Thấy lưỡi có 6 dấu hiệu này, cần đi gặp bác sĩ ngay!

Cái lưỡi không chỉ biết nói những điều bạn biết, mà ngay cả những điều bạn chưa biết về sức khỏe của mình, lưỡi cũng có thể nói ra!

 

 

Cần đi gặp bác sĩ nếu có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của lưỡi, hoặc đau kéo dài hơn một vài ngày ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Cần đi gặp bác sĩ nếu có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của lưỡi, hoặc đau kéo dài hơn một vài ngày ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

 

 

Lưỡi của người khỏe mạnh thường có màu hồng, với lớp phủ màu trắng mỏng và được bao phủ bởi nhiều gai nhỏ mịn.

 

Cần đi gặp bác sĩ nếu có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của lưỡi, hoặc đau kéo dài hơn một vài ngày, theo Cleveland Clinic.

 

Tiến sĩ Daniel Allan, bác sĩ từ Trung tâm Y tế Gia đình Cleveland Clinic (Mỹ), giải mã những dấu hiệu ở lưỡi.

 

1. Lưỡi có lớp phủ màu trắng hoặc đốm trắng

 

Lưỡi có màu trắng hoặc đốm trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh Leukoplakia.

 

Đây là bệnh mà các tế bào trong miệng phát triển quá mức, dẫn đến các mảng trắng trên lưỡi và bên trong miệng. Người hút thuốc lá thường mắc bệnh này.

 

Mặc dù bệnh Leukoplakia không nguy hiểm, nhưng điều nguy hiểm là bệnh này có thể dẫn đến ung thư.

Nếu gặp những dấu hiệu của bệnh này, nên đi gặp bác sĩ.

 

Mảng trắng còn là dấu hiệu của nấm miệng.

 

2. Lưỡi màu đỏ

 

Lưỡi đỏ có thể là dấu hiệu của:

 

• Suy tim

 

Bệnh nhân suy tim có lưỡi đỏ hơn với lớp phủ màu vàng.

 

Thành phần và số lượng vi khuẩn ở bệnh nhân suy tim cũng khác so với người không bệnh.

 

Nghiên cứu mới cho thấy hệ vi khuẩn ở lưỡi có thể giúp phát hiện, chẩn đoán và theo dõi lâu dài bệnh nhân suy tim.

 

• Sốt ban đỏ

 

Đây là bệnh nhiễm trùng khiến lưỡi có hình dạng giống như quả dâu tây – đỏ và sần sùi. Nếu bị sốt cao, đau họng và lưỡi đỏ, cần đi khám ngay, bác sĩ Allan cảnh báo.

 

• Bệnh Kawasaki

 

Bệnh này cũng có thể khiến lưỡi có hình dạng giống quả dâu tây. Thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và kèm theo sốt cao. Bác sĩ Allan khuyến cáo đây là bệnh nghiêm trọng cần đi khám ngay lập tức, theo Cleveland Clinic.

 

Lưỡi đỏ còn cơ thể do thiếu vitamin B12 hoặc a xít folic.

 

3. Lưỡi màu đen

 

Ở một số người, gai lưỡi nhô lên cao hơn bình thường. Vi khuẩn phát triển ở những gai này, làm chúng trông sẫm màu hoặc đen trông giống như lông, tiến sĩ Allan nói. Nhưng bệnh này không nghiêm trọng.

 

Trong một số ít trường hợp, lưỡi đen có thể do bệnh tiểu đường hoặc HIV, do dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị.

 

4. Lưỡi màu tím

 

Lưỡi có thể chuyển sang màu tím do lưu thông máu kém hoặc bệnh tim, theo Medical Today.

 

Lưỡi màu tím cũng có thể là dấu hiệu của bệnh Kawasaki. Đây là bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gây viêm mạch máu, cần phải đi khám ngay.

 

5. Lưỡi màu xanh da trời

 

Lưỡi có màu xanh có thể chỉ ra th

iếu ô xy trong máu. Nguyên nhân có thể do:

 

• Thiếu ô xy từ phổi

 

• Rối loạn về máu

 

• Bệnh về mạch máu

 

• Bệnh thận

 

Nồng độ ô xy trong máu thấp là nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, theo Medical Today.

 

Lưỡi xanh cũng có thể do bệnh chàm.

 

6. Lưỡi bị đau hoặc sần sùi

 

Những vết sưng đau trên lưỡi có thể là do:

 

• Loét

 

Bác sĩ Allan nói rằng nhiều người thỉnh thoảng vẫn bị loét lưỡi. Thường là do căng thẳng. Các vết loét thường lành mà không cần điều trị trong vòng 1 – 2 tuần.

 

• Ung thư miệng

 

Một khối u hoặc loét ở lưỡi không khỏi trong vòng 2 tuần có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.

 

Bác sĩ Allan lưu ý rằng nhiều bệnh ung thư miệng sẽ không bị đau trong giai đoạn đầu, vì vậy đừng nghĩ rằng không đau thì không sao, theo Cleveland Clinic.

 

Hãy canh chừng cái lưỡi của bạn!

 

Bác sĩ Allan khuyên mọi người nên kiểm tra lưỡi hằng ngày khi đánh răng. Bất kỳ sự đổi màu, u cục, vết loét hoặc đau nên được theo dõi và đi khám ngay nếu không khỏi trong vòng 2 tuần, theo Cleveland Clinic.

 

 

Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

 

Rate this post

Viết một bình luận