Thành phần biệt lập là gì? Các loại thành phần biệt lập? Cách nhận biết thành phần biệt lập trong câu – Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

Thành phần biệt lập là gì? Các loại thành phần biệt lập? Cách nhận biết thành phần biệt lập trong câu

Cùng THPT Sóc Trăng tìm hiểu thành phần biệt lập là gì? các loại thành phần biệt lập? cách nhận biết thành phần biệt lập trong cậu,…

Thành phần biệt lập là gì? Đây là câu hỏi gây ra không ít khó khăn cho các em học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Hiểu được điều này, bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích nhất về thành phần biệt lập trong câu. Từ đó giúp học sinh tiếp cận với bài mới một cách tốt nhất, tránh nhầm lẫn trong quá trình học và làm bài trên lớp.

Thành phần biệt lập là gì?

Thành phần biệt lập có thể hiểu một cách đơn giản nhất là thành phần có trong câu nhưng không có nhiệm vụ biểu đạt ngữ nghĩa của câu.

Thành phần biệt lập là gì 

Ví dụ:

-Ái chà! Hôm nay Linh học bài chăm chỉ quá nhỉ!

Từ “ái chà” không có tác dụng biểu đạt ý nghĩa của câu mà chỉ dùng để bộc lộ cảm xúc, thái độ của người nói.

-Cả lớp mình ơi, hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu bài mới sớm hơn một chút nhé.

Từ “ơi” dùng để gọi và thu hút sự chú ý của người nghe, không có nghĩa trong câu.

Như vậy: Thành phần biệt lập là thành phần nằm trong cấu trúc câu nhưng lại không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu. Nó nằm hoàn toàn tách biệt để chỉ ý riêng nhưng cũng không phải là thừa. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, đa phần chúng ta rất hay thường sử dụng câu có thành phần biệt lập.

Thành phần biệt lập góp phần làm cho câu trở nên đặc biệt, nổi bật hơn, đồng thời diễn đạt ý của người nói một cách rõ ràng và gây chú ý với người nghe. Vì thế, cần nhận biết rõ và hiểu về chúng để sử dụng sao cho đúng.

Các loại thành phần biệt lập

Thành phần gọi đáp

Là thành phần biệt lập được dùng trong các câu gọi đáp, giúp duy trì mối quan hệ của chủ thể được đề cập trong câu.

Ví dụ:

-Minh ơi, tớ trả cậu cái bút này! -> Thành phần biệt lập là từ “ơi”

“Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi” -> Thành phần biệt lập là từ “hỡi”

Thành phần phụ chú

Là thành phần được bổ sung trong câu để bổ sung thông tin, liệt kê và chú giải để câu rõ nghĩa hơn. Thành phần phụ chú có thể được thể hiện dưới dạng một từ hoặc một câu. Được nhận diện bằng dấu phẩy “,”, dấu hai chấm “:”, dấu gạch ngang “-“ hay hai dấu ngoặc tròn ().

Ví dụ:

-Cô Hoa – cô giáo dạy Toán lớp em – vừa dịu dàng lại vừa dạy rất giỏi.

Thành phần phụ chú trong câu là “cô giáo dạy Toán lớp em”, được dùng để giúp người đọc, người nghe hiểu hơn cô Hoa là ai.

-Hoa Tulip (một loài hoa xuất xứ Trung Đông) luôn được coi là biểu tượng của đất nước Hà Lan xinh đẹp.

Thành phần phụ chú “một loài hoa xuất xứ Trung Đông” giúp bổ sung thêm thông tin về loài hoa Tulip và được đặt trong dấu ngoặc tròn.

-Bạn Mai, con cô Thúy, là học sinh giỏi nhất lớp em.

“Con cô Thúy” là thành phần phụ chú giúp người nghe hiểu hơn về bạn Mai và được đặt giữa hai dấu phẩy.

-Trong khu vườn, trăm hoa đua nở báo hiệu mùa xuân đang đến: hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa lan…

Sau dấu hai chấm là thành phần phụ chú “hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hoa lan” giúp liệt kê các loài hoa trong khu vườn.

Thành phần tình thái

Là thành phần biệt lập giúp thể hiện thái độ, cách nhìn nhận vấn đề, cảm xúc của người nói, người viết. Thể hiện qua các từ ngữ sau với mức độ tin cậy tăng dần: Dường như/ hình như/ Có vẻ như/ Có lẽ/ Chắc là/ Chắc hẳn/ Chắc chắn.

Ví dụ:

-Hình như trời sắp đổ cơn mưa to.

“Hình như” thể hiện sự không chắc chắn về việc trời mưa.

-Hôm nay chắc chắn Minh sẽ đến lớp, bạn ấy nói với mình như vậy

Từ “chắc chắn” thể hiện sự khẳng định của người nói về khả năng xảy ra ở mức rất cao của một sự việc nào đó

Thành phần cảm thán

Là thành phần biệt lập được thêm vào trong câu để giúp người nói, người viết bộc lộ các trạng thái cảm xúc và tâm lý của mình đối với sự vật, hiện tượng được đề cập đến.

-Chà, con gái mẹ Hoa khéo tay quá nhỉ, còn biết giúp mẹ nấu cơm cơ đấy.

“Chà” bộc lộ sự ngợi khen, ngạc nhiên của người nói

-Trời ơi, con mèo phá hỏng bộ sáp màu tớ mới mua rồi.

“Trời ơi” thể hiện sự ngỡ ngàng, tiếc nuối của người nói

-Chao ôi, bầu trời hôm nay mới trong xanh làm sao!

“Chao ôi” thể hiện sự ngạc nhiên của người nói

Một số lưu ý

1. Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

VD: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

2. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, mừng, buồn, giận…)

VD: Ồ, sao mà độ ấy vui thế!

3. Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

VD: Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

5. Điểm giống nhau và khác nhau giữa thành phần tình thái và cảm thán

[CHUẨN NHẤT] Các thành phần biệt lập là gì (ảnh 3)

Hai thành phần biệt lập là tình thái và cảm thán có nhiều điểm giống nhau và khác nhau, các bạn rất dễ nhầm lẫn giữa 2 thành phần này.

– Điểm giống nhau:

+ Đều không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.

+ Đều không tham gia vào cấu trúc ngữ pháp của câu.

– Điểm khác nhau:

+ Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

+ Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói trong câu.

Cách nhận biết thành phần biệt lập

Để nhận biết các thành phần biệt lập trong một câu, các em chú ý đến những dấu hiệu sau:

  • Thành phần tình thái: Dựa trên thái độ, cảm xúc, cách nhìn nhận vấn đề của người nói trong câu
  • Thành phần cảm thán: Dựa trên tâm lý, thái độ của người nói
  • Thành phần phụ chú: Nhận biết qua các dấu câu, giúp bổ sung thêm thông tin cho câu nói, có thể bỏ đi mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu
  • Thành phần gọi đáp: Dựa trên mối quan hệ giao tiếp trong câu

Bài tập về thành phần biệt lập

Bài tập 1

Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập có trong những câu sau:

1. Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.

2. Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!

3. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Đáp án

1. “Dường như”: thành phần tình thái thể hiện sự không chắc chắn

2. “Thưa ông”: thành phần gọi đáp

2.1  “vất vả quá”: thành phần cảm thán

3. “Tôi nghĩ vậy”: thành phần phụ chú

Bài tập 2

Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu văn dưới đây. Thay thế chúng bằng các từ khác và so sánh với cách dùng từ của người viết:

“Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”

(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)

“Có lẽ”: thành phần tình thái

Có thể thay thế bằng có vẻ, dường như, hình như.

Tác giả sử dụng từ “có lẽ” để thể hiện sự phỏng đoán của mình khi nhìn thấy biểu hiện của anh Sáu trong tác phẩm. Sắc thái của từ rất phù hợp với ngữ cảnh bởi mức độ tin cậy của câu phỏng đoán không cao. Tuy nhiên cũng không quá thấp bởi tác giả biết trước đó con anh đã nhiều lần khiến anh phải buồn lòng.

Bài tập 3

Tìm các thành phần biệt lập trong các ví dụ dưới đây:

a,

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

b, Chắc hẳn trận đấu tối nay giữa tuyển Việt Nam với tuyển Thái Lan sẽ thu hút đông đảo người xem và cổ vũ.

c, Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

d,

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

g, Thưa bác, con mới từ Hà Nội về thăm gia đình ta ạ!

h, Này, chuyện lớp mình đạt giải nhất là thế nào vậy?

e, Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Lời giải:

a, Thành phần tình thái (hình như) diễn đạt trạng thái mơ hồ, chưa xác định được trong khoảnh khắc giao mùa

b, Thành phần tình thái: diễn đạt sự phỏng đoán chưa chắc chắn ở trận đấu bóng

c, Thành phần phụ chú, từ kể cả anh được thêm vào làm rõ cho tập hợp “mọi người” được nói đến trong câu

d, Thành phần phụ chú: diễn đạt trạng thái bất ngờ, ngỡ ngàng khi cô bé hàng xóm là thanh niên xung phong (có ai ngờ) và cảm xúc khâm phục, yêu thương của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp của cô gái.

g, Thành phần gọi đáp: diễn đạt sự lễ phép trong giao tiếp với người hơn tuổi (thưa bác)

h, Thành phần gọi đáp: thu hút sự chú ý từ người nghe (này)

e, Thành phần tình thái: diễn tả sự nuối tiếc, vội vã của nhân vật khi thời gian ngắn ngủi sắp kết thúc

Mong rằng bài viết này đã giúp các em học sinh hiểu hơn về khái niệm thành phần biệt lập là gì. Đồng thời biết cách nhận diện và phân biệt giữa các thành phần biệt lập với nhau. Hãy nắm vững những kiến thức trên đây để vận dụng tốt nhất vào bài học nhé.

Các em học sinh có thể truy cập website THPT Sóc Trăng để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)

Rate this post

Viết một bình luận