung thư thận và những biến chứng nguy hiểm khác. Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị kết hợp với chế độ ăn uống điều độ điều.
Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sao để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
-
Kiểm soát tốt lượng đường huyết và huyết áp cơ thể
-
Dung nạp các thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bệnh, đồng thời giảm lượng muối và đạm trong khẩu phần ăn mỗi ngày để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
-
Đối với các trường hợp người bệnh thừa cân hay béo phì, nên luyện tập để giảm cân.
-
Xây dựng lối sống khoa học, đặc biệt trong thời gian điều trị bệnh tránh xa rượu, bia, thuốc lá.
-
Luyện tập, thể dục thể thao mỗi ngày 2 lần, tránh vận động quá sức.
-
Người bệnh không tự ý dùng thuốc điều trị nếu không có chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Trên đây là các loại nước giúp cải thiện chức năng thận, tuy nhiên các loại thức uống này không thể thay thế thuốc điều trị bệnh. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa làm xét nghiệm và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.