1. Thanh cua là gì?
Thanh cua có nguồn gốc từ Nhật Bản. Họ thường gói món ăn này là bột cá surimi hoặc cua giả vì tuy trong tên gọi có từ “cua”, nhưng thanh cua lại được làm từ thịt cá trắng phi lê xay nhuyễn, mang hỗn hợp này trộn với các loại gia vị rồi cố định tạo hình bằng tinh bột và trứng. Phần màu đỏ cam của thanh cua được tạo nên từ carmine, một chất phụ gia tạo màu từ thực phẩm. Còn hương vị của thanh cua được tạo ra bởi glutamate, hương liệu cua nhân tạo và mirin.
Hiện nay, thanh cua được sử dụng phổ biến ở khắp khu vực châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu thanh cua có xuất xứ từ Hàn Quốc và trở thành món ăn được yêu thích vì sự đẹp mắt và hương vị dễ dàng thưởng thức.
2. 5 món ăn được chế biến từ thanh cua
2.1. Sushi thanh cua
2.1.1. Nguyên liệu
– 300g gạo Nhật (hoặc gạo nếp dẻo)
– 120ml giấm gạo
– 10 miếng thanh cua
– 1 gói rong biển (khoảng 10 lá)
– 1 trái bơ
– 1 trái dưa leo
– Gia vị: Đường, nước tương, wasabi, gừng chua,…
2.1.2. Cách chế biến
Bước 1: Vo và nấu chín gạo. Sau đó, hòa tan giấm với 4 muỗng đường rồi đổ hỗn hợp lên cơm, trộn đều tay
Bước 2: Rã đông thanh cua, sau đó rửa sạch lại với nước
Bước 3: Rửa sạch bơ và dưa leo. Dưa leo cắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn. Bơ cắt đôi, lấy ruột.
Bước 4: Cuộn cơm, thanh cua, bơ, dưa leo bên trong lớp rong biển. Cuộn thật chặt để tránh tình trạng cuộn sushi bị bung ra. Cắt thành từng khúc vừa ăn rồi thưởng thức. kèm nướng tương wasabi và gừng chua.
2.2. Gỏi rong biển thanh cua
2.2.1. Nguyên liệu
– 50g rong biển khô
– 5 thanh cua
– 1 trái dưa leo
– 1/2 trái ớt xanh, 1/2 ớt đỏ
– 1 trái củ cải
– 3 muỗng nước tương
– 1 muỗng tỏi băm nhỏ
– 2 muỗng đường
– 3 muỗng giấm
– 1 muỗng dầu mè
– 1 muỗng gia vị muối
– 1 muỗng mè giã sơ
2.2.2. Cách chế biến
Bước 1: Ngâm rong biển trong nước đến khi rong nở thì vớt ra, sau đó thái thành sợi nhỏ
Bước 2: Rửa rồi thái nhỏ dưa leo, ớt xanh, ớt đỏ, củ cải
Bước 3: Rã đông thanh cua rồi xé sợi
Bước 4: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào tô hoặc thau, sau đó cho dầu mè, nước tương, giấm, tỏi băm, muối, mè vào trộn đều rồi thưởng thức.
2.3. Salad thanh cua
2.3.1. Nguyên liệu
– 2 củ rau xà lách
– Cà chua bi
– Bắp cải tím
– Bắp mỹ
– Sốt mayonnaise
– 50g thanh cua
2.3.2. Cách chế biến
Bước 1: Rửa sạch rau xà lách, cà chua, bắp cải tím và bắp mỹ. Bắp cải và bắp cải tím thái sợi. Luộc bắp rồi tách hột
Bước 2: Rã đông thanh cua rồi cắt thành khúc khoảng 2cm
Bước 3: Cho các nguyên liệu đã sơ chế vào tô, cà chua bi cắt đôi rồi cho sốt mayonnaise. Trộn đều dĩa salas rồi thưởng thức
2.4. Cơm chiên thanh cua ngũ sắc
2.4.1. Nguyên liệu
– 1/2 trái bắp mỹ
– 1/2 củ cà rốt
– 4 que thanh cua
– 1 quả trứng gà
– 1 chén cơm nguội
– Gia vị: Hành lá, bơ, dầu ăn, tiêu,…
2.4.2. Cách chế biến
Bước 1: Rửa sạch rồi thái hạt lựu cà rốt, thanh cua và hành lá
Bước 2: Trộn đều cơm với trứng rồi chiên lên
Bước 3: Bật bếp cho nóng chảo rồi cho bơ vào cho đến khi bơ tan chảy. Cho cơm vào đảo liền tay, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau khi cơm săn lại, cho các loại rau củ và thanh cua vào chiên. Đảo sơ rồi tắt bếp. Ăn kèm tương ớt sẽ ngon miệng hơn.
2.5. Trứng hấp thanh cua
2.5.1. Nguyên liệu
– 2 quả trứng
– 5 thanh cua
– 1 cây xúc xích
– 1/4 củ cà rốt
– Gia vị: Đường, muối, bột ngọt,…
2.5.2. Cách chế biến
Bước 1: Rửa sạch cà rốt. Thái nhỏ hạt lựu thanh cua, xúc xích và cà rốt
Bước 2: Đập 2 quả trứng rồi đánh đều
Bước 3: Cho các nguyên liệu vào trứng đã đánh. Cho vào nồi hấp cách thủy. Đổ nước ngập nửa thân tô rồi bắt đầu hấp.
*Lưu ý: Hấp cách thủy bằng tô sứ hoặc thủy tinh. Không dùng tô nhựa.
Ngoài ra, thanh cua có thể được sử dụng ăn kèm với các món lẩu hoặc bánh gạo tokbokki Hàn Quốc cay sẽ giúp tăng hương vị cho món ăn.
Thanh cua là một món ăn hấp dẫn, tuy nhiên món ăn này chứa khá ít những chất cần thiết cho cơ thể cũng như chứa nhiều natri, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai.