Thành Phần Biệt Lập Là Gì? Các Loại Thành Phần Biệt Lập Bạn Phải Biết

Advertisement

Một câu được cấu thành từ các thành phần chính và phụ. Trong đó có thành phần biệt lập mặc dù không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa của câu nhưng nó có tác dụng giúp người đọc, người nghe hiểu được câu chuyện. Và do đó đây là chủ điểm kiến thức mà mỗi học sinh cần phải nắm chắc. Qua nội dung sau đây chúng tôi cũng muốn giới thiệu kiến thức về thành phần biệt lập để các bạn có thể tham khảo. Mời các bạn đón đọc.

Thành phần biệt lập là gì?

Thành phần biệt lập là thành phần nằm trong cấu trúc câu nhưng lại không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu. Nó nằm hoàn toàn tách biệt để chỉ ý riêng nhưng cũng không phải là thừa. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đa phần chúng ta rất hay thường sử dụng câu có thành phần biệt lập.

Thành phần biệt lập góp phần làm cho câu trở nên đặc biệt, nổi bật hơn, đồng thời diễn đạt ý của người nói một cách rõ ràng và gây chú ý với người nghe. Vì thế, cần nhận biết rõ và hiểu về chúng để sử dụng sao cho đúng.

Các loại thành phần biệt lập

Có thể phân chia các thành phần biệt lập thành nhiều loại khác nhau gồm:

Thành phần tình thái

  • Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Vị trí thường linh hoạt, có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.

  • Các từ thường thể hiện trong thành phần tình thái nhưng thể hiện sự tin cậy thấp của người nói đối với sự việc là các từ gồm: dường như, hình như, có vẻ như

  • từ tình thái thể hiện sự tin cậy cao gồm: chắc chắn, chắn hẳn, chắc là…

    Cácthể hiện sự tin cậy cao gồm: chắc chắn, chắn hẳn, chắc là…

Ví dụ: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nhiều ( Trích tác phẩm Làng – Kim Lân)

Thành phần tình thái trong câu là có lẽ.

Thành phần cảm thán

Mục đích: Dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói như vui, khóc, buồn, cười…Nó thường nằm ở vị trí đầu câu.

Ví dụ: Ôi ! Cảnh hoàng hôn chiều nay mới đẹp làm sao.

Thành phần cảm thán là cụm từ Ôi.

Cách phân biệt thành phần cảm thán với dạng câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc

Đây là 2 dạng câu rất dễ gây hiểu lầm mà các bạn học sinh gặp phải. Hãy cùng mình xem qua hai ví dụ sau để phân biệt chính xác nha.

  • Ví dụ 1: Ôi,  hôm nay tôi vui quá!

  • Ví dụ 2: Ôi!  Hôm nay tôi vui quá!

Nếu xét về ngữ nghĩa thì hai câu trên có nghĩa hoàn toàn giống nhau, nhưng về cấu trúc ngữ pháp thì khác nhau hoàn toàn.

Chúng ta cần chú ý đến dấu trong 2 ví dụ trên, trong ví dụ 1 thì sau từ Ôi là dấu phẩy, nên là thành phần trong câu. Nên ta kết luận ví dụ 1 có sử dụng thành phần cảm thán.

Trong ví dụ 2 thì sau từ Ôi là dấu chấm than nên chia tổ hợp từ thành 2 câu độc lập nhau. Vì vậy ví dụ 2 là câu cảm thán hay câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc.

Từ 2 ví dụ trên, chúng ta cần lưu ý cách sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt, nếu dùng không hợp lý có thể làm ngữ pháp và cấu trúc câu thay đổi.

Thành phần gọi đáp

  • Thành phần gọi đáp dùng để dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

  • Nó không tham gia vào diễn đạt nghĩa của sự việc, chỉ có tác dụng phân chia vai vớ.

  • Nếu trong câu có các từ như này, dạ, thưa, ơi…Nhưng các từ này không có nghĩa diễn đạt nghĩa cho câu thì đó là thành phần gọi đáp.

Ví dụ: Này, bảo bác ấy cứ trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chút nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho phải hồn. 

Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn mấy húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì. (Trích tác phẩm Tắt Đèn – Ngô Tất Tố)

Trong ví dụ trên thì 2 từ là thành phần gọi đáp là từ này và từ vâng. Câu đầu sử dụng từ này là vai vế người bà hàng xóm lo lắng cho người chồng của chị Dậu. Còn câu sau sử dụng từ vâng là thể hiện vai vế nhỏ hơn.

Vì vậy, chúng ta cần phân biệt rõ vai vế, địa vị và mối quan hệ trước khi sử dụng các thành phần gọi đáp cho hợp lý nhất.

Thành phần phụ chú

Định nghĩa: Là thành phần biệt lập đã được thêm vào câu, để bổ sung cho một nét nội dung nào đó của câu. Khác với thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu, thành phần phụ chú thường đứng giữa hoặc cuối câu.

Mục đích: Nó dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu. Nó thường được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

Ví dụ: Trích một đoạn trong bài thơ Quê Hương của Giang Nam:

Cô bé nhà bên ( có ai ngờ đâu)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn( Thương thương quá đi thôi)

Trong ví dụ trên thì thành phần phụ chú đặt ở cuối câu và nằm trong dấu ngoặc đơn.

Dấu hiệu để nhận biết các thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập trong câu có thể dễ dàng nhận biết thông qua những dấu hiện dưới đây:

  • Thành phần tình thái: nhận biết qua thể hiện cách nhìn người nói đối với sự việc trong câu.
  • Thành phần cảm thán :nhận biết qua bộc lộ tâm lí trong câu.
  • Thành phần phụ chú: bổ sung chi tiết giúp cho nội dung chính rõ nghĩa và dễ hiểu hơn.
  • Thành phần gọi – đáp: nhận biết nhờ các mối quan hệ giao tiếp.

Hi vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã được trang bị đủ kiến thức về thành phần biệt lập và biết cách sử dụng thành phần này một cách chính xác và thích hợp trong việc nói và viết. Thư viện khoa học chúc bạn học tốt.

Advertisement

Rate this post

Viết một bình luận